Luận Văn Hiện trạng tai biến trượt lở đất đá trên một số tuyến đường giao thông ở tỉnh cao bằng và vùng phụ c

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt: Trượt lở đất đá là một dạng tai biến tự nhiên xảy ra tương đối phổ biến ở vùng đồi núi Việt Nam, đặc biệt dọc theo các tuyến đường mới được xây dựng, các tuyến đường đang được mở rộng hoặc nắn thẳng. Hậu quả của trượt lở đất đá dẫn đến vùi lấp đường giao thông, đe dọa cuộc sống của các khu dân cư dọc theo tuyến đường và dưới chân các sườn dốc.
    Trên cơ sở các kết quả khảo sát thực địa, phân tích bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh và các tài liệu liên quan, bài báo đã phân tích hiện trạng trượt lở của 8 tuyến đường, trong đó đáng quan tâm là đoạn đường Nam Đèo Gió, nơi có nguy cơ vùi lấp 50 hộ dân. Bài báo cũng đã phân tích các nguyên nhân về địa chất, địa mạo, tân kiến tạo và nhân sinh tác động đến trượt lở đất đá trong vùng, đồng thời đề xuất một số giải pháp phòng tránh, khắc phục.





    I. MỞ ĐẦU
    Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới thuộc Đông Bắc Bộ. Phía bắc và đông bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 314 km; phía tây giáp Hà Giang; phía nam là Bắc Kạn và phía đông nam là Lạng Sơn. Chiều dài của tỉnh từ đông sang tây là 170 km, từ nam lên bắc 50-60 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6690,72 km2, dân số 514.600 người (Niên giám thống kê năm 2005) và được phân thành 11 huyện và 1 thị xã.
    Địa hình chủ yếu gồm các núi trung bình và núi thấp có độ cao từ 300 đến gần 2000 m, trong đó độ cao phổ biến từ 600 đến 900 m, bị phân dị, chia cắt mạnh mẽ và chịu tác động phá huỷ bởi một loạt các đới đứt gãy kiến tạo hiện đại như: đới đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên, đới đứt gãy sông Bắc Vọng, đới đứt gãy sông Quây Sơn, đới đứt gãy Tổng Cọt - Trà Lĩnh, v.v Các tuyến đường đi qua nhiều dạng địa hình khác nhau, nhiều đoạn phải san gạt, làm mất chân hoặc bạt các mái dốc tự nhiên, có những đoạn phải tôn bằng đất đắp; phổ biến hơn cả là cắt xẻ vào các sườn dốc tạo các vách dương có độ dốc lớn. Tất cả những tác động nói trên đã dẫn đến hình thành nhiều khối trượt dọc theo các tuyến đường trong tỉnh, gây thiệt hại nhiều về tài sản.
    Vào tháng 6/2005 [1], mưa lớn đã gây sạt lở đất trên các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã của tỉnh Cao Bằng. Tuyến quốc lộ 34 từ thị xã Cao Bằng đi qua các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc và Bảo Lâm đã bị sạt lở vách đường, sụt nền đường, thiệt hại ước tính 4,6 tỷ đồng. Các tuyến tỉnh lộ 205, 206, 207, 211, 212 cũng bị sạt lở vách, giá trị thiệt hại 2,5 tỷ đồng. Kè chống xói lở trên tuyến đường liên xã từ xã Hoa Thám đến xã Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình) dài gần 100 m bị hỏng nặng, ước tính thiệt hại đến 500 triệu đồng. Cũng trong năm 2005 [1], các công trình giao thông trên địa bàn toàn tỉnh bị sạt lở một khối lượng đất đá rất lớn, khoảng 160.000 m3, và trong 9 tháng đầu năm 2006 [2], khối lượng sạt lở gần 120.000 m3 và làm trôi 41 cầu dân sinh.
    Tháng 10/2006 và tháng 4/2007, các tác giả đã tiến hành hai đợt khảo sát thực địa về tai biến trượt lở đất, tai biến lũ quét, lũ bùn đá trong tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận. Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về hiện trạng và nguyên nhân trượt lở đất trên một số tuyến đường giao thông của tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận.
     
Đang tải...