Luận Văn Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Nghĩa Đàn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Nghĩa Đàn
    MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, là địa bàn phân bố dân cư, xã hội và an ninh quốc phòng. Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay (là một nước công- nông nghiệp) vấn đề sử dụng đất nông nghiệp như thế nào cho hợp lí luôn là vấn đề đặt ra cho Đảng và Chính phủ, làm thế nào vừa phải đảm bảo an toàn lương thực, đa dạng hoá nông nghiệp lại vừa phát triển được các ngành kinh tế khác. Huyện Nghĩa Đàn cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó.
    Nằm ở Tây Bắc tỉnh Nghệ An, trung tâm của vùng Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn là một huyện thuần nông, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong bối cảnh phát triển chung của đất nước, Nghĩa Đàn không chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp mà còn phát triển các ngành kinh tế khác. Với quĩ đất có hạn làm thế nào để đảm bảo được yên cầu trên. Sử dụng hợp lí đất nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết được yêu cầu đó.
    Là một người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nghĩa Đàn, từng chứng kiến nhiều sự đổi thay của quê hương mình và luôn mong muốn sẽ có nhiều sự đổi thay tốt đẹp hơn nữa.
    Chính vì vậy, em chọn đề tài “Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Nghĩa Đàn” với mong muốn tìm hiểu sâu những điều kiện kinh tế của huyện, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp cũng như xây dựng thêm kinh nghiệm trước khi thực hiện bài khoá luận sắp tới.
    II. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
    1.Mục đích, nhiệm vụ
    Tìm hiểu sâu các điều kiện phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là nguồn lực đất đai. Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, c¬ cÊu sö dông ®Êt n«ng nghiÖp vµ phương hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
    2.Giới hạn đề tài
    - Kh¸i qu¸t nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế-xã hội của huyện Nghĩa Đàn.
    - Tìm hiểu và đánh giá nguồn tài nguyên đất đai của huyện.
    - Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
    - Tìm hiểu phương hướng, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
    - Phạm vi lãnh thổ: Nghiên cứu địa bàn trên một thị trấn và 31 xã.
    III. Quan điểm nghiên cứu
    1. Quan điểm tổng hợp
    Áp dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lý đòi hỏi chúng ta có một cách nhìn tổng quát. Trong một lãnh thổ nhất định, các yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội, luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên một tổng thể thống nhất. Sự phát triển của sản xuất, của một ngành kinh tế, một đơn vị kinh tế chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy, khi nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, ta phải xem xét nó trong mối quan hệ đa chiều với các yếu tố khác.
    2. Quan điểm lãnh thổ
    Việc nghiên cứu địa lý phải gắn liền với một lãnh thổ nhất định và đặt nó trong mối quan hệ với lãnh thổ khác, các quan hệ nội vùng, ngoại vùng.

    3. Quan điểm lịch sử
    Các sự vật, hiện tượng đều phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Khi nghiên cứu đòi hỏi ta phải đặt nó trong cả quá trình phát triển với hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
    IV. Phương pháp nghiên cứu
    1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu.
    2. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu.
    3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
    3
    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn 1
    Lời mở đầu 2
    I. Lý do chọn đề tài 2
    II. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài 3
    1. Mục đích, nhiệm vụ 3
    2. Giới hạn đề tài 3
    III. Quan điểm nghiên cứu 3
    1. Quan điểm tổng hợp 3
    2. Quan điểm lãnh thổ 3
    3. Quan điểm lịch sử 4
    IV. Phương pháp nghiên cứu 4
    Chương I: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phát triển nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn 5
    I. Điều kiện tự nghiên và tài nguyên thiên nhiên 5
    1. Vị trí địa lý 5
    2. Địa hình 5
    3. Khý hậu 6
    4. Thuỷ văn 7
    5. Thổ nhưỡng 9
    6. Tài nguyên rừng 11
    II. Điều kiện kinh tế xã hội 12
    1. Dân cư và nguồn lao động 12
    2. Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật 14
    3. Đường lối, chính sách 16
    III. Khái quát về ngnàh nông nghiệp Nghĩa Đàn 17
    Chương II: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn 19
    A. Khái quát hiện trạng sử dụng đất đai huyện Nghĩa Đàn 19
    I. Đất nông nghiệp 19
    II. Đất lâm nghiệp 19
    III. Đất chuyên dùng 19
    IV. Đất ở 20
    V. Đất chưa sử dụng và sông suối đất đá 20
    B. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn 20
    I. Đất trồng cây hàng năm 21
    1. Đất ruộng lứa, lúa màu 22
    2. Đất lương rẫy 26
    3. Đất trồng cây hàng năm khác 28
    II. Đất vườn tạp 31
    III. Đất trồng cây lâu năm 33
    IV. Đất có dùng và chăn nuôi 39
    V. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 40
    Chương II: Phương hướng phát triển và các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn 42
    I. Phương hướng phát triển 42
    II. Các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất nông ghiệp huyện Nghĩa Đàn 44
    1. Giải pháp về vốn 44
    2. Các giải pháp về công nghệ 45
    3. Giải pháp về thị trường 46
    4. Các giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý sản xuất và các giải pháp khuyến khích sản xuất 46
    Kết luận 48
    Tài liệu tham khảo 49
     
Đang tải...