Thạc Sĩ "Hiện trạng sản xuất hoa lan và nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lan Hồ điệp ở t

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài 132 Trang

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây kinh tế nước ta dần dần đi lên để hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới, hiện nay với nhiều mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu như: cà phê, tiêu, điều, cao su, gạo sản xuất nông nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cùng với những thành tựu to lớn đạt được trong sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất hoa lan cũng có những bước tiến đáng kể. Ở một số nước trên thế giới ngành trồng hoa cây cảnh nói chung và hoa lan nói riêng là một ngành sản xuất công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

    Hoa lan thực sự trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, nó thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia trong đó Thái Lan có kim ngạch xuất khẩu hoa lan cắt cành năm 1987 là 21 triệu USD, năm 1990 26 triệu USD, năm 1991 là 30 triệu USD, Singapore thu lợi nhuận từ hoa cắt cành mỗi năm là 10 triệu USD.

    Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội Nhu cầu sử dụng hoa nói chung và hoa lan nói riêng cũng tăng nhanh, không chỉ dùng trong những dịp lễ tết như trước đây mà nhu cầu về hoa trong cuộc sống thường ngày của người dân cũng rất lớn, bên cạnh nhu cầu về số lượng cũng đòi hỏi ngày càng cao, số liệu thống kê cho thấy các loài hoa có chất lượng cao xuất hiện trên thị trường chủ yếu nhập từĐài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, được tiêu thụ nhiều nhất ở các đô thị, thành phố lớn. Điều này cho thấy sản xuất hoa ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người dân

    Trong những năm gần đây, một số loài lan lai được nhập nội ngày càng nhiều vào nước ta (Catteya, Phalaenopis, Dendrobium, Vanda ) trong đó lan Hồ Điệp có chất lượng cao, màu sắc đa dạng, cánh môi hấp dẫn được tiêu thụ mạnh nhất.

    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục hình viii

    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích, yêu cầu 3
    1.3. Ý nghĩa 3

    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    2.1. Giới thiệu chung về cây hoa lan 5
    2.2. Tình hình sản xuất lan trên thế giới và việt nam 30
    2.3. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và Việt Nam 33

    3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    3.1. Địa điểm và thời gian 40
    3.2. Vật liệu nghiên cứu 40
    3.3. Nội dung 42
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 43
    3.5. Xử lý số liệu 46

    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
    4.1. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng sản xuất hoa lan của tỉnh
    Khánh Hòa 47
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa 47
    4.1.2. Tài nguyên sinh vật, sinh thái và du lịch 48
    4.2. Hiện trạng sản xuất hoa lan tại tỉnh Khánh Hòa 48
    4.3. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác
    nhau trên nền phân bón Pomior (0,3%) đến tỷ lệ sống, khả năng sinh
    trưởng của giống phong lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm 58
    4.4. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón lá
    đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây lan HồĐiệp ở
    thời kỳ vườn ươm 64
    4.5. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của phân phức hữu cơ Pomior có nồng
    độ khác nhau đến sinh trưởng của cây lan con ở thời kỳ vườn ươm 68
    4.6. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón lá Pomior có
    nồng độ khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến tỷ lệ
    sống và sinh trưởng của lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm 71
    4.7. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu Ảnh hưởng phân bón lá Pomior có
    nồng độ khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến khả năng
    sinh trưởng của lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi 76
    4.8. Một số sâu bệnh hại chính 81
    4.9. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng lan Hồ
    Điệp ở thời kỳ vườn ươm 83
    4.10. Hiệu quả kinh tế của một số giá thểđến năng suất, giá trị kinh
    tế của lan Hồ Điệp ở vườn sản xuất 84
    4.11. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân Pomior
    có nồng độ khác nhau trên nền vi sinh Bảo Đắc 85

    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87
    5.1. Kết luận 87
    5.2. Đề nghị 88

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

    PHỤ LỤC 93
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...