Chuyên Đề Hiện trạng quản lý tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ 4
    2. TỔNG QUAN VỀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 6
    2.1. Lịch sử hình thành. 6
    2.2. Đặc điểm tự nhiên. 7
    2.2.1. Vị trí địa lý. 8
    2.2.2. Đặc điểm địa hình. 9
    2.2.3. Thổ nhưỡng. 10
    2.2.4. Khí hậu. 10
    2.2.5. Thủy văn. 12
    2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 13
    2.3.1. Dân số. 13
    2.3.2. Hành chánh. 13
    2.3.3. Xã hội 13
    2.3.4. Giao thông. 14
    2.3.5. Đặc điểm kinh tế. 14
    2.4. Tài nguyên thiên nhiên – sinh vật. 17
    2.4.1. Thực vật 17
    2.4.2. Động vật 20
    2.5. Vai trò, chức năng của rừng ngập mặn Cần Giờ. 21
    2.5.1. Vai trò sinh thái 21
    2.5.2. Vai trò kinh tế. 22
    2.5.3. Vai trò khác. 22
    3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 24
    3.1. Ban quản lý. 24
    3.1.1. Vị trí 24
    3.1.2. Mục đích. 24
    3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ. 25
    3.1.4. Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý. 25
    3.1.5. Nguyên tắc quản lý. 31
    3.2. Công tác quản lý về Nhà nước ở rừng ngập mặn Cần Giờ. 35
    3.2.1. Về lĩnh vực tạo hành lang pháp lý. 35
    3.2.2. Về lĩnh vực xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư 35
    3.2.3. Lĩnh vực chỉ đạo quản lý. 36
    3.3. Chính sách quản lý. 37
    3.3.1. Một số chính sách trong quá khứ và hiện tại 37
    3.3.2. Một số chính sách quản lý rừng trong tương lai 43
    4. KẾT LUẬN 48
    5. KIẾN NGHỊ. 49
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 51


    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong xu thế hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các nguồn tài nguyên bị khai thác một cách quá mức . Tài nguyên rừng cũng không ngoại lệ, đặc biệt là diện tích rừng ngập mặn . Theo một nghiên cứu Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) được đưa ra mới đây sự phá huỷ rừng ngập mặn trên thế giới đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn bốn lần so với rừng trên mặt đất. Cũng trong báo cáo này thì khoảng 35.500km[SUP]2[/SUP] rừng ngập mặn của thế giới - bao gồm cả hai dạng rừng trong đất liền và ngoài biển - đã bị mất từ năm 1980. Hiện có khoảng 150.000km[SUP]2[/SUP] rừng ngập mặn được tìm thấy tại 123 nước trên thế giới. Khu vực tập chung rừng lớn nhất trên thế giới là Indonesia (21%; Brazil có khoảng 9% và Úc là 7%).
    Mặc dù nghiên cứu hằng năm chỉ ra rằng sự biến mất của rừng ngập mặn đã giảm xuống 0,7%/năm nhưng theo nguyên cứu nếu tiếp tục khai thác một cách ồ ạt, không có chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn một cách hợp lí thì sự biến mất của các cánh rừng ngập mặn chỉ là vần đề thời gian.
    Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260 km, 12 đầm phá. Trong hệ đầm phá thì dải rừng ngập mặn có vai trò qua trọng về kinh tế cũng như xã hội. đặc biệt là trong bối cảnh sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng vai trò của rừng ngập mặn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Theo nguyên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu ước tính đến năm 2100 Việt Nam có thể bị mất 12,2% diện tích đất do biến đồi khí hậu, thiệt hại về kinh tế có thể lên tới 17 tỉ USD ( theo công bố báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và an ninh lương thực do Tổ chức Hành động viện trợ (ActionAid) 9/12/2008, tại Hà Nội). Chính những dự đoán đáng báo động trên làm cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
    Trong những năm gần đây nhà nước ta nói chung, cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của rừng ngập mặn. Một trong những thành quả đáng mừng cho việc ban hành các chính sách phát triển rừng ngập mặn tại thành phố Hồ Chí Minh là khôi phục thành công rừng ngập mặn Cần Giờ. Trong kháng chiến chống Mĩ người Mỹ đã biến rừng ngập mặn Cần Giờ thành "sa mạc mặn" bằng địa từ hàng chục nghìn quả bom, đạn và hàng triệu lít hóa chất khai hoang . Sau 22 năm, rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ đã bắt đầu hình thành và phát triển theo hướng đa dạng sinh học, và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đầu tiên của thế giới và cũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam. Việc khôi phục đã khó, công tác quản lí, duy trì, phát triển còn khó hơn dây không phải là trách nhiệm của cá nhân hay tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội, vì thế để biết rõ hơn về những khó khăn, thuận lợi mà công tác quản lí rừng ngập mặn Cần giờ ở thành phố Hố Chí Minh nói riêng và rừng ngập mặn trên cả nước nói chung gặp phải, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm phát triển hơn nữa về quy mô cũng như chất lượng rừng ngặp mặn chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ hiện trạng quản lí tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...