Luận Văn Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh gia lai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh gia lai​
    Information
    Hiện tại chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho khu dân cư xung quanh, gây dư luận cho cộng đồng. Các chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm là chất độc hại có trong rác y tế, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn, v.v. những người tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại đều có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ Sở Y Tế, những người bên ngoài làm việc thu gom chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.Các chất thải y tế này có chứa các chất hữu cơ nhiễm mầm bệnh ô gây nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường xung quanh bệnh viện ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.
    Gia Lai là một tỉnh miền núi phía bắc Tây Nguyên. Dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc, lượng dân nhập cư vào tỉnh ngày càng nhiều. Khí hậu 2 mùa, mùa mưa kéo dài, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, thường xảy ra các vụ dịch bệnh đặt biệt là trong các huyện vùng sâu, vùng xa gây áp lực cho ngành y tế của tỉnh. Điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các bệnh viện trong tỉnh hiện nay đều tiếp quản lại cơ sở của chế độ cũ, chưa được xây dựng lại. Hạ tầng cơ sở không có gì, không gian kiến trúc còn nhiều hạn chế. Phải đối đầu với những thách thức về mọi mặt như vấn đề thu gom và xử lý rác thải y tế chưa đạt tiêu chuẩn, không đúng qui định, chưa có hệ thống xử lý. Hiện trạng việc xử lý chất thải bệnh viện kém hiệu quả gây dư luận trong cộng đồng và đặt ra nhiều thách thứ đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường và y tế. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều vì có rất nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí đầu tư cho xử lý chất thải y tế là rất lớn, chưa kể chi phí cho sử dung đất, phương tiện thu gom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bào trì. Bên cạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao. Sự quan tâm của một số lãnh đạo còn chưa được đầy đủ, các giải pháp về xử lý chất thải còn chưa được đồng bộ và tuy đã có luật bảo vệ môi trường, qui chế quản lý chất thải nguy hại do thủ tướng chính phủ ban hành, qui chế chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành nhưng các văn bản pháp qui vẫn chưa thâm sâu vào đời sống.



    Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1. Tính cần thiết của đề tài
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    1.3. Nội dung đề tài
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    1.5. Ý nghĩa thực tiễn
    1.6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

    Chương 2: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI Y TẾ
    2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT THẢI Y TẾ
    2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
    a/ Chất thải y tế
    b/ Chất thải nguy hại
    c/ Chất thải y tế nguy hại
    d/ Quản lý chất thải y tế nguy hại
    e/ Thu gom
    f/ Vận chuyển
    g/ Xử lý ban đầu
    h/ Tiêu huỷ
    2.1.1.2. Cách xác định chất thải y tế
    2.1.2. Khuynh hướng phát thải chất thải y tế
    a/ Đối với chất thải y tế chung
    b/ Chất thải y tế nguy hại
    2.1.3. Nguồn và phân loại chất thải rắn y tế
    a/ Nhóm chất thải lâm sàng (clinical waste): bao gồm 5 phân nhóm khác nhau là:
    b/ Nhóm chất phóng xạ
    c/ Nhóm chất thải hoá học
    d/ Nhóm các bình chứa khí nén có áp suất
    e/ Nhóm chất thải sinh hoạt
    2.1.4. Khối lượng chất thải phát sinh
    2.1.5. Thành phần chất thải rắn bệnh viện
    2.2. Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khoẻ
    2.2.1. Tác hại của chất thải y tế lên sức khoẻ
    a/ Các rủi ro từ chất thải y tế
    b/ Các loại hình rủi ro
    c/ Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ
    2.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khoẻ cộng đồng
    a/ Ảnh hưởng của các loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
    b/ Ảnh hưởng của các chất thải hoá chất và dược phẩm
    c/ Những ảnh hưởng của các chất thải gây độc gen
    d/ Những ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
    2.2.3. Sự tồn lưu tác nhân gây bệnh trong môi trường

    Chương 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM
    3.1. Phân loại, thu gom chất thải bệnh viện
    3.2. Lưu trữ, vận chuyển chất thải y tế tới nơi tiêu huỷ
    3.3. Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế
    3.3.1. Thiêu đốt chất thải rắn y tế
    3.3.2. Chôn lấp chất thải y tế
    3.4. Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn y tế
     Những khó khăn chủ yếu là:
    3.5. Giới thiệu một số lò đốt hiện đang sử dụng tại Việt Nam

    Chương 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
    4.1. Sơ lược về tỉnh Gia Lai
    4.1.1.Vị trí địa lý
    4.1.2. Điều kiện khí hậu
    4.1.3. Dân số và môi trường
    a. Tốc độ tăng dân số
    b. Mật độ và phân bố dân cư
    c. Di cư
    d. Đói nghèo
    4.1.4. Y tế và môi trường
    4.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh
    4.2.1. Vài nét về ngành y tế của tỉnh Gia Lai
    4.2.2. Khối lượng và thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai
    4.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh
    a. Các nguồn phát sinh chất thải
    b. Phân loại và thu gom
    c. Lưu trữ, vận chuyển chất thải tới nơi tiêu hủy
    4.3. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế
    4.3.1. Chôn lấp
    4.3.2. Thiêu hủy
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...