Tiểu Luận Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Chất thải nguy hại đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu vì CTNH ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

    Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tương đối mới mẻ và đang khá bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Lượng phát thải CTNH lớn, là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hơn nữa, sự phát sinh CTNH ở Việt Nam rất đa dạng về nguồn cũng như chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn kém càng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý và xử lý.

    Trước sự gia tăng nhanh chóng của CTNH, công tác quản lý, xử lý hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, việc quản lý và xử lý chất thải không an toàn, đặc biệt là các loại CTNH, đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng như các điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các bãi rác không hợp vệ sinh, các bãi đổ chất thải của các nhà máy sản xuất .Vì vậy, quản lý và xử lý an toàn chất thải, đặc biệt là CTNH nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu tới sức khỏe con người là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

    Bên cạnh đó, sau một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh và tiêu thụ rất nhiều tài nguyên, tái chế chất thải và thu hồi tài nguyên từ chất thải đã trở thành một xu thế tất yếu. Để thực hiện tái chế CTNH, cần phải có các công nghệ hợp lý.

    Để góp phần vào công tác quản lý, xử lý CTNH, cần có cái nhìn tổng quát về hiện trạng công nghệ xử lý CTNH đang được sử dụng ở Việt Nam, tập trung vào các cơ sở xử lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép và xu hướng phát triển công nghệ trong thời gian tới



    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 4

    NỘI DUNG 5

    1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5

    2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM CTR VÀ CTNH 10

    3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CTNH 12

    4. LƯU GIỮ CTNH 14

    4.1 Các nguyên tắc tồn trữ chất nguy hại 14

    4.2 Kho lưu trữ chất thải rắn nguy hại 15

    4.3 Lưu trữ chất thải rắn nguy hại ngoài trời 19

    5. THỰC TRẠNG XỬ LÝ CTNH Ở VIỆT NAM 20

    6. CÔNG CỤ PHÁP LUẬT VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN

    LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 23

    6.1 CÔNG CỤ PHÁP LUẬT 23

    6.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật 23

    6.1.2 Một số tiêu chuẩn Việt Nam 24

    6.2 CÔNG CỤ KINH TẾ 25

    7. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHẤT NGUY HẠI Ở VN 27

    8. CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CTNH 30

    8.1. Kiểm toán chất thải nguy hại 30

    8.1.1. Kiểm toán việc phát sinh chất thải nguy hại 30

    8.1.2. Các giai đoạn thực hiện kiểm toán 31

    8.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn 32

    8.3. Sản xuất và tiêu thụ bền vững 32

    8.3.1. Sản xuất bền vững 32

    8.3.2. Tiêu thụ bền vững 33

    8.4. Tiết kiệm tài chính 34

    KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 35

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 36


    (Tiểu luận dài 36 trang)

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...