Tiểu Luận Hiện trạng phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản việt nam (bauxite - than)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục


    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3

    I. Khái niệm phát triển bền vững 3

    1. Định nghĩa 3

    2. Các thành phần 3

    3. Nguyên tắc phát triển bền vững 5

    II. Nguồn tài nguyên thiên nhiên và vai trò của

    nó đối với phát triển kinh tế 5

    1. Đặc điểm nguồn tài nguyên 5

    2. Tài nguyên và sự phát triển kinh tế 7

    PHẦN II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN V

    I. Tổng quan hiện trạng khai thác khoáng sản 8

    II. Khai thác Bô – xít 9

    1. Trữ lượng và thực trạng khai thác 9

    2. Dự án khai thác Bô – xit ở Tây Nguyên 10

    III. Khai thác than 15

    1. Trữ lượng và tình hình khai thác than 15

    2. Hiện trạng môi trường ngành than 18

    3. Tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 19

    từ khi thành lập Tổng Công than Việt Nam đến nay

    PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 22

    BỀN VỮNG NGÀNH KHAI KHOÁNG Ở VIỆT NAM.

    I. Giải pháp phát triển bền vững ngành khai khoáng 22

    II. Các ví dụ về thực tiễn khai thác bền vững ở các nước 27

    PHẦN IV: KẾT LUẬN 30


    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

    I. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

    1. Khái niệm

    "Sustainable development is development that meets the needs of the present without compromising the ability of future generations to meet their own needs ." (WCED).

    “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ."

    Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa . riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

    Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt) là một phát triển không bền vững.


    2. Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản :

    * Môi Trường Bền Vững: đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực. Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Tức là sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất. Trong hoạt động công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...