Luận Văn Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong rau xanh ở ngoại ô Thành Phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Rau xanh là thức ăn hằng ngày và rất cần thiết cho cơ thể con người, nhưng nếu
    trong rau xanh có hàm lượng kim loại nặng vượt mức giới hạn thì sẽ lm ảnh hưởng đến sức khoẻ
    con người. Chúng tôi nghiên cứu kim loại nặng có trong rau xanh ở địa bàn thuộc ngoại ơ thnh phố
    Hồ Chí Minh (TP.HCM) để biết mức độ kim loại nặng hiện diện trong rau.
    1. GIỚI THIỆU
    Hiện nay dân số gia tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta cần có nhiều lương
    thực, thực phẩm, cụ thể là cung cấp trong các bữa ăn hàng ngày. Rau cải không thể thiếu được, ông
    bà ta thường nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Rau cũng là nguồn thức ăn bổ dưỡng nuôi sống con
    người. Rau không những cung cấp một lượng lớn sinh tố A, B, C , mà còn cung cấp một phần các
    nguyên tố vi, đa lượng rất cần thiết trong cấu tạo tế bào. Rau còn là một nguồn dược liệu quý góp
    phần bảo vệ sức khoẻ cho con người. Nhưng nếu trong rau chứa một lượng lớn kim loại nặng thì sẽ
    gây hại cho con người.
    Chúng tôi đã nghiên cứu các xã thuộc ngoại ô TP.HCM như : xã Tân Thới Nhì, xã Bà Điểm, xã
    Xuân Thới Sơn, xã Xuân Thới Thượng, xã Thới Tam Thôn, xã Đông Thạnh thuộc huyện Hốc Môn;
    xã bình Chánh, xã Đa Phước, xã Qui Đức thuộc huyện Bình Chánh; xã Tân Phú Trung, xã Tân
    Thông Hội, xã Tân An Hội, xã Phước Thạnh thuộc huyện Củ Chi.
    Sau đây xin trình bày tính độc của một số kim loại nặng tồn dư trong rau cải.
    1.1. Tính độc của Kẽm (Zn)
    - Đối với cây trồng: Sự dư thừa Zn cũng gây độc đối với cây trồng khi Zn tích tụ trong đất quá
    cao. Dư thừa Zn cũng gây ra bệnh mất diệp lục. Sự tích tụ Zn trong cây quả nhiều cũng gây một số
    mối liên hệ đến mức dư lượng Zn trong cơ thể người và góp phần phát triển thêm sự tích tụ Zn
    trong môi trường mà đặc biệt là môi trường đất.
    - Đối với con người: Zn là dinh dưỡng thiết yếu và nó sẽ gây ra các chứng bệnh nếu thiếu hụt
    cũng như dư thừa. Trong cơ thể con người, Zn thường tích tụ chủ yếu là trong gan, là bộ phận tích
    tụ chính của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể, khoảng 2g Zn được thận lọc mỗi ngày. Trong
    máu, 2/3 Zn được kết nối với Albumin và hầu hết các phần còn lại được tạo phức chất với λ -
    macroglobin. Zn còn có khả năng gây ung thư đột biến, gây ngộ độc hệ thần kinh, sự nhạy cảm, sự
    sinh sản, gây độc đến hệ miễn nhiễm. Sự thiếu hụt Zn trong cơ thể gây ra các triệu chứng như bệnh
    liệt dương, teo tinh hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và một số triệu chứng khác.
    1.2. Tính độc của Đồng (Cu)
    - Đối với cây trồng: Theo kết quả nghiên cứu nhiều công trình cho thấy Cu có vai trò rất quan
    trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Cây trồng thiếu Cu thường có tỷ lệ quang hợp bất thường,
    điều này cho thấy Cu có liên quan đến mức phản ứng oxit hoá của cây. Lý do chính của điều này là
    trong cây thiếu chất Cu thì quá trình oxit hoá Acid Ascorbic bị chậm, Cu hình thành một số lớn chất
    hữu cơ tổng hợp với protein, Acid amin và một số chất khác mà chúng ta thường gặp trong nước
    trái cây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...