Tiểu Luận Hiện trạng ô nhiễm dầu tràn ở bờ biển miền trung

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    GIỚI THIỆU 3

    1. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TÍNH CỦA DẦU MỎ: 4
    3. NGUỒN GỐC CỦA Ô NHIỄM DẦU: 7
    3.1. Do tàu chở dầu bị tai nạn, đắm trên đại dương: 8
    3.2. Hoạt động của các hệ thống cảng biển trong vùng nước ven bờ: 9
    3.3. Do sự cố trên giàn khoan dầu: 10
    3.4. Ô nhiễm dầu do quá trình khai thác dầu trong thềm lục địa: 10
    3.5. Ô nhiễm dầu do quá trình chế biến dầu tại các cơ sở lọc dầu ven biển: 11
    3.6. Do rò rỉ, tháo thải trên đất liền: 11
    3.7. Do đánh đắm các giàn chứa dầu quá hạn: 11
    3.8. Do chiến tranh vùng vịnh: 12
    4. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DẦU TRÀN Ở BỜ BIỂN MIỀN TRUNG 13
    5. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ CỐ TRÀN DẦU Ở BỜ BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM 24
    5.1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý các vùng biển Việt Nam tới sự lan truyền dầu trên trên biển gây ô nhiễm môi trường. 25
    5.2. Nguyên nhân chính của sự cố tràn dầu bờ biển miền Trung Việt Nam. 27
    5.3. Một số đề tài khoa học nghiên cứu xác định nguyên nhân ô nhiễm dầu tại các tỉnh ven biển Việt Nam. 30
    6. ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM DẦU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ SINH VẬT: 34
    7. BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM DẦU: 37
    7.1. Xử lý dầu bằng phương pháp cơ học: 37
    7.2. Xử lý bằng phương pháp vi sinh 38
    7.3. Xử lý bằng phương pháp hóa học: 39
    8. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ: 41
    8.1. Kết Luận 41
    8.2. Kiến nghị 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


    GIỚI THIỆU

    Dầu mỏ(còn được gọi là “vàng đen”của Trái Đất) là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Dầu mỏ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia trên Thế Giới và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này.
    Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng này.Ngành công nghiệp dầu khí- khai thác dầu mỏ ở Việt Nam đã từng bước khẳng định được vị trí quan trọng,là đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế đất nước, đưa nước ta hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới. Hàng năm, ngành sản xuất dầu khí đã khai thác và cho ra sản lượng dầu đạt từ 10- 18 triệu tấn.
    Cùng với sự phát triển của ngành chế biến dầu, một trong những vấn đề được mọi người rất quan tâm hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường của các chất thải có nhiễm dầu. Các hiện tượng tràn dầu, rò rỉ dầu gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, như làm hủy hoại hệ sinh thái động thực vật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, .
    Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu . làm cho dầu và sản phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản. Số lượng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là sự cố tràn dầu.
    Với vị trí địa lí nắm trên tuyến đường hàng hải quốc tế, Việt Nam là trung gian vận chuyển dầu từ Trung Đông đến Nhật Bản và một số nước khác ở châu Á, nên hàng năm có hàng chục triệu tấn dầu được vận chuyển qua lãnh thổ đất nước.
    Đồng thời, Việt Nam đã và đang xây dựng các nhà máy lọc dầu với quy mô lớn, nguồn nguyên liệu dầu thô phục vụ cho hoạt động của nhà máy được mua và chuyên chở từ nhiều nước khác nhau vào Việt Nam với số lượng nhiều. Do đó, nguy cơ xảy ra sự cố dầu tràn ở các bờ biển Việt Nam ảnh hưởng tới môi trường là rất cao.
    Mặc dù Việt Nam chưa có các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất và trầm tích biển, song qua nghiên cứu và quan trắc cho thấy: môi trường biển đang bị biến động theo nhiều xu hướng xấu. Về môi trường trầm tích biển,theo chứng minh của các nhà môi trường biển thì hoạt động cảng biển làm ô nhiễm dầu là khó tránh khỏi. Điều này đã và đang gây sức ép, tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái biển. Việc xây dựng cảng biển,kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp liền kề, dẫn đến 359 ha rừng ngập mặn, 47ha bãi triều và hàng chục hécta cỏ biển đang bị phá huỷ bởi chất thải và dầu loang. Nếu nhìn chiều sâu, không phủ nhận sự cố tràn dầu không chỉ gây nhiễm bẩn đất và trầm tích biển mà còn tác động tiêu cực đến đời sống an sinh.
    Qua nhiều cuộc hội thảo, đề xuất của các đề tài nghiên cứu ô nhiễm môi trường biển đều đưa ra những khuyến cáo " khẩn cấp" bảo vệ an sinh cuộc sống. Tuy nhiên, ai cũng biết có hoạt động cảng biển là có ô nhiễm dầu. Nhưng ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm như thế nào không chỉ có bộ máy quản lý Nhà nước phát huy hiệu quả ngăn chặn, mà đây phải được coi là nghĩa vụ của cả cộng đồng.
    Trên thực tế, dầu tràn không rõ nguồn gốc đã từng xuất hiện nhiều lần nhiều nơi dọc bờ biển Việt Nam, nhưng thường quy mô nhỏ,mức độ ảnh hưởng ô nhiễm không sâu rộng.
    Gần đây nổi bật lên 1 sự việc đặc biệt nghiêm trọng đó là sự cố tràn dầu dọc bờ biển các tỉnh miền Trung Việt Nam vào cuối tháng 1 năm 2007, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...