Chuyên Đề Hiện trạng nguồn lợi thức ăn tự nhiên trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia vùng đồng bằng sông Cửu

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
    HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI THỨC ĂN TỰ NHIÊN TRONG CÁC KHU BẢO TỒN VÀ VƯỜN QUỐC GIA
    VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    NĂM 2011

    MỤC LỤC

    I. GIỚI THIỆU 3
    II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
    II.1. Thời gian và địa điểm thu mẫu: .4
    II.1.1. VQG Tràm Chim 5
    II.1.2. VQG U Minh Hạ 5
    II.1.3. KBTCQ Trà Sư 6
    II.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu 7
    II.2.1. Động vật nổi .7
    II.2.2. Thực vật nổi (tảo) .7

    III. KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 7
    III.1. Động vật thủy sinh 7
    III.1.1. Thành phần loài động vật thủy sinh giữa các KBT 7
    III.1.2. VQG Tràm Chim 10
    III.1.3. KBVCQ Trà Sư .15
    III.1.4. VQG U minh Hạ .19
    III.2. Thực vật nổi (tảo) .23
    III.2.1. Thành phần loài tảo ở các KBT .23
    III.2.2. VQG Tràm Chim 24
    III.2.3. KBVCQ Trà Sư .27
    III.2.4. VQG U Minh Hạ .29

    IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .31
    IV.1. Động vật nổi 31
    IV.2. Thực vật nổi 31
    V. TÀI LIỆU THAM KHẢO .32
    VI. PHỤ LỤC .32

    I. GIỚI THIỆU
    Cho đến nay, hệ thống khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên của Việt Nam gồm có 164 khu rừng đặc dụng: 30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan (KBVCQ), 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học và 3 khu bảo tồn biển (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế - IUCN Việt Nam 2008). Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, các khu bảo tồn và vườn quốc gia (VQG) thường được xây dựng trên các vùng đất ngập nước. Đây là những vùng đất có nhiều chức năng và giá trị rất quan trọng. Đất ngập nước này thường thường là bãi đẻ, môi trường ẩn náu lý tưởng cho các động vật thủy sản. Tuy nhiên đất ngập nước này đang bị thu hẹp lại chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất như đô thị hóa, khai phá để phát triển nông nghiệp. Do vậy, việc bảo tồn, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thuỷ sinh vật được đặt lên hàng đầu với sự tham gia của Việt Nam vào Một số công ước quốc tế như Công ước Ramsar năm 1971, Công ước Đa dạng Sinh (Convention on Biological Diversity hay CBD) năm 1992, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp năm 1975, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1994. Bên cạnh đó, Hiệp định hợp tác và phát triển bền vững lưu vực sông Mekong năm 1995 với sự tham gia của bốn quốc gia trong khu vực là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam nhằm mục đích cùng nhau bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý và bền vững.
    Cũng với mục tiêu trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học động vật thủy sản ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng đồng bằng song Cửu Long” đã và đang tiến hành tập trung tại VQG Tràm Chim, VQG U Minh Hạ và khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư.
    VQG Tràm Chim là vườn quốc gia đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam, nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông với tổng diện tích 7.588 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và Thị trấn Tràm Chim. VQG Tràm Chim có hơn 200 loài chim nước trú ngụ, trong đó có 16 loài đang bị đe doạ tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như sếu đầu đỏ (Grus antigone), ô tác (Houbaropsis bengalensis). Theo các công trình nghiên cứu trước đây, tại VQG Tràm Chim đã ghi nhận được 71 loài thực vật, 349 loài thực vật nổi, 96 loài động vật nổi, 29 loài động vật đáy, 24 loài côn trùng thuỷ sinh (Trần Triết và ctv, 2002) và 30 loài cá (Trần Thanh Xuân và ctv, 2000).

    KBVCQ Trà Sư có diện tích 845 ha, chỉ nhỉnh hơn 1/10 so với Tràm Chim, thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang là khu rừng nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia. Ngày 27-05-2003, tỉnh An Giang đã ra quyết định phê duyệt thành lập khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ rừng tràm và kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
    Vườn quốc gia U Minh Hạ là vùng rừng tràm trên đầm lầy than bùn tiêu biểu của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, có tổng diện tích 8.286 ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời. Tọa độ: Từ 9°12′30″ tới 9°17′41″ vĩ Bắc và 104°54′11″ tới
    104°59′16″ kinh Đông. Được thành lập năm 2006, trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi và được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào ngày 26/5/2009. Mục tiêu của việc thành lập là bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn, bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.
    Trong nội dung báo cáo này, chúng tôi chỉ trình bày các kết quả nghiên cứu về động vật nổi và thực vật nổi, được xem là những mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của thuỷ vực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...