Báo Cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai 2003

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và nằm trong Vùng Kinh tế Trọng điểm
    phía Nam, tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi:
    + Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương.
    + Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
    + Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận
    + Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh

    Theo niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2003, diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.894,73
    km2, dân số là 2.149.030 người, lực lượng lao động dồi dào (chỉ tính riêng trong tỉnh đã có
    1.007.217 người). Cộng với ưu thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú nên
    Đồng Nai đã đẩy nhanh được tốc độ phát triển kinh tế với ngành chủ lực là công nghiệp.
    Hiện nay, Đồng Nai là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển công
    nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

    Trong năm 2003, nền nhiệt độ trung bình của tỉnh có xu hướng giảm so với năm 2002, có
    tháng giảm còn 24,10C (thấp nhất trong 3 năm trở lại đây). Trong khi đó lượng mưa trung
    bình năm tăng cao, cá biệt vào tháng 9/2003 lượng mưa trung bình lên đến 681,4mm (cao
    nhất trong vòng 3 năm trở lại đây). Mực nước trên sông Đồng Nai tại thượng nguồn giảm so
    với các năm, mực nước thấp nhất ghi nhận được tại trạm Tà Lài tháng 12/2003 xuống chỉ
    còn 102,5m so với mặt nước biển, mức giảm mực nước thấp nhất trung bình so với 3 năm
    trở lại đây là 7m.

    Tỉnh Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chính, trong đó Tp. Biên Hoà là trung tâm chính trị,
    kinh tế, văn hoá của tỉnh. Ngoài ra còn các Tx. Long Khánh, huyện Long Thành, Nhơn
    Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú.
    Trong năm 2003, tổng GDP của tỉnh theo giá hiện hành là 20.111 tỷ đồng (tăng 16% so với
    năm 2002). Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 67,3% và khu vực kinh tế có vốn
    đầu tư nước ngoài chiếm 32,7%. Trong thành phần kinh tế trong nước, kinh tế ngoài quốc
    doanh chiếm tỷ trọng cao (gần 60%), trong đó kinh tế cá thể chiếm đến gần 70%.
    Trong GDP của tỉnh, ngành công nghiệp – xây dựng của tỉnh là 56,2% (với tốc độ tăng so
    với năm 2002 là 17%), ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 17,6% và ngành thương mại dịch
    vụ chiếm 26,2%. GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2003 là 9,35 triệu đồng (tăng 4%
    so với năm 2002).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...