Đồ Án Hiện trạng môi trường tại khu đô thị Việt Trì

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hiện trạng môi trường tại khu đô thị Việt Trì


    Phần I Đô thị hóa và mối quan hệ với môi trường


    1 Khái niệm đô thị hóa



    “Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị , tính theo tỉ lệ phần trăm giữa dân số hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực gọi là mức độ đô thị hóa. Hoặc tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian thì gọi đó là tốc độ đô thị hóa .”

    Nói một cách đầy đủ hơn thì đô thị hóa là một quá trình biến chuyển kinh tế - xã hội –văn hóa và không gian,gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội loài người , trong đó diễn ra các làng nghề mới, sự dịch chuyển cơ cấu lao động, sự dịch chuyển của lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức ranh rới hành chính và quân sự . Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hóa càng cao.


    2 Đặc điểm đô thị hóa ở nuớc ta


    Thời kỳ đầu: Là thấp do nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị kéo dài, nặng nề tính bao cấp cùng với chiến tranh nên tốc dộ đô thị hóa diễn ra chậm chạp . Có thời kỳ đô thị hóa diễn ra âm do di dân và di tản dân cư đô thị về nông thôn , về vùng kinh tế mới và do chiến tranh tàn phá cơ sở vật chất. Không gian đô thị luôn có sự đan xen và phát triển theo kiểu “da báo” giữa đô thị và nông thôn. Do vậy tính gắn bó truyền thống và cả huyết thống giữa đô thị và nông thôn khá rõ rệt và khác với nhiều nước . Và do đặc điểm , lối sống của người việt nam là thích ở gần nơi làm việc thích ở mặt đường nên các khu công nghiệp thường ở gần các nhà dân , nhà dân thừong ở mặt đường. Đồng thời tạo ra tính bảo thủ, giẳng dai giữa đô thị - nông thôn không phân biệt quá rõ ràng , lối sống nông thôn còn ngập tràn trong đô thị . Nông thôn có lúc còn “ chế ngự đô thị”. Do tốc độ đô thị hóa chậm nên tính thời gian cũng không mấy ý nghĩa , hàng thập kỷ trôi đi mà đô thị thì rất ít thay đổi .


    Thời kỳ kinh tế thị trường : Cơ chế kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần , theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với sự đổi mới về quan hệ quốc tế mở rộng đa phương . Chính sự biến đổi này đã kéo theo sự tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa của cả nước . Tỷ lệ đô thị hóa trung bình của cả nước là 31,6% .


    Các khu đô thị tại việt nam


    Các diễn biến của quá trình đô thị hóa cũng đang và đã đang có sự thay đổi. Đặc biệt tính “hội nhập” so với những thập kỷ trước tác động tới đô thị hóa sẽ khá mạnh mẽ nếu xu hướng pháp triển thuận lợi mà cụ thể là các dự án kinh tế về phát triển nông nghiệp – công nghiệp , pháp triển kết cấu hạ tầng , phát triển đào tạo và hợp tác khoa học công nghệ , phát triển giao lưu văn hóa và thể dục thể thao

    Tại Việt Nam, quá trình đô thị hoá cũng tuân theo quy luật của thế giới. Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, tỷ lệ đó sẽ đạt 56-60%, đến năm 2020 là 80%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...