Luận Văn Hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước từ năm 2005 đến 2009 và đề xuất giải pháp bảo vệ môi

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề

    Tỉnh Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Bình Phước là tỉnh nối tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 và tọa độ địa lý: Từ 11017’ đến 12019’ vĩ độ Bắc và từ 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông.

    Trong quá trình Phát triển kinh tế, các hoạt động kinh tế xã hội, làm chất lượng môi trường của tỉnh ngày càng có xu hướng suy giảm và diễn biến phức tạp hơn. Tỉnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cần giải quyết như:

    - Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm cục bộ do nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất không qua xử lý mà thải trực tiếp xuống hệ thống sông suối.
    - Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp (chế biến hạt điều, cao su, bột mì, bột giấy và khai thác đá Xây dựng ), hoạt động Xây dựng trên địa bàn tỉnh.
    - Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn không được thu gom triệt để, hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp.
    - Tài nguyên đất bị thoái hóa, bạc màu, xói mòn do phương thức canh tác lạc hậu.
    - Suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng Sinh học do khai thác, đốt phá rừng, nhu cầu đất đai cho trồng trọt

    2. Mục đích và nội dung đề tài

    2.1 Mục đích đề tài

    Đồ án nêu lên sự tương tác qua lại giữa các lĩnh vực kinh tế Xã hội với các thành phần môi trường; nêu lên hiện trạng các thành phần môi trường tỉnh Bình Phước. Từ đó, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp để bảo vệ môi trường.

    2.2 Nội dung của đề tài

    · Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế Xã hội của tỉnh bình phước
    · Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường tỉnh Bình Phước
    - Hiện trạng môi trường nước
    - Hiện trạng môi trường không khí
    - Hiện trạng môi trường đất
    · Đánh giá tác động ô nhiễm đến môi trường
    · Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường

    2.3 Giới hạn đề tài

    Dự án đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm từ 2005-2009 là một dự án lớn của tỉnh. Nên đòi hỏi phải có thời gian dài và nguồn nhân lực. Hơn thế nửa, dự án gặp khó khăn trong quá trình thu thập số liệu.
    Do trong khuôn khổ của luận văn của một sinh viên với thời gian có hạn nên đề tài không thể đánh giá hết mọi vấn đề môi trường của tỉnh nên trong báo cáo chỉ đánh giá giá được hiện trạng môi trường nước, không khí, đất của tỉnh Bình Phước.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp thu thập thông tin: Tổng hợp và phân tích nghiên cứu có liên quan để thu thập các thông tin cần thiết.
    - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan, Internet và các dự án, đề tài có liên quan.
    - Phương pháp xử lý số liệu: Nhập các thông tin đã thu thập được vào phần mềm Excel, xử lý và đưa ra bảng số liệu, dựa vào các bảng số liệu và biểu đồ để phân tích và đánh giá.
    - Phương pháp so sánh: Sử dụng các số liệu thu thập được để so sánh và rút ra nhận xét.
    - Phương pháp đánh giá: dựa trên các số liệu đã thu thập và phân tích được để đánh giá và nhận xét vấn đề.


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- kinh tế - Xã hội

    1.1 Điều kiện tự nhiên
    1.1.1 Vị trí Địa lý
    1.1.2 Địa hình
    1.1.3 Đặc trưng khí hậu
    1.2 Tăng trưởng kinh tế
    1.2.1 Tình hình Phát triển kinh tế và cơ cấu phân bổ các ngành
    1.1.2 Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP của toàn tỉnh đối với các ngành
    1.2.2 Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống Xã hội và môi trường
    1.3 Văn hóa – Xã hội

    CHƯƠNG 2:HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH

    2.1 Hiện trạng môi trường nước
    2.1.1 Môi trường nước mặt
    2.1.1.1 Tài nguyên nước lục địa
    2.1.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt
    2.1.1.3 Diễn biến ô nhiễm nước mặt lục địa
    2.1.2 Môi trường nước ngầm
    2.1.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm
    2.1.2.1 Diễn biến ô nhiễm nước ngầm
    2.2 Hiện trạng môi trường không khí
    2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí
    2.2.2 Diễn biến ô nhiễm không khí
    2.2.2.1 Hàm lượng bụi
    2.2.2.2 Hàm lượng khí NO2
    2.2.2.3 Hàm lượng khí SO2
    2.2.2.4 Hàm lượng khí CO
    2.2.2.5 Hàm lượng khí NH3
    2.2.2.6 Hàm lượng hơi Pb
    2.2.2.7 Nhiệt độ
    2.2.2.8 Độ ẩm
    2.2.2.9 Độ ồn
    2.3 Hiện trạng môi trường đất
    2.3.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất
    2.3.2 Diễn biến ô nhiễm đất

    CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

    3.1 Tác động đến sức khoẻ con người
    3.1.1 Tác động tổng hợp của ô nhiễm môi trường
    3.1.2 Tác động do ô nhiễm môi trường nước
    3.1.2.1 Nước mặt
    3.1.2.2 Nước ngầm
    3.1.3 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí
    3.1.4 Tác động do ô nhiễm môi trường đất
    3.2 Tác động ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - Xã hội
    3.2.1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước
    3.2.2 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí
    3.2.3 Tác động do ô nhiễm môi trường đất
    3.3 Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái
    3.3.1 Tác động do ô nhiễm môi trường nước
    3.3.2 Tác động do ô nhiễm môi trường không khí
    3.3.3 Tác động do ô nhiễm môi trường đất

    CHƯƠNG 4:ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

    4.1 Các vấn đề cần được ưu tiên thực hiện
    4.1.1 Các vấn đề ưu tiên
    4.1.2 Nguyên nhân tồn tại các đề cần thực hiện
    4.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường
    4.3.1 Giải pháp bảo vệ môi trường đối với các vấn đề cần được thực hiện
    4.3.2. Đề xuất chiến lược, kế hoạch thực thi các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường

    CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1 Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...