Thạc Sĩ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ TÌNH HÌNH BỆNH TRONG AO ƯƠNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus-Sauvage, 187

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ TÌNH HÌNH BỆNH TRONG AO ƯƠNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus-Sauvage, 1878) Ở 3 HUYỆN: TÂN CHÂU, CHÂU PHÚ VÀ PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CÁM ƠN .ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC VIẾT TẮT viii
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRA 3
    1.1.1. Sơ lược về hình thái và hệ thống phân loại: 3
    1.1.2. Sự phân bố . 5
    1.1.3. Đặc điểm sinh thái . 5
    1.1.4. Tập tính dinh dưỡng . 5
    1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng . 6
    1.1.6. Đặc điểm sinh sản 7
    1.2. NGHỀ NUÔI CÁ DA TRƠN Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM . 8
    1.2.1. Nghề nuôi cá da trơn ở thếgiới 8
    1.2.2. Tình hình ương nuôi cá tra ở Việt Nam 10
    1.2.2.1. Tình hình ương cá tra giống 10
    1.2.2.2. Tình hình nuôi cá tra thương phẩm . 11
    1.2.3. Tình hình nuôi cá tra thương phẩm ở An Giang . 15
    1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TRÊN CÁ DA TRƠN . 16
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá da trơn ở thế giới 16
    1.3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá tra ở ĐBSCL 17
    1.3.3. Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá tra ở tỉnh An Giang: . 20
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
    2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỠNG NGHIÊN CỨU . 22
    2.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 22
    2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp 22
    2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp 22
    2.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 23
    2.3.1. Số mẫu và phân bố số mẫu điều tra 23
    2.3.2. Phương pháp phỏng vấn . 23
    2.4. Phương pháp xử lý số liệu 23
    Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
    3.1. NGHỀ ƯƠNG CÁ TRA GIỐNG TRONG AO Ở AN GIANG . 25
    3.2. HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ TRA GIỐNG Ở VÙNG ĐIỀU TRA . 26
    3.2.1. Thông tin về ao ương . 26
    3.2.1.1. Diện tích và số lượng ao của các hộ ương: 26
    3.2.1.2. Thời gianth ả và số vụ thả ương cá tra bột trong năm 27
    3.2.2. Kỹ thuật ương cá tra từ cá bột lên cá giống trong ao đất . 28
    3.2.2.1. Tẩy dọn ao trước đợt ương 28
    3.2.3.2. Gây nuôi thức ăn tự nhiên . 29
    3.2.3.3. Cá bột, vận chuyển và thả giống . 30
    3.2.3.4. Thức ăn và cách cho cá ăn 33
    3.2.3.5. Các biện pháp quản lý chất lượng môi trường nước . 35
    3.2.3.6. Các biện pháp quản lý sức khỏe cá tra ương 38
    3.2.3.7. Thời gian ương, tỷ lệ sống và kích cỡ thu hoạch cá giống . 39
    3.2.3.8. Tiêu thụ cá giống 40
    3.2.3.9. Hiệu quả kinh tế 41
    3.2.3.10. Những khó khăn và định hướng phát triển của hộ ương 42
    3.3. TÌNH HÌNH BỆNH Ở CÁC AO ƯƠNG CÁ TRA GIỐNG 43
    3.3.1. Những loại bệnh thường gặp ở cá tra giống tại vùng điều tra . 43
    3.3.2. Dấu hiệu chính của các bệnh thường gặp trong ao ương cá tra giống . 44
    3.3.2.1. Dấu hiệu bệnh xuất huyết 44
    3.3.2.2. Dấu hiệu bệnh trắng gan trắng mang . 45
    3.3.2.3. Dấu hiệu bệnh gan thận mủ 46
    3.3.2.4. Dấu hiệu bệnh “ lắc đầu” 47
    3.3.3. Thời gian xuất hiện của một số bệnh thường gặp ở cá tra giống . 48
    3.3.4. Tác hạicủa các loại bệnh . 49
    3.3.5. Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh cá tra giống ở các hộ ương 49
    3.3.6. Dùng thuốc trong công tácđiều trị bệnh ở cá tra giống 51
    Chương 4 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 57
    Tài liệu trong nước 57
    Tài liệu nước ngoài 60
    PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ XỬ LÝ MỘT SỐ DỮ LIỆU 63
    PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA . 70
    PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯ DÂN . 72
    PHỤ LỤC 4: THÔNG TIN VỀ HỘ ƯƠNG . 82
    PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH CÁC HỘ ĐIỀU TRA 83

    LỜI NÓI ĐẦU
    Cá tra là đối tượng được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành trong
    khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là các tỉnh nằm ven sông
    Tiền và sông Hậu. Sản lượng cá tra của ĐBSCL chiếm trên 95% sản lượng cá da
    trơn của cả nước.
    Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu cá tra có tốc độ tăng trưởng khá
    cao và đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chỉ
    đứng sau tôm sú).
    Do áp dụng được kỹ thuật tiên tiến vào nuôi trồng nên sản lượng và năng
    suất nuôi cá tra không ngừnggia tăng, Bên cạnh đó công nghệ sản xuất giống đã
    hoàn thiện nênđã chủ động sản xuất giống cá tra cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi
    thương ph ẩm của vùng. Hiện nay, cá tra chủ yếu được xuất khẩu ở dạng sản phẩm
    đông lạnh, các mặt hàng cá tra chế biến của vùng ĐBSCL đã thâm nhập được nhiều
    thị trường trên thế giới, trong đó có cả những thị trường đòi hỏi tiêu chu ẩn kỹ thuật
    khắt khe như EU và Mỹ.
    Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
    cá tra ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, môi trường và thị
    trường tiêu thụ. Hầu hết người dân phát triển nuôi cá tự phát, ương nuôi với mật
    độ quá cao trong khi chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ (xử lý nước thải, chất
    th ải, .) dẫn đến cá nuôi rất dễ bịdịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả
    sản xuất.
    Trong lĩnh vực sản xuất giống cá tra, một số cơ sở sản xuất do mục đích
    chạy theo lợi nhuận nên chưa thật sự quan tâmvề chất lượng của đầu ra sản
    phẩm, tỷ lệ sống có chiều hướng suy giảm. Dịch bệnh trên cá tra xảy ra thường
    xuyên và khó điều trị,gây ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và
    làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của ngư dân ương nuôi cá.
    Nhằm tìm hiểu về hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh của mô hình ương
    cá Tra giống để đề xuất một số giải pháp phát triểnhơp lý và hiệu quả, được sự
    đồng ý của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Nha Trang, tôi thực hiện
    đề tài: “ Hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh trong ao ương giống cá tra
    (Pangasianodon hypophthalmus- Sauvage, 1878) ở3 huyện: Tân Châu, Châu
    Phú và Phú Tân-Tỉnh An Giang “.
    Đề tài thực hiện với những nội dung chính:
    1. Nghề ương cá tra giống trong ao đất tại An Giang.
    2.Hiện trạng kỹ thuật ương cá tra giống (từ cá bột lên cá giống cỡ 3
    phân).
    3. Tình hình bệnh ở cá tra giống khi ương nuôi trong ao đất và phân tích
    một số yếu tố kỹ thuật có liên quan tới tần số xuất hiện bệnh.
    Kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp các thông tin về kỹ thuật và tình
    hình bệnh của nghề ương cá tra giống tại tỉnh An Giang, đồng thời là cơ sở khoa
    học cho ngành Nông nghiệp & PTNT tỉnh An Giang đề ra các giải pháp phát
    triển nghề ương cá tra giống trong thời gian tới.
    Mặc dầu bản thân đã hết sức cố gắng tổng hợp các tài liệu có liên quan và
    đầu tư nghiên cứu, xử lý số liệu nhằm mục tiêu thực hiện tốt các nội dung nghiên
    cứu của đề tài, nhưng do khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chếnên đề tài
    không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô và
    các bạn đồng nghiệp.

    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRA
    1.1.1. Sơ lược về hình thái và hệ thống phân loại:
    Cá tra có thân dài, da không có vảy, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng
    rộng, có 2 đôi râu dài, mắt nhỏ, có cơ quan hô hấp phụ là bóng hơi, cá cũng có
    th ể hô hấp bằng da nhưng phải giữ da đủ độ ẩm.


    Cá tra thuộc bộ Siluriformes, đây là một bộ cá rất đa dạng trong nhóm cá
    xươnggồm 36 họ, 477 giống, 3088 loài phân bố rộng khắp trên thế giới [24]. Các
    loài cá trong b ộ này dao động khá mạnh về kích thước và các hình thức sinh sống, từ
    loài nặng nhất là cá tra dầu(Pangasius gigas) ở ĐôngNam Átới loài dài nhất là cá
    nheo châu Âu(Silurus glanis), hay những loài chỉ ăn xác các sinh vậ t chết ở lớp
    nước đáy, hay các loài cá ký sinh nhỏ bé như Vandellia cirrhosa . [32].
    Đã có nhiều định danh khoa học khác nhau của cá tra dựa trên cơ sở
    những tài liệu các tác giả nước ngoài mô tả cá ở các khu hệ cákhác nhau như:
    - Pangasius pangasius(non Hamilton, 1822)
    - Pangasius hypophthalmus(Sauvage, 1878)
    - Helicophagus hypophthalmus(Sauvage, 1878)
    - Pangasianodon hypophthalmus(Sauvage, 1878)
    - Pangasius pleurotaenia(non Sauvage, 1878)
    - Pangasius sutchi(Fowler, 1937).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu trong nước
    [1]. Nguyễn Tường Anh, Nguyễn Hữu Thanh và Trần Minh Anh (1979),
    Sinh sản nhân tạo cá tra ở Thái Lan, Tập san KHKT, Đại học học Nông nghiệp
    IV, Thành phố Hồ Chí Minh, 2: 128-135.
    [2]. Nguyễn Chính (2005), Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong
    nuôi cá tra thâm canh ở An Giang và Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp cao học
    NTTS, Trường Đại học Cần Thơ.
    [3]. Trần Anh Dũng (2005), Khảo sát các tác nhân gây bệnh trong nuôi cá tra
    (Pangasius hypophthalmus)thâm canh ở tỉnh An Giang, Luận văn tốt nghiệp
    Thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.
    [4]. Từ Thanh Dung & ctv (2004), Xác định vi khuẩn gây bệnh trắng gan trên
    cá tra (Pangasius hypophthalmus), Tạp chí Khoa học năm 2004, Trường Đại học
    Cần Thơ. Q 1, 137-142.
    [5]. Huỳnh Trường Giang (2008), Biến động các yếu tố môi trường trong ao
    nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthhalmus) thâm canh ở An Giang, Tạp chí
    Khoa học năm 2008, Trường Đại học Cần Thơ.
    [6]. Nguyễn Đức Hiền (2008), Giải pháp giúp tăng hiệu quả điều trị các bệnh
    nhiễm khuẩn trên cá tra, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Trường Đại học Cần
    Thơ.
    [7]. Lê Lệ Hiền (2008), Phân tích tình hình cung cấp và sử dụng giống cá tra
    (Pangasianodon hypophthalmus) ở ĐBSCL, Lu ận văn tốt nghiệp cao học NTTS,
    Trường Đại học Cần Thơ.
    [8]. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội
    (2004), Bệnh học Thủy sản, NXB N ông nghiệp, Hà Nội.
    [9]. Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Mai Thy, Nguyễn Thanh Phương và
    Đặng Thị Hoàng Oanh (2006), Khảo sát sự nhiễm ký sinh trùng trên cá tra
    (Pangasius hypophthalmus) nuôi thâm canh ở tỉnh An Giang, Đề tài nghiên cứu
    cấp trường, Trường Đại học Cần Thơ.
    [10]. Nguyễn Văn Ngô (2009), Phân tích ngành hàng cá tra (Pangasianodon
    hypophthalmus) ở tỉnh Đồng Tháp, Luận văn tốt nghiệp cao học NTTS, Trường
    Đại học Cần Thơ.
    [11]. Hà Ký, Bùi Quang Tề và Nguyễn Văn Thành (1992), Chuẩn đoán và
    phòng trịmột số bệnh trên cá tra, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    [12]. Lê Quốc Khánh (2010), Cá da trơn: Lợi thế cần được hỗ trợ đúng mức. (
    Cập nhật 22/6/2010), URL: http://www.thotnot.vn
    [13]. Phạm Văn Khánh (1996), Sinh sản nhân tạo và nuôi cá tra Pangasius
    hypo-phthalmus (Sauvade 1878) ở ĐBSCL, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học nông
    nghiệp, Đại học Thủy sản Nha Trang.
    [14]. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Định loại cá n ước
    ngọt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.
    [15]. Hứa Thị Phượng Liên (1998), Nghiên cứu bệnh vi khuẩn trên cá ba sa, cá
    tra tại An Giang và biện pháp phòng trị, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp
    tỉnh. Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường, An giang.
    [16]. Lý Thị Thanh Loan (2009), Thông tin về bệnh trắng gan trắng mang trên
    cá tra nuôi ở ĐBSCL, Viện Nghiên Cứu NTTS II, TP Hồ Chí Minh.
    [17]. Lê Anh Tuấn (2008), Nước cho nuôi trồng thủy sản trong chiến lược qui
    hoạch thủy lợi đa mục tiêu ở ĐBSCL, Tạp chí Khoa học năm 2008, Trường Đại
    học Cần Thơ. 2, tr 205-209.
    [18]. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), Cơ sở khoa học và kỹ
    thuật sản xuất cá giống, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
    [19]. Bùi Quang Tề (2001), Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở
    ĐBSCL và các giải pháp phòng trị chúng , Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại
    học Khoa học Tự nhiên, TP HCM.
    [20]. Nguyễn Quốc Thịnh, Từ Thanh Dung, Feguson H.W. (2004), Nghiên
    cứu mô bệnh học cá tra (Pangasius hypophthalmus) bị bệnh trắng gan, Tạp chí
    Khoa học năm 2004, Đại học Cần Thơ.
    [21]. Nguyễn Quốc Thịnh (2006), Điều tra đánh giá ảnh hưởng việc sử dụng
    thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi đến tình hình bệnh trên cá tra (Pangasius
    hypophthalmus), Đề tài nghiên cứu cấp trường, Trường Đại học Cần Thơ.
    [22]. Huỳnh Thị Tú, Trần Văn Nhì, Trần Văn Bùi, Trần Thị Thanh Hiền và
    Nguyễn Thanh Phương (2006), Tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho cá tra
    (Pangasius hypophthalmus) nuôi trong ao và bè ở An Giang, Tạp chí Khoa học
    năm 2006, Trường Đại học Cần Thơ. Q 1, tr 152-159.
    [23]. Mai Văn Tàivà ctv (2004), Điều tra đánh giá các loại thuốc và chế phẩm
    sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đề xuất các giải pháp quản lý,
    Báo cáo tóm tắt thực hiện đề tài cấp Nhà nước.
    [24]. Nguyễn Văn Thường (2008). Tổng quan dẫn liệu về định loại cátra
    (Pangasianodon hypophthalmus)phân bố ở vùng hạ lưu sông MêKông, Tạp chí
    Khoa học năm 2008, Trường Đại học Cần Thơ.
    [25]. Mai Đình Yên, Nguy ễn Văn Trọng, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan
    (1992), Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ, NXB Khoa học-Kỹ thuật, Hà
    Nội.
    [26]. Dương Thúy Yên (2006), Khảo sát tình hình sản xuất cá da trơn giống
    Pangasius ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp,Đề tài nghiên cứu cấp trường,
    Trường Đại học Cần Thơ.
    [27]. Dương Thúy Yên và Nguyễn Văn Triều (2008), Hiện trạng sản xuất và
    một số vấn đề về chất lượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống ở
    Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học năm 2008, Trường Đại học Cần Thơ. Q 2, tr 1-10.
    [28]. Lê Như Xuân và ctv (1994), Cá tra (Pangasius micronemus Bleeker) một
    số đặc điểm sinh học và sinh sảnnhân tạo, Tạp chí Thủy sản, tháng 2/1994, tr 13
    –17.
    [28]. Trần Thanh Xuân (1994), Cá tra (Pangasius micronenmus Bleeker),
    một số đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo, Tạp chí thủy sản, tháng
    2/1994: 13-17.
    [30]. Bộ Thủy sản (2004), Chất lượng và thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam,
    Báo cáo tại hội nghị ở tháng 12/2004, An Giang.
    [31]. Bước đầu nghiên cứu bệnh trắng gan trắng mang trên cá tra, cá ba sa
    [Internet], (Cập nhật ngày 06/7/2010), URL: http://www.vemedim.vn/.
    [32]. Cá da trơn[Internet], ( Cậpnhật 21/3/2010), URL: http://vi.wikipedia.org.
    Tài liệu nước ngoài
    [37]. Angka, S.L. (1990), The Pathology of the walking catfish Clarias
    bachachus (L), injected intraperitoneally with Aeromonas hydrophila Asian Fish
    Sci. 3: 343-351. In Asian Fish Health Bibliography and Abstract I: Southeast
    Asian. Fish Health Section Asian Fisheries Society Manila, Philippines, 1992.
    [38]. Cacot, P. (1998), Description of the ***ual cycle related to the environment
    and set up of the artificial propagation in Pangasius bocourti (Sauvage, 1880)
    and Pangasius hypophthalmus (Sauvage, 1878), reared in floating cages and in
    ponds in the Mekong delta. In: M. Legendre and A. Pariselle (Editors). The
    Biological Diversity and Aquaculture of clariid and Pangadiid Catfish in South-East Asia. Processding of the Mid-term Workshop of the “Catfish Asia Project”,
    May11-15 1998. Can Tho, Viet nam, 71-90 page.
    [39]. Crumlish, M., T.T.Dung, J.F. Tunrbull, N.T.N.Ngoc and H.W.
    Ferguson (2002 ), Identification of Edwardsiella ictaluri from disease freshwater
    catfish, Pangasius hypophthalmus (Sauvage), culture in the MeKong Delta,
    VietNam.
    [40]. Didi, S. (1998), Marketing of Pagasius catfish in Java and Sumatra,
    Indonesia. Proceeding of the midterm worshop of the “ Catfish Asia Project”.
    CanTho, VietNam, 11-15/5/1998. 21-26 page.
    [41]. Egusa, S. (1976), Some bacterial disease of freshwater fishes in Japan.
    Fish Pathogen. 10: 103-114.
    [42]. Ferguson H. W, J. F. Turnbull, A . P. Shinn, K. Thompson,T. T. Dung
    and M. Crumlish (2001), Bacillary necrosis in farmed Pangasius
    hypophthalmus (Sauvage) from the MeKong Delta, VietNam. Journal of fish
    disease, 24, 509-513.
    [43]. Hung. L. T., J. Lazard., Tu. H. T. and I. Moreau. (1998), Protein and
    energy utilization on tow Mekong catfishes Pangasius bocouti and Pangasius
    hypophthamus. In: M. Legendre and A. Pariselle (Editor), The biological
    diversity in aquaculture of clariid catfishes in South East Asia. Proceedings of the
    mid-term worshop of the “Catfish Asia Project”, 11-15 May 1998. Can tho. Viet
    nam, pp: 167-174.
    [44]. Kabata.Z (1985), Parasites and disease of fish culture in Tropics
    Published by Taylor and Francis London,Philadenphia.
    [45]. Komarudin. O and O. Pariselle. (2000), Inflection of Thaparocleidus
    (Mono-genea) on Pangasius djambal, Pangasius hypophthalmus and their hybrid
    reared in pond. Paper presented at the final meeting of the “Catfish Asia
    project”, 11-20 May. 2000. Indonesia.
    [46]. Lazard. J. (1998), Interest of basic and applied research on Pangasius spp
    for aquaculture in the Mekong Delta: situation and prospects. In: M. Legendre
    and A. Pariselle(Editors). The biological diversity in aquaculture of clariid and
    pangasiid catfishes in South East Asia. Proceeding of the mid-term worshopof
    the “ Catfish Asia project”, 11 -15 May 1998, Can tho, Viet nam, pp: 15-20.
    [47]. Lewis, D.H and J.A. Plumb (1979), Baterial disease. In Pricipal disease
    of farm raised catfish. Souther Cooperative. Ser.225 Auburn University.
    Alabama. 15- 24 page.
    [48]. Plumb, J.A, and Vinitnantharat, S. (1989). Biochemical, biophysical and
    serological homogeneity of Edwardsiella ictaluri, Journal of Aquatic Animal
    health. 1: 51-56.
    [49]. Robert. T. R and C. Vidthayanon. (1991), Systematic revition of the
    Asian catfish family Pangasius with biological observations and decription of
    three new species. Proceeding of the Academy of Nature Sciences of the
    Philadelphia, 143: 97-144.
     
Đang tải...