Thạc Sĩ Hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh ở đối tượng ngao (Meretrix spp) nuôi tại Hải Phòng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh ở đối tượng ngao (Meretrix spp) nuôi tại Hải Phòng


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn . ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG .iii
    HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ iv
    MỤC LỤC . v
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Đặc điểm tự nhiên, khí hậu vùng nghiên cứu 3
    1.2. Một số đặc điểm sinh học của giống ngao (Meretrix spp) đang nuôi ở Hải
    Phòng . 4
    1.2.1. Đặc điểm về hình thái, cấu tạo, phân loại . 4
    1.2.2. Sinh thái và phân bố 6
    1.2.3. Dinh dưỡng . 6
    1.2.4. Sinh trưởng và phát triển 7
    1.2.5. Một số đặc điểm sinh học của các loài ngao nuôi tại Hải Phòng . 8
    1.3. Sản lượng nuôi động vật hai vỏ . 9
    1.3.1. Trên thế giới 9
    1.3.2. Nuôi ngao ở Việt Nam 10
    1.3.3. Nuôi ngao ở Hải Phòng . 11
    1.4. Các nghiên cứu về bệnh của động vật thân mềm . 12
    1.4.1. Các nghiên cứu của thế giới 12
    1.4.1.1. Bệnh do tác nhân là vi khuẩn . 12
    1.4.1.2. Bệnh do tác nhân là ký sinh trùng . 14
    1.4.1.3. Bệnh do tác nhân gây bệnh là virus: 16
    1.4.1.4. Bệnh do các yếu tố môi trường 17
    1.4.2. Các nghiên cứu về bệnh ở động vật thân mềm của Việt Nam . 17
    CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
    2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19
    2.2. Các nội dung chính . 19
    2.3. Sơ đồ khối của đề tài 19
    2.4. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng . 20
    2.4.1. Điều tra các số liệu thứ cấp . 20
    2.4.2. Điều tra các số liệu sơ cấp 20
    2.5. Xử lý số liệu . 20
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
    3.1. Hiện trạng nghề nuôi ngao thương phẩm tại Hải Phòng 21
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên và một số yếu tố môi trường vùng nuôi ngao của
    Hải Phòng 21
    3.1.2. Thông tin chung về người tham gia nuôi ngao tại hải Phòng . 23
    3.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngao nuôi ở Hải Phòng . 24
    3.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi ngao thương phẩmtại Hải Phòng . 24
    3.2.1. Kỹ thuật chọn địa điểm nuôi ngao 24
    3.2.2. Diện tích bãi nuôi ngao . 26
    3.2.3. Kỹ thuật chuẩn bị cho một vụ nuôi . 26
    3.2.4. Thời gian thả giống nuôi . 27
    3.2.5. Nguồn, cỡ và chất lượng giống ngao thả 27
    3.2.6. Mật độ ngao và kỹ thuật thả nuôi tại Hải Phòng . 29
    3.2.7. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý . 30
    3.2.8. Thời gian nuôi, thu hoạch và tiêu thụ . 30
    3.3.9. Phân tích ảnh hưởng của cỡ giống và mật độ thả nuôi tới năng suất
    ngao khi thu hoạch 31
    3.2.10. Ảnh hưởng của Chất đáy bãi nuôi tới năng suất ngao khi thu hoạch . 35
    3.3 Hiện trạng bệnh ở ngao nuôi thương phẩm tại HảiPhòng . 36
    3.3.1. Hiện tượng chết của ngao nuôi tại Hải Phòng năm 2010 . 36
    3.3.2. Các bệnh thường gặp ở ngao nuôi tại Hải Phòng . 37
    3.4. Đề xuất giải pháp trong cải tiến kỹ thuật và quản lý sức khỏe ngao nuôi
    tại Hải Phòng . 38
    3.4.1. Chọn bãi nuôi ngao . 38
    3.4.2. Con giống: chất lượng, cỡ giống và mật độ thả 39
    3.4.3. Chăm sóc và quản lý . 39
    3.4.4. Thu hoạch 40
    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 41
    4.1. Kết luận 41
    4.1.1. Kỹ thuật nuôi ngao tại hải Phòng . 41
    4.1.2. Các loại bệnh của ngao . 42
    4.2. Đề xuất ý kiến 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 43


    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Động vật thân mềm (ngao, hầu, vẹm ) được xem là đốitượng thích hợp cho
    phát triển nuôi biển – là một trong những xu thế của nuôi trồng thuỷ sản thế kỷ XXI.
    Theo số liệu thống kê của FAO năm 2000, động vật thân mềm chiếm 30% về sản
    lượng và 19% về giá trị tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thế giới. Sản lượng
    nuôi động vật thân mềm tăng từ 3,6 triệu tấn năm 1990 lên 10,7 triệu tấn năm 2000, tỉ
    lệ tăng trưởng trung bình đạt 11,5% năm. Năm 2000 sản lượng động vật thân mềm từ
    nuôi trồng chiếm 70,9%. Các nước có sản lượng lớn là: Trung Quốc (8,6 triệu tấn),
    Nhật (859.000 tấn), Mỹ (715.000 tấn), Pháp (250.000tấn). Giá trị sản lượng xuất khẩu
    tăng nhanh từ 236 triệu USD năm 1976 lên 2, 7 tỉ USD năm 2000. Các đối tượng xuất
    khẩu chính là: Vẹm, ngao, sò, điệp, hầu. Ở Việt Namtrong số 115.000 tấn sản lượng
    động vật thân mềm năm 1999 thì ngao nghêu chiếm tới75% [13].
    Ở Việt Nam, nghề nuôi ngao bắt đầu có từ những năm 90 của thế kỷ XX. Ban
    đầu, ngao được nuôi chủ yếu ở một số địa phương miền Bắc như Nam Định, Thái
    Bình, Quảng Ninh, . sau đó nghề nuôi ngao mở rộng vào các tỉnh miền Trung như
    Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Thuận vào đầu những năm 2000.
    Có nhiều loài thuộc giống ngao Meretrix sppđã được nuôi phổ biến ở Việt
    Nam, bao gồm các loài ngao dầu M. meretrix, ngao Bến Tre M. lyrata, ngao vân M.
    lusoria, . trong đó ngao dầu là loài có kích thước lớn vàtốc độ sinh trưởng nhanh
    nhất [9] .
    Tại Hải Phòng, nuôi động vật thân mềm đã phát triểntừ cuối năm 2000 với đối
    tượng nuôi chính là ngao. Vùng nuôi chủ yếu tập trung tại các quận, huyện như Cát
    Hải, Đồ Sơn, Tiên Lãng, Dương Kinh và Kiến Thụy vớitổng diện tích có thể nuôi là
    2.185 ha đã mang lại lợi nhuận cho nhiều nông dân vùng ven biển [16].
    Định hướng của ngành thủy sản Hải Phòng đến năm 2020 xác định nuôi trồng
    thủy sản là lĩnh vực có nhiều lợi thế phát triển, trong đó quan tâm phát triển nuôi động
    vật thân mềm ven biển như ngao, vẹm, tu hài . ở Hoàng Châu, Hiền Hào, Xuân Đám
    và ven đảo Cát Bà diện tích khoảng 500 ha ở huyện Cát Hải, 150 ha ở bãi triều Đại
    Hợp (huyện Kiến Thụy) và 200 ha ở bãi triều Bàng La(thị xã Đồ Sơn) , phát triển
    nuôi hải sản nước mặn khu vực ven đảo Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vỹ, .ứng
    dụng nuôi lồng ngoài khơi theo công nghệ Nauy (nuôibiển mở), nuôi cá nước mặn
    trong ao đất và nuôi bào ngư ở Bạch Long . với mục đích đưa hải sản tươi sống thành
    một sản phẩm xuất khẩu và phục vụ du lịch [16, 19].
    Nghề nuôi ngao đã tồn tại ở một số tỉnh thành tại Việt Nam nhiều năm nay
    (gần 20 năm), đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Tuy nhiên, đây là nghề
    sản xuất có nhiều rủi ro, không ít hộ nuôi đã thất bại do ngao nuôi bị bệnh và môi
    trường xấu. Tình hình bệnh và tác hại của bệnh trong các vùng nuôi ngao của Hải
    Phòng và những thiệt hại về sản lượng do bệnh ngao gây ra hàng năm vẫn chưa được
    thống kê, báo cáo đầy đủ.
    Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, việc nghiên cứu về hiện trạng kỹ thuật
    nuôi và bệnh ở ngao nuôi tại Hải Phòng là hết sức cần thiết. Để hoàn thành chương
    tình đào tạo thạc sỹ về nuôi trồng thủy sản, Tôi đãnhận được sự đồng ý của cơ sở đào
    tạo và giáo viên hướng dẫn cho phép thực hiện đề tài:“ Hiện trạng kỹ thuật và tình
    hình bệnh ở đối tượng ngao (Meretrix spp) nuôi tại Hải Phòng”
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra được các cơ sở khoa học và thực tiễn cho
    việc đề xuất những cải tiến về kỹ thuật và giải pháp quản lý sức khỏe phòng tránh
    bệnh cho ngao nuôi tại Hải Phòng.
    3. Các nội dung nghiên cứu
    - Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi ngao tại Hải Phòng.
    - Tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở ngao nuôi thương phẩm tại địa phương.
    - Các đề xuất cải tiến về kỹ thuật và quản lý cho ngao nuôi thương phẩm tại địa
    bàn nghiên cứu.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài làm đầy đủ thêm các nghiên cứu về cải tiến kỹ
    thuật nuôi, bệnh và tác hại của bệnh đối với đối tượng ngao nuôi làm cơ sở cho các
    nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
    kinh tế của nghề nuôi ngao tại Hải Phòng.
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Đặc điểm tự nhiên, khí hậu vùng nghiên cứu
    - Vị trí địa lý: Hải Phòng có vị trí 20
    0
    07

    20
    ’’
    –21
    0
    01

    15
    ’’
    vĩ độ Bắc và 106
    0
    23

    50
    ’’
    đến 107
    0
    45

    kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải
    Dương, phía Nam giáp Thái Bình và phía Đông là vịnhBắc Bộ [16, 18]
    - Khí hậu thời tiết và thuỷ triều: Hải Phòng chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới
    gió mùa. Mùa Đông, gió đông Bắc thịnh hành từ tháng10 đến tháng 3 năm sau và
    trung bình có 3 - 4 đợt/tháng, mỗi đợt kéo dài 3 - 5 ngày. Mùa hè, gió mùa Tây Nam
    với các hướng thịnh hành là Đông và Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2,5 - 3m/s, vào
    mùa này thường xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới [16, 18]. Nhiệt độ không khí trung
    bình năm ở Hải Phòng là 23,8
    0
    C, cực đại 37,8
    0
    C, cực tiểu 6,9
    0
    C. Mùa Đông, nhiệt độ
    trung bình dưới 20
    0
    C kéo dài từ tháng 1 - 3, thấp nhất vào tháng 1, trung bình 15 -
    17
    0
    C, thậm chí 4 - 7
    0
    C. Lượng mưa khoảng 1.500 - 1.800 mm/năm. Độ ẩm trung bình
    năm từ 82 - 84%. Từ tháng 2 đến tháng 4 độ ẩm cao nhất (90 - 91%), đây cũng là thời
    kỳ mưa phùn ẩm ướt trong năm [7, 15].
    Hệ thống sông ngòi của Hải Phòng có mật độ khá cao được hình thành bởi các
    hệ thống sông chính là sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc,sông Cấm, sông Lạch Tray,
    sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình, đặc điểm của các sông khá phức tạp, dòng
    chảy chậm, lượng phù sa lớn, thường tạo thành nhữngbãi bồi, đầm nước hoặc vùng
    trũng ven sông thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và nuôi ngao [16].
    Vùng biển Hải phòng là khu vực có chế độ nhật triềuđiển hình với độ lớn cực
    đại tới 4,18m (Hòn Dáu). Mỗi tháng có hai kỳ nước cường mỗi kỳ 11 - 13 ngày, biên
    độ trung bình dao động 2,6 - 3, 6 m và hai kỳ nước kém, mỗi kỳ 3 - 4 ngày có biên độ
    0,5 - 1,0 m. Vùng cửa sông, dòng chảy lũ thống trị vào mùa Hè, chúng lấn át cả dòng
    triều. Tốc độ dòng chảy đặc biệt lớn trong pha triều rút (2,0 - 2,5m/s) [7]
    Những yếu tố hải văn có ảnh hưởng lớn tới ngao là thuỷ triều và hệ thống dòng
    chảy vùng cửa sông, ven bờ.
    - Tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) và nuôi ngao: Hải
    Phòng là thành phố ven biển với diện tích tự nhiên 1.519,2 km
    2
    , dân số 1.837.000
    người, chiều dài bờ biển trên 125 km [19].
    Thành phố có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển NTTS. Diện tích cả biển
    vào khoảng 500.000 ha (Nguồn số liệu từ quy hoạch kinh tế biển), trong đó diện tích


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt:
    1. Nguyễn Chính (1996). Một số loài động vật thân mềm (Mollusca) có giá trị kinh tế
    ở biển Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 96tr.
    2. Cục Thống kê Hải phòng (2005; 2006; 2007; 2008 và 2009). Báo cáo chính thức
    thuỷ sản liên giám năm.
    3. Bùi Văn Điền (2002). Điều tra tổng kết kỹ thuật nuôi Ngao (meretrix spp), Sò arca
    (Arca granosa) khu vực phía Bắc, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I, 50 trang.
    4. Nguyễn Kim Độ (1999). Nuôi trồng động vật thân mềm trên thế giới và Việt Nam.
    Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất, NXB
    Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 143-149.
    5. FAO, (2005). Hướng dẫn chẩn đoán bệnh của động bậtthủy sản châu Á, NXB
    Nông nghiệp, tr 131-135.
    6. Hoàng Hải (2003). Kỹ thuật nuôi ngao. Trung tâm dạy nghề và chuyển giao công
    nghệ thuỷ sản phía Bắc, Hải Phòng, 23 tr.
    7. Dương Văn Hiệp (2005). ghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản ngao dầu
    M. meretrix(Lineus, 1758) ở vùng biển Cát Hải – Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, 63
    trang.
    8. Hà Quang Hiến (1980). Kỹ thuật nuôi Hải sản, NXB Nông thôn, Hà Nội. ?? trang
    9. Hà Lê Thị Lộc &Trương Sĩ Kỳ (2003). Tình hình nuôi ngao M. meretrix Linne,
    1758 và M, lusoria Roding, 1798 từ vùng biển Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận”,
    Tuyển tập báo cáo Khoa học công nghệ về nuôi trồng thuỷ sản, NXB Nông Nghiệp,
    Hà Nội, tr 347-355.
    10. Nguyễn Việt Nam, Lê Thanh Lựu (2001), “Nguồn lợi thân mềm 2 vỏ (Bivalvia) ở
    ven biển tỉnh Nghệ An”, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo động vật thân mềm
    toàn quốc lần thứ nhất, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 110-117.
    11. Đỗ Công Thung, Nguyễn Đăng Ngải (1997), Bước đầu tìm hiểu đặc điểm sinh
    học và một số biện pháp kỹ thuật nuôi ngao M, meretrix ở vùng biển Tiền Hải – Thái
    Bình, Phân viện Hải Dương học, Hải Phòng.
    12. Lương Đình Trung (1997), Kỹ thuật nuôi trồng đặc sản biển, NXB Nông nghiệp, tr
    33- 56.
    13. Nguyễn Thị Xuân Thu (2003), Sinh học và kỹ thuật nuôi động vật thân mềm, Nha
    Trang, 114tr.
    14. Nguyễn Thị Xuân Thu (2005), “Tổng quan về tình hìnhnghiên cứu sản xuất giống
    và nuôi động vật thân mềm ở Việt Nam – Định hướng phát triển”, Hội thảo toàn quốc
    về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong Nuôi trồng thuỷ sản, NXB Nông
    nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 63-72.
    15. Sở Khoa học công nghệ Hải Phòng (2002), Nghiên cứu,đánh giá hiện trạng môi
    trường nuôi tôm sú ở Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường, phát
    triển bền vững, Hải Phòng, 58tr.
    16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng (2008), Báo cáo kết quả nuôi
    trồng thuỷ sản giai đoạn 2002 – 2007, định hướng đến năm 2010 - 2020.
    17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Báo cáo chính thức thuỷ sản.
    Niên giám năm 2005; 2006; 2007;2008 và 2009
    18. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng (2010), Báo cáo nuôi trồng
    thủy sản 9 tháng đầu năm 2010.
    19. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng (2008), Báo cáo Quy hoạch chi
    tiết phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên vùng biển Hải Phòng đến năm 2015 và định
    hướng đến năm 2020.
    20. Viện KAS tại Việt Nam – D.Willibold Frehner (2004),Mô hình quản lý nguồn lợi
    ven bờ dựa vào cộng đồng) 113tr
    Tài liệu tiếng nước ngoài:
    21. Cahn A, R (1951), “Clam Culture in Japan”, Natural Resources Section Report,
    No 146, pp 24-30.
    22. C. Paillard, P. Maes (1994), Brown ring disease inthe Manila clam Ruditapes
    philippinarum: establishment of a classification svstem. diseases of aquatic organisms,
    vol 19, 1994
    23. FAO (1999), The living marine resources of the western central pacific, Volume 1,
    pp 320-352.
    24. Kyung-Il Park, Kwang-Sik Choi (2004), “Application of enzyme-linked
    immunosorbent assay for studying of reproduction inthe Manila clam Ruditapes
    philippinarum (Mollusca: Bivalvia)”, Aquaculture, Vol 241 (2004), pp 667–687
    25. Jintana Nugranad (1999), “Breeding of the oriental hard Clam Meretrix, Meretrix
    (Lineus, 1758)”, Proceedings of the 10
    th
    Congress and Workshop Tropical Marine
    Mollusc Programe, Phuket Marine Biological Center Special publication 21(1), pp
    203-210.
    26. School of Marine and Atmospheric Sciences, Stony Brook University, Stony Brook
    NY (2008). The experimental QPX on culture hard clam: Interactions between
    different host strains and pathogen isolates Soren F. Dahl, Mickael Perrigault, Bassem
    Allam,., United States. Aquaculture, 6 năm 2008
    27. Tài liệu tra mạng:
    - http://agriviet.com
    - http://www.fistenet.gov.vn
    - http://www.haiphongdost.gov.vn
    - http://www. kinhtenongthon.com.vn
    - http://www.khoahocchonhanong.com.vn
    - http://www.khuyennongvn.gov
    - http://www.ninhthuan.com.vn /Kỹ thuật nuôi ngao, nghêu
    http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyendethuysan/kythuatnuoi/nuoingheu.htm
    - http://www.thaibinh.gov.vn
    - http://www.thanhhoafc.vn
    - http:// www.vst.vista.gov.vn
    - http:// www.ria1.org
    - http://caohoc15ct.forum-viet.net/forum-f13/topic-t44.htm
    - http://www.ria1.org/modules/pddownloads/singlefile.php?cid=9&lid=239.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...