Thạc Sĩ Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Quảng Nam

    Mục lục
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Hệ thống phân loại . 3
    1.2. Một số đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) . 3
    1.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo 3
    1.2.2. Các giai đoạn ấu trùng của tôm thẻ chân trắng 5
    1.2.2.1. Nauplius . 5
    1.2.2.2. Zoea 5
    1.2.2.3. Mysis . 5
    1.2.2.4. Poslarvae . 6
    1.2.3. Tập tính sống 6
    1.2.4. Dinh dưỡng và phân bố . 8
    1.2.5. Sinh trưởng và sinh sản . 8
    1.2.5.1. Sinh trưởng 8
    1.2.5.2. Sinh sản . 8
    1.3. Tình hình sản xuất gi ống tôm thẻ chân trắng trên thế giới 10
    1.3.1. Một số nghiên cứu về thành thục tôm he tạo đàn bố mẹ gia hóa 10
    1.3.1.1. Sức sinh sản tôm he Penaeidae . 10
    1.3.2. Kỹ thuật thành thục và cho đẻ tôm hiện nay 11
    1.3.3. Những vấn đề trong kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 13
    1.4. Tình hình sản xuất gi ống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam . 14
    1.4.1. Thuần hóa giống tôm thẻ chân trắng . 16
    1.4.2. Kỹ thuật sản xuất gi ống 17
    1.4.2.1. Nuôi vỗ tôm bố mẹ trong hệ thống bể xi măng . 17
    1.4.2.2. Tôm bố mẹ . 17
    1.4.2.3. Ương nuôi ấu trùng 20
    1.5. Tổng quan về nuôi tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei tại Quảng Nam . 22
    CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
    2.1. Đối tượng, thời gian và đị a điểm nghiên cứu 23
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 23
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu 23
    2.1.3. Đị a điểm nghiên cứu . 23
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 23
    2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 23
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 24
    2.2.2.1. Số liệu thứ cấp: 24
    2.2.2.2. Số liệu sơ cấp . 24
    2.2.2.4. Sơ đồ vị trí thu m ẫu 25
    iv
    2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 26
    2.2.3.1. Xử lý số liệu 26
    2.2.3.2 Phân tích số liệu 26
    CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ . 27
    3.1. Điều kiện tự nhiên ở Quảng Nam . 27
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
    3.1.1.1. Vị trí địa lý . 27
    3.1.1.2. Đặc điểm địa hình 27
    3.1.1.3. Khí hậu 28
    3.1.1.3.1. Nhiệt độ 28
    3.1.1.3.2. Nắng . 28
    3.1.1.3.3. Chế độ mưa . 29
    3.1.1.3.4. Độ ẩm . 29
    3.1.1.3.5. Lượng bốc hơi . 29
    3.1.1.3.6. Chế độ gió . 29
    3.1.1.3.7. Bão, lũ . 30
    3.1.1.4. Chế độ thuỷ văn, thuỷ triều 30
    3.1.1.4.1. Sông suối, hồ chứa và cửa sông . 30
    3.1.1.4.2. Chế độ thuỷ tri ều 31
    3.1.1.5. Tiềm năng về diện tích NTTS lợ mặn ở Quảng Nam 31
    3.1.2. Từ điều kiện tự nhiên của Quảng Nam cho thấy ít nhiều ảnh hưởng đến nghề ương
    giống tôm thẻ chân trắng 33
    3.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề ương giống tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei 33
    3.2.1. Thông tin tổng quát về các trại ương gi ống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam . 33
    3.2.2. Hệ thống công trình và trang thiết bị phục vụ trong các trại ương gi ống 35
    3.2.2.1. Hệ thống bể ương . 35
    3.2.2.2. Hệ thống bể chứa, bể lắng 36
    3.2.2.3. Hệ thống l ọc . 36
    3.2.2.4. Trang thiết bị khác . 37
    3.2.3. Vệ sinh trại . 37
    3.2.4. Con giống . 37
    3.2.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 38
    3.2.5.1. Kỹ thuật xử lý nước cấp vào bể 38
    3.2.5.2. Kỹ thuật chăm sóc ấu trùng 40
    3.2.5.2.1. Kỹ thuật thả giống . 40
    3.2.5.2.2. Quản lý thức ăn . 40
    3.2.5.2.3. Quản lý môi trường trong quá trình ương 42
    3.2.5.2.4. Phòng bệnh . 43
    3.2.5.3. Thu hoạch 43
    3.3. Hiệu quả của nghề ương tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam 44
    3.3.1. Hiệu quả kinh tế 44
    3.3.2. Chất lượng con giống 45
    v
    3.3.3. Những ưu nhược điểm của con giống tại các trại ương so với gi ống chất lượng của
    các cơ sở sản xuất gi ống lớn. 45
    3.4. Thuận lợi, khó khăn và gi ải pháp trong công tác quản lý giống . 46
    3.4.1. Thuận lợi 46
    3.4.2. Khó khăn 47
    3.4.3. Giải pháp 47
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 49

    MỞ ĐẦU
    Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei) phát
    triển một cách ồ ạt sau khi được du nhập vào Việt Nam. Song song với sự phát triển đó,
    nhu cầu con giống tôm thẻ chân trắng cũng ngày càng tăng cao. Trước tình hình như vậy,
    các tỉnh có đủ điều kiện sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đã hình thành mạng lưới trại
    sản xuất giống mà đa số là sử dụng nền của các trại sản xuất giống tôm sú.
    Cũng không ngoại lệ, Quảng Nam là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải Nam
    Trung Bộ có bờ biển dài, với nhiều vùng vịnh, cửa sông thuận lợi để phát triển thủy sản.
    Với khí hậu thuận lợi, lượng mưa ít, độ mặn nước biển ổn định; Quảng Nam là một trong
    những nơi thích hợp với nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
    Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam trong những năm gần đây đạt hiệu quả
    rất cao. Năng suất bình quân của tôm chân trắng đạt 4 tấn/ha/vụ, cá biệt đạt 7-10
    tấn/ha/vụ. Năm 2007 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng toàn tỉnh khoảng 55 ha (chiếm
    4,3% diện tích nuôi tôm nước lợ). Trong 2 năm 2008-2009, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
    phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả tại tỉnh Quảng Nam. Nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm
    giàu từ khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân
    trắng chiếm 70% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh (1.350ha/1.700ha), tập trung ở các huyện,
    thành phố: Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành.
    Nhưng một thực tế đang diễn ra, trong thời gian gần đây dịch bệnh có chiều hướng
    gia tăng làm cho nhiều hộ dân thua lỗ. Một trong những nguyên nhân chính đó là vấn đề
    con giống. Con giống tôm thẻ chân trắng được thả trong các trại nuôi thương phẩm ở
    Quảng Nam thường được mua về từ nhiều vùng trên cả nước, và rất khó có thể kiểm soát
    chất lượng, vì vậy dịch bệnh rất dễ lây lan. Chủ động con giống tại chỗ là một vấn đề rất
    quan trọng để phát triển lâu dài. Đây cũng là điều kiện để phát triển nghề nuôi tôm thẻ
    chân trắng nơi đây.
    Khác với tôm sú tôm thẻ chân trắng có sức sinh sản thấp hơn nhiều so với tôm sú,
    bên cạnh đó tôm thẻ chân trắng có hệ thống thelycum hở nên sinh sản nhân tạo đối với
    tôm thẻ chân trắng cần qui mô lớn, kĩ thuật cao hơn so với tôm sú. Các trại sản xuất
    giống ở Quảng Nam chỉ với qui mô hộ gia đình nhỏ. Để mua tôm giống bố mẹ về sinh
    sản nhân tạo tôm thẻ chân trắng là một điều hết sức khó khăn mà hiệu quả kinh tế đem lại
    là không cao. Vì thế đã có nhiều trại sản xuất đã thử nghiệm mua các giai đoạn ấu trùng
    2
    về ương như giai đoạn Nauplius, Postlavae .Nhưng hiện nay tất cả các trại ương giống
    tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam đều mua giai đoạn PL3 – PL5 để ương. Mỗi năm các
    trại này xuất bán được gần 2 tỷ con giống, nguồn giống này chủ yếu cung cấp cho thả
    nuôi ở địa phương. Nhu cầu giống cho toàn tỉnh khoảng 3 tỷ con giống, năm 2009 các
    trại ương này cung cấp được 2,45 tỷ con giống, đến năm 2010 do tình hình dịch bệnh xẩy
    ra liên tiếp số lượng giống cung cấp giảm xuống còn 1,95 tỷ con giống (Chi Cục Nuôi
    Trồng Thủy Sản Quảng Nam).
    Trước tình hình đó cùng với sự đồng ý của trường Đại học Nha Trang và giáo viên
    hướng dẫn tôi thực hiện đề tài: “Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề
    ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Quảng Nam.”
     Mục tiêu đề tài
    Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá được hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và
    đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus
    vannamei) tại Quảng Nam
     Ý nghĩa đề tài
    - Kết quả đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học phục vụ nghề ương giống tôm thẻ
    chân trắng tại Quảng Nam, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững cho nghề
    nuôi đối tượng này tại Quảng Nam
    - Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương
     Nội dung nghiên cứu
    - Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam
    - Hiện trạng kỹ thuật nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam.
    - Hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam.
    3
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Hệ thống phân loại
    Tôm thẻ chân trắng thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), đây là ngành lớn nhất
    trong giới động vật. Ngành này có hàng ngàn lòai sống trên cạn và dưới nước. Tuy nhiên
    chiếm ưu thế là các loài sống dưới nước thuộc lớp giáp xác (Crustacea). Lớp giáp xác rất
    đa dạng, bao gồm khoảng 42.000 loài [5].
    Tôm thẻ chân trắng có vị trí phân loại như sau:
    Ngành chân khớp Arthropoda
    Lớp giáp xác Crustacea
    Bộ mười chân Decapoda
    Bộ phụ bơi lội Natantia
    Họ tôm he Penaeidae Rafinesque, 1805
    Giống Penaeus Fabricius, 1798
    Giống phụ Litopenaeus
    Loài Penaeus vannamei
    Tên khoa học: Penaeus vannamei
    Hoặc Litopenaeus vannamei Boone 1931, thuộc họ tôm he, giống tôm he, là loài
    tôm nhiệt đới.
    Tên thường gọi: Tôm bạc Thái Bình Dương
    Camaron blanco, Whiteleg Shrimp
    Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng, Tôm he chân trắng.
    1.2. Một số đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
    1.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
    Chủy là phần kéo dài tiếp với bụng thường có 2 - 4 (đôi khi có 5 - 6) răng cưa ở
    phía bụng, những răng cưa đó dài vừa phải, vượt cuống râu (ở con non) đôi khi dài tới
    đốt râu thứ 2.
    Vỏ giáp có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (Telson),
    không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỷ khá dài, đôi khi dài tới mép sau cánh của vỏ
    giáp. Gờ và rãnh chủy ngắn và kéo dài tới gai thượng vị. Không có gờ trán, gờ vỏ giác
    4
    ngắn thường kéo dài tới 2/3 khoảng cách giữa gai gan và ổ mắt. Rãnh giữa và ổ gốc râu
    rõ ràng, rãnh gan và rãnh đầu ngực rõ, không có rãnh tim mang, đường nối theo chiều
    dọc và chiều ngang không có.
    Có 6 đốt bụng, 3 đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có, gai đuôi không
    phân nhánh.
    Râu không có gai phụ chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của
    hàm dưới thứ nhất dài và thường có 3 - 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Hang
    gốc được tạo nên bởi các thùy lông cứng gần tâm ở bên và hướng vào giữa mép gai gốc
    nằm giữa ở đốt thứ 2.
    Con đực khi thành thục có bộ phận sinh dục cân đối, nửa mở, không có màng che,
    không có hiện tượng phóng tinh, có gân bụng ngắn. Túi chứa tinh hoàn chỉnh, bao gồm
    ống chứa đây tinh dịch và có cấu trúc gắn kết riêng biệt với sự sinh sản củng như với các
    chất kết dính.
    Khi thành thục con cái có túi “thụ tinh mở” và đốt sinh dục 14 gợn lên thành mấu
    lồi thành lỗ hoặc khe rãnh [5].
    - Các giai đoạn phát triển của ấu trùng:
    Quá trình phát triển qua 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Protozoa (Zoea) và 3 giai
    đoạn Mysis. Chiếu dài giáp đầu ngực (CL) của Postlarvae của tôm thẻ chân trắng khoảng
    0,88-3mm. Giai đoạn Larval (1,95 - 2,73 mm CL) có thể chưa xuất hiện gai mặt bụng ở
    đốt thứ 7 và sự liên quan giữa chiều chủy và chiều dài của mắt cộng với cuống mắt từ 2/5
    đến 3/5, ít khi tới 4/5.
    Sự phân biệt các đặc điểm hình thái bên ngoài đều dựa vào sự phát triển gờ trên ổ
    mắt của Protozoa thứ 2 và thứ 3.
    Màu sắc: Màu trắng đục, vì vậy có tên thông dụng là tôm bạc. Ở một thời kì nhất
    định loài tôm này còn có màu xanh nhạt ở rìa của đuôi.
    Tôm thẻ chân trắng có thể phân biệt với các loài tôm gần như tôm xanh Penaeus
    stylirostris, Litopenaeus schmitti, L. setiferus, L. occidentalis trên cơ sở quan sát hình
    dạng bên ngoài của cơ quan sinh dục. Con cái ở những loài tôm nêu trên cả túi nhận tinh
    và cơ quan giao phối đều đơn giản hơn những loài tôm khác.
    Loài tôm xanh lớn nhất dài 16 cm, nhỏ là 13,4 cm. Loài này lớn hơn tôm he Trung
    Quốc và tôm thẻ chân trắng. Thích nghi với độ mặn và biên độ nhiệt, sức kháng bệnh
    đốm trắng do virus gây ra cũng khỏe hơn tôm thẻ chân trắng [5].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Chi Cục Nuôi Trồng Thủy Sản Quảng Nam, “Báo cáo kết quả sản xuất, nuôi
    trồng thủy sản năm 2010 và Kế hoạch phát triển năm 2011 tỉnh Quảng Nam”
    2. Ðào Văn Trí - Nguyễn Thành Vũ - Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III,
    “Ảnh hưởng của mật độ đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm chân trắng”
    Tạp chí Thủy sản.
    3. Nguyễn Thành Vũ; Đào Văn Trí Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III,
    “Qui trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm he chân trắng Penaeus vannamei”
    4. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thái Bình, “Hướng dẫn sử dụng chế
    phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong sản xuất và đời sống,1998”.
    5. Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư (2003) “ Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắn”g, NXB
    Nông nghiệp Hà Nội.
    6. TS. Ngô Anh Tuấn, KS. Trần Kim Liễn, “Nghiên cứu nuôi tôm bố mẹ và sinh
    sản nhân tạo tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại Khánh Hòa”, Tạp
    chí Khoa Học – Công nghệ thủy sản, số đặc biệt 2009.
    7. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản - Số 10- Nguyễn Công Hoan - Ba Đình -Hà Nội
    8. Vũ Ca “Tôm thẻ chân trắng: Sẽ có giống nội”. Báo Khánh Hòa 2009.
    9. http://nongnghiep.dailyinfo.vn/9328_Nan-giai-chat-luong-giong-tom-the.html
    10. http://vietbao.vn/Kinh-te/Cam-san-xuat-tom-chan-trang-tai-cac-trai-giong-tom-su/40017842/87/
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    11. Beard, T.W., J.F. Wickins and D.R. Arnstein. 1977. “The breeding and
    growth of Penaeus merguiensis de Man in laboratory recirculating systems. Aquaculture.
    10: 275-289”.
    12. Chen, J. C. and T.S. Chin. 1988. “Aquaculture. 69:253-262”
    13. Dechan, C. and C. Chen. 1975. “Bait worm culture of Aristicus crit.
    (Simpson)”. Sea Grant Report #16
    b
    14. Emmerson, W.D. 1980. “Induced maturation of prawn Penaeus indicus. Mar.
    Ecol. Prog. Ser. 2: 121-131”.
    15. FAO, “Production Methods for the Whiteleg Shrimp”
    16. Granvil D. Treece “Shrimp maturation and spawni” Texas A&M University,
    Sea Grant College Program 1716 Briarcrest, Suite 702 Bryan, Texas 77802 USA
    17. Hansford, S.W. and G.E. Marsden. 1995. “Temporal variation in egg and
    larval productivity of eyestalk ablated spawners of the prawn Penaeus monodon from
    Cook Bay, Australia. J. World Aquacult. Soc. 26(4):396-405”.
    18. Hudinaga, M. 1942. “Reproduction, development and rearing of P.
    japonicus”. Jap. J. Zool.10(2): 305-393.
    19. Jason Clay and Aaron A. McNevin1 “Farm Level Issues in Aquaculture
    Certification: Shrimp”
    20. Jim Wyban, Ph.D. High Health Aquaculture, Inc.P. O. Box 1095 Kurtistown,
    Hawaii 96760 USA [email protected] “Penaeus vannamei seedstock production recent
    developments in Asia”
    21. Liao, I.C. and N.H. Chao. 1983. “Hatchery and grow-out: Penaeid prawns,
    pp. 161-167”. In: J.P. McVey (ed.), CRC Handbook of Mariculture. Vol. I.
    22. Lytle, J.S. and T.F. Lytle. 1989. “Fatty acid composition and variations in
    individual bloodworms”. Gulf Coast Research Laboratory, Ocean Springs, MS, USA
    23. Magarelli, P.C. 1981. “Nutritional and behavioral components of
    reproduction in the blue shrimp, Penaeus stylirostris, reared under controlled
    environment conditions.Ph.D. dissertation, University of AriZoeaona”.
    24. Martosubroto, P. 1974. “Fecundity of pink shrimp Penaeus duorarum
    Burkenroad. Bull. Mar. Sci. 24: 606-627”.
    25. Middleditch, B.S., S.R. Missler, H.B. Hines, J.B. McVey, A. Brown, D.G.
    Ward and A.L. Lawrence. 1980. “Metabolic profiles of penaeid shrimp: Dietary lipids
    and ovarian maturation, Journal of Chromatography”. 195: 359-368.
    26. Ogle J.T (1992) “A revew of current (1992) state of our knowledge concerning
    reproduction in open thelycum. Penaeid Shrimp with emphasis on Penaeus vannamei.
    Invertebrate Reproduction and Development 22: 267 – 274”
    c
    27. Ottogalli, L., C. Galinie and D. Goxe. 1988. “Reproduction in captivity of
    Penaeus stylirostris over ten generations in New Caledonia, Pacific Ocean. J. Aquacult.
    Tropics. 3: 111-126”.
    28. Oyama, R., R. Deupree, M. Edralin and J. Wyban.1988. “Operation and
    performance of The Oceanic Institute shrimp maturation facility”. O.I. Tech. Report #88-1.
    29. Trần Công Bình, Trương Trọng Nghĩa and Patrick Sorgeloos, “Status and
    prospects of backyard fish/ shell fish hatcheries in Viet Nam 2009.”
    30. Treece and Fox (1993) (Treece, G.D. and J.M. Fox. 1993. “Design,
    Operation and Training Manual for an Intensive Culture Shrimp Hatchery, with
    Emphasis on P. monodon and P. vannamei”.Texas A&M Univ., Sea Grant College
    Program, Bryan, Texas, Pub. 93-505. 187 p.)
    31. http://www.maivietbio.com.vn/upload/Image/ShrimpLifeCycle.JPEG
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...