Thạc Sĩ Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (Penaeus vannamei

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại Khánh Hòa

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    LỜI CẢM ƠN
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 3
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Một vài đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng . 3
    1.1.1. Hệ thống phân loại 3
    1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo . 3
    1.1.3. Đặc điểm phân bố . 4
    1.1.4. Tập tính sinh sống . 4
    1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 4
    1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi thọ 5
    1.1.7. Đặc điểm sinh sản . 5
    1.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới và Việt Nam . 6
    1.2.1. Tình hình nuôi tôm he chân trắng trên thế giới 6
    1.2.2. Tình hình nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam 8
    1.2.3 Tình hình nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa . 9
    1.3. Các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm he chân trắng 9
    1.3.1. Yếu tố hữu sinh 9
    1.3.2. Yếu tố vô sinh 10
    CHƯƠNG 2 13
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13
    2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu . 13
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 13
    2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghi ên cứu 13
    2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 14
    2.2.3 Phương pháp chọn mẫuđiều tra 14
    2.2.4. Phương pháp điều tra . 14
    2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu . 15
    Chương 3 16
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
    3.1.Vài nét về điều kiện tự nhi ên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu . 16
    3.1.1 Điều kiện tự nhi ên của Khánh Hòa . 16
    3.1.1.1. V ị trí địa lý và khảnăngphát triển nuôi trồng thủy sản . 16
    3.1.1.2. Khí hậu thủy văn 17
    3.1.1.3. Chế độ nhiệt . 18
    3.1.1.4. Chế độ thủy triều 18
    ii
    3.1.1.5. Nguồn nước cấp 18
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội . 19
    3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa . 19
    3.1.2.2. Dân số và lao động của tỉnh Khánh Hòa . 22
    3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội . 22
    3.1.2.4. Độ tuổi, trình độ học vấn, số năm nuôi tôm HCT của nông hộ 23
    3.2.Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng tạiKhánh Hòa 26
    3.2.1 . Diện tíchao nuôi của cácnông hộ 26
    3.2.2 Kết cấu ao nuôi và cơ sở vật chất kỹ thuật . 28
    3.2.3 Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi 29
    3.2.4 Chọn giống và thả giống 33
    3.2.5 Thức ăn và cách cho ăn . 34
    3.2.6 Quản lý môi trường ao nuôi 37
    3.2.7 Bệnh, cách phòng trị 40
    3.2.8 Thu hoạch và hiệu quả kinh tế 42
    3.3 Giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa 43
    3.3.1. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức. 44
    3.3.1.1. Điểm mạnh . 44
    3.3.1.2. Điểm yếu 44
    3.3.1.3. Cơ hội 45
    3.3.1.4. Thách thức . 46
    3.3.2. Giải pháp 46
    Chương 4 49
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49
    4.1 Kết luận 49
    1.Đánh giá hiện trang nghề nuôi tôm he chân trắng ở Khánh H òa: 49
    2. Giải pháp phát triển nghề nuôi tôm he chân trắ ng ở địa phương gồm các giải
    pháp về quy hoạch, Khoa Học Công Nghệ, dịch vụ hỗ trợ v à môi trường 50
    4.2. Đề xuất ý kiến . 50
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 51
    PHỤ LỤC 53

    MỞ ĐẦU
    Khánh Hòa là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc loại lớn nhất so với
    các tỉnh miền Trung,vớiđối tượng nuôi rấtđa dạng vàhiệnđang chủ yếu nuôi tôm
    hechân trắng, tập trungở bốn huyệnlà Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa và Vạn
    Ninh. Ngành thủy sản tỉnh chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương,
    xếp thứbacảnước vềkim ngạch xuất khẩu thuỷsản hàng năm. Tỉnh Khánh Hoà
    xác định đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷsản là chiến lược trong chương trình kinh
    tếcủa tỉnh.
    Hiện nay, khi nghềnuôi tôm sú gặp khó khăndo dịch bệnh, giải pháp phát
    triển nghề nuôi tôm hechân trắng ởKhánh Hòa là hướng phát triển phù hợp, giải
    quyết việc làm cho người lao động, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi. Đồng
    thời thực hiện công nghệnuôi đa loài, nuôi xen, luân phiên các đối tượng phù hợp
    với điều kiện tựnhiên củatỉnh, nhằm cân bằng môi trường sinh thái, giúp sản xuất
    phát triển hiệu quả. Các cấp, các ngành trong tỉnh đang quan tâm quy hoạch, đầu tư
    xây dựng cơ sởhạtầng cho cân đối với sựphát triển của quy mô vùng nuôi, bao
    gồm: đường giao thông, mạng lưới điện, kênh cấp, kênh thoát, hệthống xửlý nước
    thải của các khu vực nuôi tập trung. Cùng với việctăng cường quản lý nuôi tôm
    theo quy hoạch,đào tạo, nâng cao trình độkỹthuật nuôi, ý thức cộng đồng của
    người nuôi tôm, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật vềbảo vệtài nguyên
    môi trường là một trong các giải pháp tốt nhất đểphát triển bền vững nghềnuôi tôm
    của tỉnh Khánh Hòa.
    Nuôi tôm luôn là thế mạnh của ngành nuôi trồng thủy sản bởi năng suất và
    giá trị xuất khẩu cao. Trong nghềnuôi tôm thì tôm hechân trắng đang là một đối
    tượng nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao bởi đối tượng này dễnuôi, thời gian thu
    hoạch ngắn và giá trị kinh tế cao so với các đối tượng tôm nuôi khác. Trong những
    năm gần đâytôm he chân trắng đang được nuôi và phát triển rất nhanh chóng. Do
    chạy theo lợi nhuận, các trang trại đã nuôi không đúng theo quy trình các nhà khoa
    học khuyến cáo, mật độ quá cao thậm chí đến hàng trăm con/m
    2
    , quytrình xử lý ao
    nuôi sau mỗivụ nuôi không được quan tâm, nuôi ào ạt thiếu sự quy hoạch dẫn đến
    những hệ lụy đáng kể và nguy cơ rủi ro ngày càng cao đối với nghề đang được đặc
    biệt quan tâmnày. Nuôitôm gồm rất nhiều chế độquản lý nghiêm ngặt,nhưng các
    nông hộ lại chủ yếu dựa trênkinhnghiệm của cá nhân riêng, chưa tuân thủ theo
    phươngpháp khoa học,điều này sẽ làm giảm hiệu quảsản xuất, ảnh hưởng lớn đến
    nghềnuôi đầy tiềm năng và rất thuận lợi của tỉnh nhà.
    2
    Từ những lý do trên, được phép của khoa Nuôi trồng Thủy sản – trường Đại
    Học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài “Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để
    phát triển nghề nuôi tôm hechân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) tại
    Khánh Hòa”, với nội dungsau:
    + Điều tra hiện trạng và phân tích những đặc điểm kỹ thuật nuôi tôm he chân
    trắng trên địa bàntỉnh Khánh Hòa.
    + Đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hechân trắng tại tỉnh Khánh Hòa.
    Những nghiên cứu của đề tài có ýnghĩakhoa học và thực tiễn:
    +Góp phần cung cấp thêm các thông số kinh tế xã hội, kỹ thuật và hiện trạng
    nghề nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa.
    + Làcơ sở khoa học góp phần giúp cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông
    thôn Khánh Hòa đề ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý,nhằmphát triển
    nghề nuôi tôm he chân trắng tại địa phương một cách hợp lý.
    3
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Một vài đặc điểm sinh học của tôm hechân trắng
    1.1.1. Hệ thống phân loại
    Tôm he chân trắng nằm trong hệ thống phân loại sau :
    Ngành: Arthropoda
    Lớp: Crustacea
    Bộ: Decapoda
    Bộ phụ: Natantia
    Họ: Penaeidae
    Giống: Penaeus
    Loài: Penaeus vannameiBoone, 1931
    Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp
    Tên tiếng Việt: tôm thẻ chân trắng, tôm hechân trắng.
    1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
    Bề ngoài tôm hechân trắng gần giống tôm he Trung Quốc và tôm bạc. Cá
    thể lớn nhất đạt 23cm. Cơ thể tôm có màu trắng phớt hồng, võ mỏng có thểnhìn
    thấy rõ đường ruột từ phần lưng bụng. Chân bò có màu trắng ngà, cácvành chân
    bơi có màu vàng nhạt, vành chân đuôi có màu đỏ nhạt. Đôi râu có màu đỏ và chiều
    dài gấp 1.5 chiều dài thân. Tôm cái có thelycum dạng hở khác với tôm sú có
    thelycum dạng kín [4], [9].
    Hình 1.1. Tôm he chân trắng [23]
    4
    1.1.3.Đặc điểm phân bố
    Tôm hechân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Thái
    Bình Dương, Châu Mỹ, từ ven biển Mehico đến miền trung Pêru. Nhiều nhất ở
    vùng biển Ecuado [4], [9], [15]. Hiện nay tôm hechân trắng được nuôi rất nhiều
    trên thế giới: Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc [6].
    1.1.4.Tập tính sinh sống
    Ngoài tự nhiên tôm hechân trắngsống ở độ sâu 0 72m , nơi cóchất đáy là
    bùn hoặc bùncát. Trong vòng đời của tôm hechân trắng tùy từng giaiđoạn mà
    chúng phânbố ở những vùng nước khác nhau. Giaiđoạn ấu trùng cho đến nhỏ hơn
    P
    15
    chúng sống trôi nổingoài khơi và vùng triều. Giaiđoạn thiếu niên di chuyển vào
    vùng cửa sông và đến khi tômtrưởng thành chúngsống ở biển [1], [9], [15]. Ban
    ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới mò đi kiếm ăn. Tôm thường lột xác vào
    ban đêm [9] và khoảng 20 ngày thì lột xác 1 lần [4].Trong ao nuôi, tôm thích ứng
    pH từ 7,5  8,5; dao động một ngày không quá 0,5, độ mặn 10  30‰ [9], [13].
    .
    Bảng 1.1. Các thông số môi trường sống của tômhechân trắng ở tự nhiên [4]
    Độ sâu (m) Nhiệt độ (
    0
    C) Độ mặn (‰) pH
    072 25  32 28  34 7,7  8,3
    Tôm hechân trắng thích ứng rất tốt đối với sự thay đổi đột ngột của môi
    trường sống, lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết. Tôm sống tự nhiên ở biển
    có nhiệt độ ổn định từ 25  32
    0
    C. Tuy nhiên chúng vẫn thích nghiđược khi nhiệt độ
    thay đổi lớn. Tôm vẫn sống 100% khi được chuyển từ bể ương có nhiệt độ là 15
    0
    C
    qua bể có nhiệt độ 12  18
    0
    C. Khi nhiệt độ dưới 9
    0
    C,tôm chết dần. Khi tăng dần
    nhiệt độ lên 41
    0
    C, tôm dưới 4 cm và trên 4 cm đều chỉ chịu được tốiđa 12 giờ rồi
    chết hết. Sức chịuđựng hàm lượng ôxy thấp nhất là 1,2 mgO2/L, với cỡ 2  4 cm là
    2,0 mgO2
    /L, cỡ dưới 2 cm là 1,05 mgO
    2/L. Tôm càng lớn thì sức chịu đựng hàm
    lượng ôxy càng kém. Tôm hechân trắng có khoảng chịu đựng độ mặn 5  50‰,
    khoảng thích hợp nhất là 10  40‰ [4].
    1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
    Tôm hechân trắng là loài ăn tạp, với phổ thức ăn rộng bao gồm: sinh vật phù
    du, mùn bã hữu cơ, lad-lad, sinh vật đáy,thức ăn công nghiệp .Giống như các loài
    tôm he khác, thức ăn của tôm hechân trắng cũng cần các thành phần: protid, lipid,
    vitamin, muối khoáng thiếu hay không cân đối,đều ảnh hưởng đếnsức khỏe và
    tốc độ lớn của tôm. Thành phần dinh dưỡng có sự thay đổi theo từng giaiđoạn trong
    5
    vòng đời phát triển của tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm hechân trắng
    rất cao, trongđiều kiện nuôi lớn bình thường, lượng thức ăn chỉ cần bằng 5%thể
    trọng tôm (thức ăn ướt).Trong thời kỳ tôm sinh sản,đặc biệt là giữa và cuối giai
    đoạn phát dục củabuồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hàng ngày tăng lên gấp
    3  5 lần.
    Hàm lượng đạm trong thức ăn cho tôm hechân trắng (Penaeus vannamei
    Boone, 1931) thấp hơn tôm sú (P. monodon Fabricius, 1798) và tôm he Nhật Bản
    (P.JaponicusBate, 1888). Tôm hechân trắng cần 35% đạm,tôm sú cần 40% đạm,
    tôm he Nhật Bản cần 60% đạm trong thức ăn [2], [12].
    1.1.6.Đặc điểm sinh trưởng và tuổi thọ
    Ở tôm he nói riêng, giáp xác nói chung, sự tăng lên về kích thước có dạng
    bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không liên tục,kích thước cơ thể giữa hai lần lột
    xác tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, sự tăng trưởng về khối lượng dường như
    liên tục hơn [15]. Thời gian giữa 2 lần lột xác phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của
    tôm. Trong điều kiện bình thường thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 10  16 ngày,
    khi nhiệt độ xuống thấp khoảng thời gian này sẽ tănglên theo tỷ lệ nghịch [11].
    Tôm hechân trắng lúc nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1  2 ngày. Tốc
    độ lớn thời gian đầu 3g/ tuần lễ (mật độ nuôi 100con/m
    2
    ),tới cỡ tôm 30g/con tôm
    lớn chậm (1g/tuần lễ). Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Trong điều kiện
    sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30  32
    0
    C, độ mặn 20  40‰ từ tôm bột đến cỡ
    tôm thu hoạch trung bình 40g, dài 14 cm thì mất 180ngày. Tuổi thọ của tôm he
    chân trắng ít nhất trên 32 tháng [4].
    1.1.7.Đặc điểm sinh sản
    Mùa vụ sinh sản: Người ta thường bắt gặp tôm cái ôm trứng quanh năm. Tuy
    nhiên, mùa sinh sản còn phụ thuộc vào vịtrí địa lý và điều kiện tự nhiên từng vùng.
    Ởven biển phía bắc Ecuador, tôm đẻ từ tháng 3  8, nhưng đẻ rộ từ tháng 4  5. Ở
    Peru, mùa sinh sản từ tháng 12  4 năm sau [4].
    Giao vĩ: Tôm hechân trắng là loài có thelycumhở nên tôm thành thục hoàn
    toàn mới tiến hành giao vĩ. Buồngtrứng tôm thành thục có màu hồng, sau khi đẻ,
    trứng có màu đậu xanh. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát dục tiếp.
    Thời gian giữa hailần đẻ cách nhau 2  3 ngày (đầu vụ chỉ khoảng 50 giờ). Con cái
    đẻ tới 10 lần trong năm, thường sau khi đẻ từ 3  4 lần lột xác 1 lần. Tôm đẻ chủ
    yếu vào thời giantừ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Thời gian từ lúc đẻ đến lúc kết thúc
    khoảng 1  2 phút. Các chùm tinh (petasmata) của tôm đực cũng được tái sinh nhiều

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt.
    1. Vấn đề cần quan tâm trong sản xuất tôm giống.Báo NNVN-số ngày 18/3/2009.
    2. Bộ Thủy sản, 2006. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển
    nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000 –2005 và bàn biện pháp thực hiện đến năm
    2010, Hà Nội.
    3. Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, 2010. Sổ tay kỹ thuật nuôi thẻ chân
    trắng.
    4. Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y Thuỷ sản, 2007. Tài liệu tập
    huấn kỹ thuật GAP, COC, Hà Nội.
    5. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa. Niên giám thống kê năm 2010.
    6. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2006. Bệnh
    học thủy sản.Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    7. Thái Bá Hồ -Ngô Trọng Lư, 2006. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhà xuất
    bản Nông nghiệp.
    8. Trần Văn Huỳnh, 2006. Kỹ thuật và biện pháp nuôi tôm thẻ chân trắng. Tài liệu
    lưu hành nội bộ tập đoànBayer.
    9. ĐỗVăn Khương, Vũ Dũng, 1988. Hiện trạng và khả năng phát triển nuôitrồng
    thủy sản ở các tỉnh ven biển Việt Nam.
    10. Nguyễn Trọng Nho, Tạ khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp
    xác.Nhà xuất bản bộ Nông nghiệp.
    11. Hiện trạng và phát triển nuôi tôm he chân trắng ở Việt Nam trong thời gian tới.
    Tạp trí “con tôm” số 139 (tháng 8/2007).
    12. Nguyễn Văn Thành, 1998. Đánh giá trình độ công nghệ nuôi tôm bán thâm
    canh ở Việt Nam.Báo cáo tổng kết đề tài khoa học.
    13. Đào Văn Trí, 2003. Một số đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng và thử
    nghiệm nuôi tôm he chân trắng tại Phú Yên, Khánh Hòa.Tham luận khoa học
    Viện Nghiên cứu Thủy sản III.
    14. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.
    Nhà xuất bản nông nghiệp.
    15. Sở Thủy sản Ninh Thuận, 2006. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
    16. Nguyễn Anh Tuấn, 2002. Quảnlý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Khoa Thủy sản
    Trường Đại học Cần Thơ. NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
    52
    Các trang Web
    17. http://www. Aquatic.plus.vn?module.php?name=foruns&file=viewtopic&t39
    18. http://cema.gov.vn/modules.php?name=content&op=details&mid=7810
    19. http://en.wikipedia.org/wiki/shrimp
    20. http://www. Fao.org
    21. http:www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=230&itemID=7384
    22. www.khanhhoa.gov.vn
    23. http://www.nautic-seafood.com/cm59/
    24. http://www.vietlinh.com.vn/forum/tl_khac.html
    Tài liệu tiếng Anh
    25. Agus A. Budhiman, Tatie Sri Paryanti và Anto Sunaryanto, 2005. The Present
    Status of Penaeus vannamei and Other Exotic Shrimp Culture in Indonesia. In
    Regional Technical Consultation on the Aquaculture of Penaeus vannamei and
    Other Exotic Shrimps in SoutheastAsia Manila, Philippines,1-2 March 2005
    26. Wangsa, W.C., 2006. An artisanal Outlook for White Shrimp Culture in
    Indonesia.Aquaculture Asia Pacific Magazine, September/October 2006
    27. Keeratipipatpong, W, 2004. White Shrimp Taking Over, Shrimp News
    International, Bangkok 17
    th
    December, 2004, Thailand.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...