Thạc Sĩ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG CẤP TÔM HÙM BÔNG (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG CẤP TÔM HÙM BÔNG (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN LỢI TÔM HÙM GIỐNG Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Lời cam đoan .i
    Lời cảm ơn ii
    Mục Lục .iii
    Danhmục các bảng Vi
    Danh mục hình Vii
    Danh mục các chữ viết tắt Viii
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    1.1 Đặc điểm phân bố của tôm hùm 3
    1.1.1 Phân bố của tôm hùm trên thế giới . 4
    1.1.2 Phân bố của tôm hùm ở Viêt Nam . 4
    1.2 Tình hình khai thác và nuôi tôm hùm trên thế giới và Việt Nam 6
    1.2.1 Tình hình khai thác và nuôi tôm hùm trên thế giới . 6
    1.2.2 Tình hình khai thác và nuôi tôm hùm ở Việt Nam 9
    1.3 Nghiên cứu về khai thác và ương nâng cấp tôm hùm giống ở Việt Nam 10
    1.3.1 Sự hình thành và phát triển nghề khai thác tôm giống 10
    1.3.2 Tình hình ương nâng cấp tôm hùm giống . 11
    1.3.3 Những nghiên cứu về hiện trạng khai thác tôm hùm giống 12
    1.4 Điều kiện tự nhiên ở vùng biển Khánh Hòa có ảnh hưởng tới nghề khai
    thác và ương nâng cấp tôm hùm giống 14
    1.4.1 Điều kiện tự nhiên . 14
    1.4.1.1 Vị trí địa lý 14
    1.4.1.2 Khí hậu 14
    1.4.1.3 Địa hình đáy biển 15
    1.4.1.4 Đặc điểm thủy văn 15
    1.4.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới hoạt động khai thác và ương
    tôm hùm giống . 16
    1.4.2.1 Thuận lợi . 16
    1.4.2.2 Khó khăn . 17
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu . 18
    2.1.1 Thời gian nghiên cứu . 18
    2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 18
    2.2 Đối tượng nghiên cứu 18
    2.3 Phương pháp nghiên cứu . 20
    2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 20
    2.3.1.1 Số liệu thứ cấp . 20
    2.3.1.2 Số liệu sơ cấp 20
    2.3.2 Hoạt động điều tra phỏng vấn 20
    2.3.2.1 Chọn hộ điều tra phỏng vấn . 20
    2.3.2.2 Sơ đồ khối hoạt động điều tra 22
    2.3.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 24
    2.3.3.1 Xử lí số liệu 24
    2.3.3.2 Phân tích số liệu . 24
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .25
    3.1 Hiện trạng khai thác tôm hùm giống 25
    3.1.1. Những thông tin chung về ngư dân làm nghề khai thác . 25
    3.1.1.1 Cấu trúc độ tuổi của ng ư dân khai thác tôm hùm giống . 25
    3.1.1.2 Trình độ học vấn của ngư dân khai thác tôm hùm giống . 26
    3.1.1.3 Kinh nghiệm khai thác giống tôm hùm . 27
    3.1.2. Hiện trạng kỹ thuật khai thác tôm hùm giống 28
    3.1.2.1 Địa điểm v à vị trí khai thác 28
    3.1.2.2Ngư cụ và phương thức khai thác 28
    3.1.3 Mùa vụ khai thác . 37
    3.1. 4 Cường độ và thời gian khai thác . 38
    3.1.5 Thành phần loài và kích cỡ tôm hùm khai thác được . 39
    3.1.5.1 Thành ph ần loài . 39
    3.1.5.2 Kích c ỡ tôm hùm khai thác . 39
    3.1.6 Số lượng con giống khai thác được 40
    3.1.6.1 Số lượng con giống khai thác trên một tàu 40
    3.1.6.2Số lượng con giống khai thác được trên 100 bẫy . 42
    3.1.6.3Lặn Bắt 43
    3.2 Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống 44
    3.2.1. Những thông tin về chủ hộ ương tôm 44
    3.2.1.1 Cấu trúc tuổi của chủ hộ 44
    3.2.1.2 Trình độ học vấn của người ương nâng cấp tôm hùm giống . 45
    3.2.1.3 Trình độ chuyên môn của người ương nâng cấp tôm hùm giống 45
    3.2.1.4 Thời gian làm nghề ương nâng cấp tôm h ùm giống 46
    3.2.2. Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống 47
    3.2.2.1 Địa điểm ương nâng cấp 47
    3.2.2.2 Hệ thống lồng ương . 48
    3.2.2.3 Tôm giống . 50
    3.2.2.4 Mật độ thả . 52
    3.2.2.5 Mùa vụ và thời gian ương nâng cấp 53
    3.2.2.6 Quản lý và chăm sóc tôm ương 53
    3.2.2.7 Bệnh v à cách phòng trị bệnh cho tôm giống 56
    3.2.2.8 Tỷ lệ sống của tôm giống 57
    3.3 Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tôm hùm giống 59
    3.3.1 Sự tác động của khai thác giống đến nguồn lợi tôm hùm . 59
    3.3.1.1 Hình thức khai thác . 59
    3.3.1.2 Cường độ khai thác . 60
    3.3.1.3 Thành ph ần loài và kích cỡ tôm khai thác . 60
    3.3.2 Sự tác động của quá trình ương nâng cấp đến nguồn lợi tôm hùm 61
    3.3.3 Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn giống tôm hùm . 62
    3.3.3.1 Giải pháp về kỹ thuật . 62
    3.3.3.2 Giải pháp về quản lý 64
    Chương 4 KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
    I Kết luận 66
    1. Hiện trạng khai thác 66
    2 Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống . 67
    II Kiến nghị 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Việt Nam có 3260 km bờ biển, trải dài 13 vĩ độ từ 8
    o
    23

    N đến 21
    o
    39

    N
    với diện tích thềm lục địa khoảng 1.000.000 km
    2
    . Biển Đông mang nhiều nét
    đại dương điển hìnhvà nằm kế cận với quần đảo Ấn Độ-Mã Lai, một trong
    nhưng trung tâm phát sinh và phát tán cổ xưa và lớn nhất của động vật biển
    trên thế giới. Do đó, hải sản ở vùng biển Việt Nam rất đa dạng và phong phú,
    trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao [1].
    Một trong những loại hải đặc sản có giá trị kinh tế caovà được nhiều
    người ưa chuộng là tôm hùm. Chúng phân bố chủ yếu trong các ghềnh đá, rạn
    san hôven biển miền trung, nhất là vùng ven bờ từ Bình Định đến Bình Thuận
    và xung quanh các đảo [26] .
    Vào thập niên80 của thế kỷ XX, sản lượng khai thác tôm hùm đạt từ
    500-700 tấn/năm. Kích cỡ tôm thương phẩm lớn: 5-10 kg/con (tôm hùm bông),
    3-5 kg/con (tôm hùm xanh) và 1-2 kg/con (tôm hùm sỏi). Tuy nhiên, những
    năm sau đó sản lượng khai thác tôm hùm giảm đi rất nhanh và kích thước tôm
    thương phẩm cũng giảm đi nhiều [26] . Việc khai thác quá mức và không hợp lý
    đã làm cho nguồn lợi tôm hùm suy giảm nghiêm trọng.
    Kích cỡcủa tôm hùm khai thác ngoài tự nhiên vàonhững năm cuối thế
    kỷ XX nhỏ hơn nhiều so với cỡ tôm xuất khẩu. Tôm khai thác được phải bán
    với giá thấp, nhiều ngư dân đã thả tôm vào lồng nuôi đạt kích thước xuất khẩu
    mới bán. Do vậy, nghề nuôi tôm hùm lồng được hình thành và phát triển đến
    ngày nay.
    Kích thước con giống tôm hùm đưa vào nuôi lồng ngày càng nhỏ đi.
    Ban đầu, khi nghề nuôi tôm hùmlồng mới hình thành, ngư dân chỉthả nuôi
    con giống cókích thước trung bình hoặc nhỏ hơn kích thước thương phẩm vài
    trăm gram. Nhưng từ năm 2000, phong trào nuôi tôm hùm lồng phát triển
    mạnhmẽ, nhu cầu con giống tăng cao, ngưdân khai tháccảtôm giống có kích
    thước nhỏ (ấu trùng và hậu ấu Puerulus) đưa vào nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ sống
    của tôm giống từ giai đoạn ấu trùng Puerulus lên thương phẩm rất thấp chỉ đạt
    khoảng 40-50%. Để tăng tỷ lệ sống của tôm hùm con giai đoạn ấu trùng
    Puerulus và hậu ấu trùng nhiều ngư dân đã đưa tôm giống vào ương. Từ đó đã
    hình thành nên các vùngương nâng cấp tôm hùm con.
    Nguồn giống phục vụ cho ương nâng cấp và nuôi thương phẩmtôm
    hùmphụ thuộchoàn toànvào tự nhiên. Tôm hùm giống ngoài tự nhiên ngày
    càng bị đánh bắttriệt để bằng nhiều loại ngư cụ và phương thức khai thác khác
    nhau. Nguy cơ đe dọa nguồn lợi tôm hùm cũng như môi trường sống của
    chúng là điều không thể tránh khỏi.Do đó, tìm hiểu về hiện trạng khai thác và
    ương nâng cấp tôm hùm giống là yêu cầu của thực tiễn.
    Xuất phát từ những tính chất trên và được sự đồng ý của Hiệu trưởng
    Trường Đại học Nha Trang, chúng tôi thực hiện đề tài ”Hiện trạng khai thác,
    ương nâng cấp tôm hùmbông (Panulirus ornatus,Fabricius, 1798) và đề
    xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm giống ở vùng biển
    Khánh Hòa” với các mục tiêu và nội dung sau:
    Mục tiêu của đề tài:
    - Nắm được hiện trạng khai thác, ương nâng cấp tôm hùm giống
    tạivùng biển Khánh Hòa trong những năm gần đây.
    -Bước đầu đánh giá nguy cơ đe dọa nguồn lợi của tôm hùm giống,
    đồng thời đề xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm giống tại
    vùng biển nghiên cứu.
    Nội dung đề tài:
    1. Thực trạng khai thác tôm hùm giống tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa
    2. Thực trạng ương nâng cấp tôm hùm giống tại tỉnh Khánh Hòa
    3. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống
    ở tỉnh Khánh Hòa.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    - Kết quả của đề tài góp phần làm sángtỏ ảnh hưởng của việc khai thác
    và ương nâng cấp lên nguồn lợi tôm hùm giống ngoài tự nhiên.
    - Làm cơ sở để các cơ quan quản lý địa phươngđịnh hướng bảo vệ và
    sử dụng bền vững nguồn lợi tôm hùm giống, góp phần duy trì và bảo vệ nguồn
    lợi cũng như phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng.

    Chương 1
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1 Đặc điểm phân bố của tôm hùm
    Phân bốcủa tôm hùm được quyết định bởi tính di truyền và quá trình
    thích nghi của loài đối với các điều kiện tựnhiên, môi trường ởtừng vùng
    biển. Đối với tôm hùm, chu kỳsống trải qua nhiều lần thay đổi môi trường
    sống khác nhau, mỗi giai đoạn của chúng gắn với một điều kiện sinh thái nhất
    định và tạo nên một quần thểriêng biệt [6].
    + Giai đoạn ấu trùng Phyllosomasống trôi nổi như sinh vật phù du
    trên biển và đại dương, vì thế khả năng phát tán của chúng rất lớn do tác động
    của sóng, gió, dòng chảy. Hầu như suốt thời kỳ này, chúng luôn di chuyển và
    hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện thủy văn môi trường biển khơi [6].
    + Sau khi ấu trùng Phyllosoma trải qua 12-15 lần lột xác biến thái,
    chúng chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus và bắt đầu sống định cư.
    Môi trường phân bố của ấu trùng Puerulusphụ thuộc vào điều kiện sinh thái
    của các vũng, vịnh hoặc đầm. Tôm thường phân bố ở những vùng biển ít sóng
    gió, nguồn thức ăn phong phú . Giai đoạn hậu ấu trùngPuerulus có thể bơi chủ
    động. Chúng thích bámtrên rong, vách đá hoặc các giá thể[5, 6].
    + Sau khoảng 4 lần lột xác và biến thái, ấu trùng Puerulus trở thành
    tôm hùm con (juvenile)có màu sắc và hình thái giống tôm trưởng thành.
    Chúng sống định cư trong các vũng, vịnh, đầm phá ven biển. Tập tính sống
    bầy đàn thể hiện rất rõ. Chúng thường nấp trong các khe, hốc đá hoặc bám
    chắc vào những hõm, lỗ nhỏ của ghềnh đá [5, 6].
    +Tôm trưởng thành có xu hướng dichuyển ra ngoài khơi, nơi có
    điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của loài. Cá thể
    trưởng thành thường ẩn mình cả ngày trong rạn san hô hoặc hốc đá. Chúng chỉ
    bò ra ngoài để kiếm mồi ở gần chỗchú ẩnnhư rạn san hô và thảm cỏ biển vào
    buổi tối [6, 15].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Bộ Thủy Sản(1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nhà xuất bản
    Nông nghiệp Hà Nội, 616 trang.
    2. Lê Văn Hảo(2005), Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học.
    Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.
    3. Nguyễn Đình Huy(2006), Thực trạng khai thác tôm hùm và sự tác
    động của việc khai thác tới nguồn lợi tôm hùm ở các vùng trọng điểm
    thuộc 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Luận văn cao học ngành
    Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.
    4. Võ Văn Nha(2004), Hiện trạng nuôi và tình hình bệnh tôm hùm nuôi
    lồng tại Việt Nam –Hướng nghiên cứu của tôm hùm trong tương lai,
    tuyển tập các báo cáo tại hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng
    KHCN trong nuôi trồng thủy sản, Bộ thủy sản, tr 612-625.
    5. Võ Văn Nha(2006), Kỹ Thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp
    phòng trị bệnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 59 trang.
    6. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường và Lục Minh Diệp (2006), Kỹ
    thuật nuôi giáp xác, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 235 trang.
    7. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa (2004), Đặc điểm khí hậu
    và thủy văn tỉnh Khánh Hòa,Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung
    Bộ, Nha Trang.
    8. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định (2007), Ương nuôi tôm
    hùm lồng ở Nhơn Hải.
    9. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hoà(2008), Báo
    cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và đầu tư phát triển thủy
    sản Khánh Hòa năm 2008 và kế hoạch năm 2009.
    10. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hoà (2010). Tài
    liệu hội thảo đề án kế hoạch phát triển ngành Nuôi trồng Thủy sản
    tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015.
    11. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình định (2010),
    Tình hình khai thác, ương nâng cấp tôm hùm giống tại Bình Định-thực trạng và giải pháp Kỹ thuật.
    12. Sở Thủy sản Khánh Hòa, (2007). Báo cáo thuyết trình dự án quy
    hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vùng nước mặt vịnh Nha Trang và
    vùng vịnh Cam Ranh đến năm 2015.183 trang.
    13. Sở Thủy sản Khánh Hòa, (2008).Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện
    nhiệm vụ kinh tế -xã hội năm 2007 và kế hoạch năm 2008.
    14. Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão (2006),Khai thác và sử dụng bền
    vững đa dạng sinh học thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản Việt Nam.
    Nhà xuất bản Nông nghiệp, 146 trang.
    15. Nguyễn Thị Bích Thúy(1995), Một số đặc điểm sinh học sinh sản của
    tôm hùm bông (Panulius ornatus, Fabricius 1798) ở vùng biển miền
    trung. Luận văn cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản. Trường Đại học
    Thủy sản, Nha Trang
    16. Mai Như Thủy (2006), Thức ăn cho tôm hùm bông(Panulirus
    ornatus) tại Khánh Hòa và bước đầu thử nghiệm sản xuất thức ăn viên
    phục vụ ương tôm giống giai đoạn 10-20 gram, Luận văn cao học
    ngành Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.
    17. Phạm Xuân Thủy (2000), Điều tra hiện trạng kỹ thuậtnuôi tôm và đánh
    giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm sú thương phẩm ở tỉnh
    Khánh Hòa. Luận văn cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại
    học Thủy sản, Nha Trang.
    18. Lê Anh Tuấn(2008), Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học
    trong nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.
    19. Trung tâm Khuyến nông –Khuyến ngư Ninh Thuận, Tài liệu tập
    huấn Kỹ thuật ương nuôi nâng cấp tôm hùm giống (Panulius
    ornatus).
    20. Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam (2007), Bách khoa thủy sản,
    Nhà xuất bảnNông nghiệp, 650 trang.
    21. UBND tỉnh Khánh Hòa(2003), Địa chí Khánh Hòa, Nhà xuất bản
    Chính trị Quốc gia.
    22. UBND huyện Vạn Ninh(2008), Báo cáo thuyết trình dự án quy hoạch
    chi tiết nuôi trồng thủy sản vùng nước mặt vịnh Vân Phong đến năm
    2015, 132 trang.
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    23. Hung Lai Van and Tuan Le Anh (2008), Lobster seacage culture in
    Vietnam
    In: Spiny lobster aquaculture in the Asia–Pacific region (Ed: Kevin C.
    Williams), pp10-17. Proceedings of an international symposium held at
    Nha Trang, Vietnam.
    24. Long Nguyen Van and Hoc Dao Tan (2008), Census of lobster seed
    captured from the central coastal waters of Vietnam for aquaculture
    grow-out, 2005–2008
    In In: Spiny lobster aquaculture in the Asia–Pacific region (Ed: Kevin
    C. Williams), pp52-58.
    25. Phillips B.E and Kittaka J(2000), Spiny lobsters: Fisheries and
    culture, second edition, 678 p.
    26. Thuy Nguyen Thi Bich and Ngoc Nguyen Bich (2004), Current
    Status and Exploitation of Wild Spiny Lobsters in Vietnamese Waters.
    In: Spiny lobster ecology and exploitation in the South China Sea
    region (ed. By Kevin C.Williams), pp 13-16.
    27. Tuan Le Anh and Mao Nguyen Dinh(2004), Present Status of
    Lobster Cage Culture in Vietnam.
    In: Spiny lobster ecology and exploitation in the South China Sea
    region (ed. By Kevin C.Williams), pp 21-25Proceedings of a workshop
    held at the Institute of Oceanography, Nha Trang, Vietnam, July 2004.
    28. http://aquanic.org/species/shrimp/documents/lobster_2006.pdf
    29. http://www.ccfi.ca/pdf/Lobster/3.Global%20Demand.pdf
    30. http://www.ccfi.ca/pdf/Lobster/Lobster%20Summit%20Report%20Eng
    lish.pdf
    31. http://en.wikipedia.org/wiki/Lobster
    32. http://www.fao.org//docrep/006/y4931b/y4931b0q.htm
    33. http://www.fao.org/fishery/species/3445/en
    34. http://www.fas.usda.gov/ffpd/Fishery_Products_Presentations/Lobster_
    2004/Lobster_2004.pdf
    35. http://www.myseafood.com/academy/Global%20supply%20of%20Lob
    ster.pdf
    36. http://www.nwrc.usgs.gov/wdb/pub/species_profiles/82_11-033.pdf
     
Đang tải...