Tiểu Luận Hiện trạng khai thác , sử dụng và biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường cho ngành than ở

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG
    VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG
    ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHO NGÀNH THAN Ở VIỆT NAM

    MỤC LỤC

    Mở đầu . 3

    Chương I
    NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ THAN ĐÁ

    I. Khái niệm chung 5
    II. Than đá 5

    Chương II
    TRỮ LƯỢNG VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG THAN
    TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

    I. Trữ lượng than đá trên thế giới 7
    1.1 Tình hình phân bố than trên thế giới . 7
    1.2 Hiện trạng sử dụng 10
    II. Trữ lượng than ở Việt Nam . 11
    2.1 Sơ lược về lịch sử khai thác than ở Việt Nam . 11
    2.2 Trữ lượng than ở Việt Nam 14
    III. Ứng dụng của than trong đời sống và sản xuất 17
    IV. Những tác động của việc khai thác và sử dụng than đến môi trường 20
    4.1 Trong quá trình khai thác ở Việt Nam . 20
    4.2 Ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng 25
    V. Giải pháp 27
    5.1 Đối với các mỏ khai thác than 27
    5.2 Đối với các hoạt động sử dụng than làm nhiên liệu 28

    Chương III
    NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

    I. Nhận xét . 33
    II. Kết luận 34

    Tài liệu tham khảo 35


    MỞ ĐẦU
    Năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của loài người. Không kể đến năng lượng sống để tồn tại, thì bất cứ mặt nào trong đời sống của con người cũng cần đến năng lượng. Từ việc sử dụng các phương tiện đi lại, ánh sáng, nước, sửa ấm, làm mát, giải trí đều cần dùng đến năng lượng và để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của mình thì mỗi ngày lượng năng lượng tiêu thụ ấy càng lúc càng tăng cao vì vậy có thể nói, khủng hoảng năng lượng đang làm cho cuộc sống của con người khủng hoảng theo, bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội từ vấn đề quân sự đến kinh tế, ngoại giao, môi trường đều bắt nguồn từ các cuộc khủng hoảng này. Tuy việc tranh giành các nguồn năng lượng có nguy cơ cạn kiệt diễn ra ngày một khốc liệt trên thế giới, những việc quan tâm, tuyên truyền, giáo dục con người sống một cách hài hòa hơn với việc sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả lại chưa được quan tâm, chú trọng điều đó không thể khiến cho các vấn đề năng lượng được giải quyết ổn thỏa, Vì vậy trong tương lai điều quan trọng của toàn thế giới chính là hướng xã hội loài nguồi tới ý thức sử dụng một cách bền vững các nguồn năng lượng trên trái đất.
    Trong quá trình phát triển của con người từ ngàn xưa thì một trong những loại năng lượng được sử dụng phổ biến nhất, lâu đời nhất chính là nguyên liệu hóa thạch mà trong đó than đá đứng thứ hai chiếm khoảng 26,6% trong lượng nguyên liệu hóa thạch trên trái đất và cũng đóng góp một phần khá quan trọng trong đời sống con người. Than đóng góp một phần rất lớn vào nguồn năng lượng được tạo ra trên thế giới, hàng năm than cung cấp 23% nguồn năng lượng chính toàn cầu và trong lượng than được sử dụng thì có tới 60% là phục vụ cho sản xuất điện và chiếm 38% lượng điện được sản xuất ra trên toàn cầu. Đồng thời, than đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thép, chiếm 70% sản lượng thép được sản xuất trên thế giới. Than được tiêu thụ trên thế giới được phân chia như sau: Các nước thuộc OECD chiếm 51% trong tổng lượng tiêu thụ than cứng, các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 9% và 40% là tỉ lệ của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà than đá mang lại thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến môi trường cũng ngày một lớn, ngoài là một nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo, việc khai thác quá mức than cũng như các nguồn năng lượng hóa thạch còn là nguyên nhân có thể làm rỗng đàn vỏ trái đất và khiến cho cường độ các cuộc động đất có thể mạnh hơn và sử dụng than trong hoạt động sản xuất cũn là nguồn phát sinh CO[SUB]2[/SUB] ô nhiễm môi trường, hàng năm cũng có hàng trăm vụ tai nạn lao động chết người trên trái đất vì việc khai thác than không an toàn
    Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới, với ước tính có khoảng 4 tỷ tấn than Antraxit. Với trữ lượng than phân bố chủ yếu là ở độ sâu dưới 500m trong khi lượng than ở các mỏ lộ thiên lại rất nhỏ, khoảng 300 triệu tấn nên gặp không ít khó khăn trong việc khai thác. Hơn nữa, Việt Nam có trữ lượng khoảng 17 tỷ tấn than nâu thích hợp cho việc sử dụng trong các ngành công nghiệp nồi hơi, nhưng phần lớn lượng than này nằm dưới Đồng bằng châu thổ sông Hồng nên số than này sẽ rất khó khăn trong việc khai thác do việc ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp và ảnh hưởng của lượng nước ngầm cao. Than Antraxit nằm chủ yếu ở vùng mỏ Quảng Ninh còn than nâu chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng.
    Ngành than là một bộ phận của nền kinh quốc dân thống nhất, phát triển của ngành than phải đặt trong sự phát triển của các ngành liên quan và đặt trong tổng thể phát triển của nền kinh tế và xã hội. Ngành than là một trong những ngành công nghiệp mang tính chất hạ tầng và là nguồn cung cấp đầu vào phục vụ cho nhiều ngành kinh tế khác. Mang tính chất là một ngành công nghiệp hạ tầng nên ngành cần có tính chất đặc thù cho cả đầu tư phát triển nội ngành và cả con người, đảm bảo cho ngành than Việt Nam phát triển một cách bền vững, chắc chắn và đồng bộ với các ngành nó phục vụ.
    Vì vậy, việc nghiên cứu về than đá, về các vấn đề như trữ lượng, lợi ích, tác hại của than đá sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và đưa ra những dự báo chính xác cũng như việc quản lý, sử dụng một cách có tính toán, khoa học, hợp lý và bền vững hơn đối với nguồn năng lượng hóa thạch này trong tương lai, ngoài ra việc tìm ra các giải pháp phù hợp vấn đề quản lý, sử dụng than đá hay những giải pháp thay thế khác đều cần có sự hiểu biết về bản thân nó, đề tài “ Hiện trạng khai thác, sử dụng và các biện pháp giảm thiểu những tác động đến môi trường của ngành than ở Việt Nam” được lựa chọn để đi sâu tìm hiểu trong yêu cầu tiểu luận của môn “ Quản lý và sử dụng bền vững nguồn năng lượng”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...