Luận Văn Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵn

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG . vi
    DANH MỤC HÌNH . vii
    MỞ ĐẦU . viii
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN . 1
    1.1. Khái quát hiện trạng nguồn lợi và KTTS vùng ven bờ trên thế giới 1
    1.1.1. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ trên thế giới . 1
    1.1.2. Hiện trạng khai thác thủy sản vùng ven bờ thế giới . 1
    1.2. Khái quát hiện trạng nguồn lợi và khai thác thủy sản ở vùng ven bờ Việt
    Nam . 3
    1.2.1. Nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ Việt Nam 3
    1.2.2. Hiện trạng khai thác thủy sản vùng ven bờ Việt Nam 5
    1.3. Khái quát hiện trạng nguồn lợi, khai thác và sử dụng thủy sản ở vùng
    ven bờ Đà nẵng . 7
    1.3.1. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ Đà Nẵng 7
    1.3.2. Hiện trạng khai thác thủy sản vùng ven bờ Đà Nẵng . 8
    CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
    2.1.1. Thời gian nghiên cứu . 11
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu . 11
    2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 11
    2.2. Nội dung nghiên cứu (được trình bày trong hình). . 11
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 11
    2.3.1. Cách xác định số lượng phiếu điều tra: . 11
    2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu. . 11
    iii
    2.3.2.1. Số liệu sơ cấp: . 11
    2.3.2.2. Số liệu thứ cấp: . 12
    2.4. Phương pháp xử lý số liệu. 12
    CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Thọ Quang 14
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên phường Thọ Quang . 14
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội 16
    3.2. Hiện trạng khai thác thủy sản vùng ven bờ phường Thọ Quang 17
    3.2.1 Hiện trạng tàu thuyền khai thác ở phường Thọ Quang . 17
    3.2.2. Cơ cấu nghề và lao động trong KTTS vùng ven bờ phường Thọ
    Quang . 20
    3.2.2.1. Cơ cấu nghề KTTS vùng ven bờ phường Thọ Quang . 20
    3.2.2.2. Lao động tham gia KTTS vùng ven bờ phường Thọ Quang . 21
    3.2.3. Mùa vụ khai thác . 23
    3.2.4. Đối tượng khai thác. 24
    3.2.5. Kích thước mắt lưới của các ngư cụ khai thác 27
    3.2.6. Sản lượng khai thác . 28
    3.2.7. Thu nhập từ khai thác hải sản . 30
    3.2.8. Hình thức các tổ khai thác ở phường Thọ Quang . 30
    3.2.9. Hình thức tiêu thụ sản phẩm của ngư dân phường Thọ Quang 32
    3.2.10 Phân tích ma trận SWOT đối với khai thác thủy sản phường Thọ
    Quang . 33
    3.3. Nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi . 34
    3.3.1. Dân số tăng 34
    3.3.2. Khai thác quá mức, không hợp lý . 35
    3.3.3. Môi trường ô nhiễm . 36
    3.3.4. Các chính sách quản lý, tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản
    chưa đạt hiệu quả . 36
    iv
    3.3.5. Ý thức và hiểu biết về khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của ngư
    dân còn thấp . 37
    3.3.6. Ngư trường bị thu hẹp . 37
    3.4. Các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của chính quyền địa
    phương và các hạn chế trong chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản của
    phường . 38
    3.4.1. Các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của chính
    quyền địa phương 38
    3.4.2. Hạn chế trong chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản 39
    3.4.3. Một số biện pháp góp phần khai thác hiệu quả và sử dụng hợp lý
    nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ 40
    3.4.3.1. Quản lý 40
    3.4.3.2. Kỹ thuật . 43
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 46
    Kết luận . 46
    Đề xuất ý kiến. 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    v
    DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
    KTTS : khai thác thủy sản
    UBND : Ủy Ban Nhân Dân
    GIS : (Geographical Information System) - Hệ thống công nghệ thông
    tin địa lý
    GPS : (Global Positioning System) - hệ thống định vị toàn cầu
    vi
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1: Nguồn lợi hải sản Việt Nam . 4
    Bảng 1.2: Cơ cấu nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng năm 2011 . 9
    Bảng 3.1: Lao động tham gia khai thác hải sản theo nghề 22
    Bảng 3.2: Mùa vụ khai thác theo nghề khai thác . 23
    Bảng 3.3: Các đối tượng khai thác theo nghề phường Thọ Quang . 24
    Bảng 3.4: Kích thước mắt lưới theo nghề 27
    Bảng 3.5: Các tổ khai thác ở phường Thọ Quang. 30
    vii
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 2.1: Nội dung nghiên cứu. . 13
    Hình 3.1: Vị trí phường Thọ Quang. 14
    Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu nghề ở phường Thọ Quang . 16
    Hình 3.3: Cơ cấu tàu thuyền ở phường Thọ Quang năm 2011. 17
    Hình 3.4: Biểu đồ sự biến động giữa số lượng tàu thuyền và công suất bình
    quân năm 2007 -2011. 19
    Hình 3.5: Cơ cấu nghề khai thác ở phường Thọ Quang năm 2011. 20
    Hình 3.6: Trình độ dân trí lao động KTTS phường Thọ Quang. 23
    Hình 3.7: Biểu đồ mối tương quan giữa số lượng tàu thuyền và sản lượng tham
    gia khai thác hải sản. 28
    Hình 3.8: Năng suất khai thác của tàu khai thác phường Thọ Quang năm 2007
    - 2011. . 29
    viii
    MỞ ĐẦU
    Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200km và vùng đặc quyền kinh tế
    rộng khoảng 1 triệu km
    2
    , với khu hệ sinh vật đa dạng. Từ lâu biển đã tạo tiềm năng
    phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng, chế biến
    thủy hải sản, cảng biển, vận tải biển, sửa chữa đóng tàu, khai thác tài nguyên
    khoáng sản, du lịch . góp phần vào ổn định xã hội, an ninh quốc phòng, xoá đói
    giảm nghèo và tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, hàng năm giải quyết việc làm cho
    hàng triệu lao động. Trong đó khai thác thủy sản luôn đóng một vai trò hết sức quan
    trọng. Song trong những năm gần đây do hoạt động khai thác quá mức và chưa hợp
    lý nên nguồn lợi thủy sản đang ngày càng cạn kiệt. Từ đó đòi hỏi phải có các quá
    trình điều tra về hiện trạng khai thác thủy sản để có các biện pháp quản lý và bảo vệ
    nguồn lợi thủy sản.
    Đà Nẵng là một thành phố có hơn 92 km đường bờ biển với 6/8 quận tiếp
    giáp với biển. Biển đã tạo ra vị thế phát triển cho thành phố Đà Nẵng thông qua các
    lĩnh vực khai thác thủy sản, du lịch, công nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển và
    đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng an ninh vùng biển. Đà Nẵng có nguồn tài nguyên
    biển nằm trong ngư trường trọng điểm của miền Trung, với trữ lượng nguồn lợi
    thủy sản khoảng 1.140.000 tấn/năm. Thọ Quang là một phường nằm phía Đông
    thành phố Đà Nẵng, thuộc Quận Sơn Trà với nghề KTTS phát triển từ khá lâu và
    mang lại nguồn thu nhập cũng như việc làm cho nhiều hộ dân ở đây. Tuy nhiên,
    hiện nay nhiều ngư dân đang gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản ngày càng
    cạn kiệt. Thành phố đang cố gắng tìm hướng đi đúng cho sự phát triển hợp lý nghề
    cá. Song do các nghiên cứu về điều tra về hiện trạng KTTS còn ít nên chưa cung
    cấp đầy đủ các thông tin phục vụ cho việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của
    thành phố.
    Vì vậy được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo
    trường Đại học Nha Trang và Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng thủy sản tôi thực
    ix
    hiện đề tài này “Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ Phường Thọ
    Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng” với hi vọng có thể cung cấp cái nhìn
    tổng quát hơn giúp cho việc quản lý và phát triển bền vững nghề KTTS của phường
    Thọ Quang nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung.
    Mục tiêu đề tài:
    Đưa ra các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển nghề KTTS một
    cách bền vững cho địa phương.
    Nội dung nghiên cứu:
    Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội phường Thọ Quang.
    Tìm hiểu hiện trạng KTTS ở vùng ven bờ phường Thọ Quang.
    Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
    Tìm hiểu các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đề xuất các
    biện pháp khác.
    1
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
    1.1. Khái quát hiện trạng nguồn lợi và KTTS vùng ven bờ trên thế giới
    1.1.1. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ trên thế giới
    Đại dương bao phủ tới 70% diện tích bề mặt Trái đất và cung cấp 1/2 lượng
    oxy cho chúng ta hít thở nhờ vào các sinh vật phù du nhỏ bé có khả năng tạo ra oxy
    trong nước biển. Với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km
    3
    . Kể
    từ khi cuộc sống tồn tại trong khối lượng to lớn này, các đại dương tạo thành kho
    lưu trữ lớn nhất của các sinh vật trên hành tinh. Ước tính có khoảng 200 tỷ tấn sinh
    vật sống trong biển và đại dương, bao gồm cả 3 nhóm: sinh vật đáy, bơi lội và trôi
    nổi. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo rất lớn, nguồn dự trữ thực phẩm quan trọng cho
    loài người. Theo dự tính, sinh vật biển mỗi năm có thể sản xuất ra 134 tỉ tấn hữu cơ.
    Chỉ tính riêng động vật biển đã có 32,5 tỉ tấn, trong khi toàn bộ động vật trên lục địa
    chưa đến 10 tỉ tấn. Trong điều kiện nguồn lợi không bị hủy hoại thì mỗi năm biển
    có thể cung cấp 3 tỷ tấn hải sản. Theo FAO cá cung cấp 15,7% lượng chất protein
    động vật và 6,1% tổng lượng protein tiêu thụ cho dân số trên toàn thế giới [19].
    1.1.2. Hiện trạng khai thác thủy sản vùng ven bờ thế giới
    Trong những năm 1970, một nghiên cứu của FAO biên soạn bởi Gulland ước
    tính tiềm năng cá khai thác được của đại dương là gần 100 triệu tấn. Tuy nhiên thực
    tế khả năng khai thác sẽ không đạt mức tối ưu mà chỉ đạt xấp xỉ 80 triệu [15].
    Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản lượng thủy sản, tiếp theo là các nước
    Peru, Indonesia, United States of America, Japan, India, Chile, Russian Federation,
    Philippines, Myanmar [16].
    Sản lượng khai thác hải sản thế giới đạt đến một đỉnh cao là 86,3 triệu tấn
    vào năm 1996 và sau đó giảm xuống còn 79,9 triệu tấn trong năm 2009. Trong năm
    2008, Tây Bắc Thái Bình Dương có sản lượng cao nhất 20,1 triệu tấn (25% sản
    lượng đánh bắt hải sản toàn cầu), tiếp theo là Đông Nam Thái Bình Dương, với sản
    lượng khai thác là 11,8 triệu tấn (15%), Tây Thái Bình Dương 11,1 triệu tấn (14%)
    và Đông Bắc Đại Tây Dương 8,5 triệu tấn (11%). Tuy nhiên sản lượng khai thác hải
    2
    sản đang ngày càng suy giảm, từ 83,8 triệu tấn (2004) xuống còn 79,9 triệu tấn
    (2009) [16].
    Theo ước tính của FAO (2008), hơn nửa (53%) nguồn lợi bị khai thác hoàn
    toàn và không có khả năng tái tạo. Trong 47% còn lại, ước tính có tới 28% là đã bị
    khai thác quá mức, 3% đã bị cạn kiệt, chỉ còn khoảng 3% nguồn lợi chưa được khai
    thác, 12% bị khai thác vừa phải và khả năng phục hồi chỉ là 1%. Trong những năm
    gần đây, sản lượng khai thác ngày càng suy giảm cùng với sự gia tăng tỉ lệ nguồn
    lợi khai thác quá mức và sự suy giảm nguồn lợi chưa được khai thác hoặc khai thác
    vừa phải [16].
    Biển Bắc là một trong những vùng biển đánh bắt cá sâu rộng nhất thế giới.
    Bên cạnh một số loài vẫn trong tình trạng tốt thì rất nhiều loài cá khác đang bị đánh
    bắt quá mức một cách nghiêm trọng (chẳng hạn như cá tuyết và cá bẹt). Một số
    phương thức đánh bắt cá gây hại cho môi trường (như thả lưới đáy trên biển) và có
    những xung đột với các ngành khác chẳng hạn như các trạng trại gió và các hoạt
    động khác làm giảm diện tích có thể đánh bắt [3].
    So với thống kê của FAO cách đây một thập kỷ thì số tàu đã tăng lên đáng
    kể. Hiện nay trên thế giới có khoảng 4,3 triệu tàu, thuyền đang tham gia khai thác.
    Trong đó chỉ khoảng 59% các tàu được trang bị động cơ. Số còn lại 41% thường là
    tàu có công suất nhỏ và chưa được đầu tư các trang thiết bị. Số tàu này tập trung
    chủ yếu ở Châu Á (77%) và Châu Phi (20%) [16].
    Các nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản trên thế giới:
    Một nghiên cứu của James N. Sanchirico và James E. Wilen về: “Nguồn lợi
    hải sản toàn cầu: Tình trạng và triển vọng” đăng trên tạp chí thủy sản Global
    Environmental Issues năm 2002. Nghiên cứu này cho biết tình trạng hiện tại và triển
    vọng của nghề cá thế giới từ quan điểm của các ngành kinh tế.
    Năm 2005, nghiên cứu đăng trên tạp chí Ecology của tiến sỹ Jim Spotila cho
    biết một số quần thể các lớn như cá mập, cá ngừ đã giảm đến 87% so với những
    năm 1950.
    3
    Năm 2010, nghiên cứu được tiến hành do Phó giáo sư Rashid Sumaila với sự
    hỗ trợ của Nhóm Môi trường Pew, trường đại học British Columbia: Nghề cá Thế
    giới đóng góp từ 225 đến 240 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu. Các nhà
    nghiên cứu cũng kết luận rằng nghề cá vững chắc hơn sẽ ngăn ngừa được tình trạng
    suy dinh dưỡng của gần 20 triệu người dân ở các nước nghèo. Ước tính toàn diện
    được tổng kết lần đầu tiên về sự đóng góp của nghề cá cho nền kinh tế thế giới đã
    được công bố trực tuyến trong bốn báo cáo như một phần trong số đặc biệt của tạp
    chí “Journal of Bioeconomics”. Tiến sĩ Sumaila và nhóm nghiên cứu cũng đã phát
    hiện ra: Khai thác quá mức làm giảm thu nhập. Hàng năm, tổn thất về sản lượng
    thủy sản trên toàn thế giới từ việc khai thác quá mức ước tính lên đến 7 - 36% lượng
    cá thực tế đưa về bờ mỗi năm, gây thiệt hại từ 6,4 - 36 tỷ USD/năm [19].
    1.2. Khái quát hiện trạng nguồn lợi và khai thác th ủy sản ở vùng ven bờ Việt Nam
    1.2.1. Nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ Việt Nam
    Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km, với vùng đặc quyền kinh tế rộng 1
    triệu km
    2
    . Biển Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và là nơi di cư
    của nhiều luồng động thực vật nên có đa dạng sinh học khá cao và được đánh giá là
    một trong 16 trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới, với khoảng 11.000 loài
    đã được phát hiện [14]. Trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá biển
    (hơn 100 loài kinh tế), 653 loài rong biển (rong kinh tế chiếm 14%), 657 loài động
    vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, hệ giáp xác biển có
    1.647 loài (trong đó có 225 loài tôm bi ển), 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 14 loài cỏ
    biển, 298 loài san hô, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển, 43 loài chim
    nước. Đây là một điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển đa dạng các ngành kinh
    tế biển và ven biển [4].
    Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta với trữ lượng hải sản dao động trong
    khoảng 3,4 - 4,2 triệu tấn/năm với khả năng khai thác bền vững 1,4 - 1,8 triệu
    tấn/năm, không kể trữ lượng cá đại dương di cư và sinh vật đáy vùng triều. Trong
    đó cá nổi có trữ lượng là 1,74 triệu tấn, cá đáy 2,14 triệu tấn, cá nổi đại dương 0,3
    triệu tấn, khả năng khai thác tương ứng là 0,69 triệu tấn, 0,86 triệu tấn, 0,12 triệu


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Nguyễn Lâm Anh (2004), Bài giảng Phương pháp đánh giá nguồn lợi, Đại
    học Nha Trang.
    2. Đinh Thị Phương Anh (2009), Thành phần loài cá ở vùng biển Nam bán đảo
    Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
    3. Nguy ễn Lâm Anh và ctv (2011), Bài giảng Quản lý tổng hợp vùng ven biể n.
    4. Nguyễn Duy Chinh (2008), Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến lược và
    chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam. Dự án Dinadi, Viện Nghiên
    cứu quản lý kinh tế Trung ương.
    5. Nguyễn Văn Long và ctv (2006), Báo cáo đề tài Điều tra rạn san hô và các
    hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải Vân và bán
    đảo Sơn Trà.
    6. Nguyễn Văn Long, Võ Xuân Tiến (2010), Đánh giá tác động của hoạt động
    kinh tế biển ở Đà Nẵng đối với môi trường vùng bờ và sức khỏe cộng đồng.
    7. Niên giám thống kê 2006. Tổng Cục Thống kê.
    8. Niên giám thống kê (tóm tắt) 2011. Tổng Cục Thống kê.
    9. Trần Ngọc Sơn (2012), Đà Nẵng – một trong ba trung tâm kinh tế biển của
    Việt Nam. Đại học Đông Á.
    10. Lê Anh Thắng (2009), Nghiên cứu đánh giá tài nguyên thiên nhiên khu vực
    Đà Nẵng phục vụ phát triển bền vững. Luận văn thạc sỹ khoa học, trường
    Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.
    11. Nguyễn Bá Thông, 2012. Một số ghi nhận về công tác thống kê nghề khai
    thác hải sản Đà Nẵng. Cổng thông tin điện tử, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn.
    12. Nguyễn Đình Thuận, Phát triển kinh tế biển – nhìn từ góc độ kinh tế thủy sản
    thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Phát triển nguồn nhân l ực chất lư ợng cao thành
    phố Đà Nẵng. < http://canbotre.danang.vn/home/showthread.php?t=2655>.
    13. Phạm Thược, 2003, khái niệm quản lý vùng biển và ven bờ. Dự án khu bảo
    tồn biển Hòn Mun, Khóa tập huấn Quốc gia về bảo tồn biển.
    14. Nguyễn Trọng Tuy và ctv (2011), thực trạng và một số giải pháp trong khai
    thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Tiền Giang.
    Tài liệu tiếng Anh
    15. FAO,2005. Review of the state of world marine fishery resources. Fisheries
    Technical Paper 457. Rome, FAO. 235p.
    16. FAO. The State of Fisheries and Aquaculture 2010, Rome, FAO. 2010.
    17. OECD – FAO. Fish.Agricultural outlook 2011 – 2020.
    18. Ram C.Bhuiel, 2007. Statistics for aquaculture, Asian Institure of
    Technology (AIT). Wiley – Blackwell.
    19. University of British Columbia. "Global fisheries research finds promise and
    peril: While industry contributes $240B annually, overfishing takes toll on
    people and revenue." ScienceDaily, 14 Sep. 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...