Luận Văn Hiện trạng chất lượng không khí thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2011

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Hiện trạng chất lượng không khí thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2011


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 13
    1.Tính cấp thiết của đề tài . 13
    2. Mục tiêu nghiên cứu. 13
    3. Đối tượng nghiên cứu. 13
    4. Phạm vi nghiên cứu 14
    5. Kết cấu luận văn . 14
    Chương 1 . 15
    TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TP HẢI PHÒNG . 15
    1.1. Môi trường không khí là gì ? . 15
    1.2. Các nguồn gây ô nhiễm 15
    1.2.2. Hoạt động công nghiệp . 15
    1.2.1. Hoạt động giao thông . 16
    1.2.3. Hoạt động xây dựng 16
    1.2.4. Sinh hoạt . 16
    1.2.5. Hoạt động nông nghiệp và làng nghề . 17
    1.3. Các chất gây ô nhiễm không khí . 17
    Chương 2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
    THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ( GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 ) . 18
    I. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí thành phố Hải Phòng. 18
    II. Mạng lưới quan trắc. 18
    2.1. Vị trí quan trắc . 18
    2.2. Thông số quan trắc 19
    2.4. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu 19
    2.5. Phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích . 20
    2.5.1. Bụi lơ lửng ( TSP ) . 20
    2.5.2. Các khí SO
    2, NO2 , CO 21
    2.6. Đảm bảo và kiểm soát chất lượng quan trắc và phân tích (QA/QC)23
    2.7. Tổng hợp kết quả phân tích qua từng đợt lấy mẫu 24
    2.8. Đánh giá 32
    III. Tác động của ô nhiễm môi trường không khí 38
    1. Tác động tới sức khỏe cộng đồng . 38
    2. Tác động tới sự phát triển kinh tế 38
    3. Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu . 39
    4. Tác động tới môi trường . 40
    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ . 43
    3.1. Giải pháp về quản lý 43
    3.2. Giải pháp về kỹ thuật ( khoa học & công nghệ ) . 43
    3.3. Giải pháp về kinh tế . 43
    3.4. Giải pháp về xã hội 44
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hải phòng là thành phố cảng, có công nghiệp phát triển và là một trong năm đô
    thị trung tâm cấp quốc gia với tổng diện tích đất tự nhiên 1519 km
    2
    , dân số 1,814
    triệu người , có 16 quận, huyện, thị xã trong đó có 2 huyện đảo, có vị trí địa lý -chính trị - kinh tế - quân sự hết sức quan trọng và tiềm năng lớn của đất nước; một
    cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí trọng yếu về quốc
    phòng, an ninh.
    Ngay từ khi thành lập năm 1888 đến nay, thành phố Hải Phòng luôn giữ vững vai trò
    vừa là một đô thị cảng, vừa là thành phố công nghiệp ngày càng phát triển với các
    ngành công nghiệp truyền thống như đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất thép, xi
    măng, hoá chất, dệt may và da giày Công nghiệp phát triển nhanh, khá ổn định và
    đồng đều ở các khu vực
    Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã góp phần to lớn trong việc thúc
    đẩy nền kinh tế của Hải Phòng nói riêng và của đất nước nói chung.Các khu công
    nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế cho xã hội và giải quết được vấn đề lao
    động cho rất nhiều nhân lực. Tuy nhiên đi theo đó là sự suy thoái, xuống cấp của
    môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng.
    Môi trường không khí là môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và
    sinh tồn của nhân loại.Môi trường không khí là loại môi trường rất nhạy cảm, rất dễ
    biến đổi và lan truyền, sự lan truyền này không ở trong phạm vi một vài quốc gia, có
    thể lan rộng khắp cả châu lục. Môi trường không khí tuân theo những q uy luật về môi
    trường khí hậu riêng. Môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ có ảnh hưởng trên quy mô
    rộng và gây nhiều bất lợi cho con người và sinh vật nên bảo vệ môi trường nói chung
    là trách nhiệm của toàn xã hội, là sự nghiệp của toàn dân. Việc thực hiện c hiến lược
    bảo vệ môi trường đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng và của các doanh nghiệp .
    Do đó việc nghiên cứu tới vấn đề môi trường không khí của thành phố là hết sức cần
    thiết cả về lý thuyết và thực tế. Vì những lý do đó em chọn đề tài luận văn tốt nghiệ p
    là “ Hiện trạng chất lượng không khí thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2011”.
    Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về
    hiện trạng không khí của Hải Phòng, và đưa ra được các giải pháp hợp lý cho việc
    giảm thiểu ô nhiễm không khí không khí hiệu quả để thành phố Hải Phòng trở thành
    “ Thành phố sinh thái ’’.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Nghiên cứu hiện trạng chất lượng môi trường không khí thành phố Hải Phòng giai
    đoạn 2006 - 2011, từ đó đề ra các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
    không khí.
    3. Đối tượng nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm :
    Bụi ( TSP ). SO2, NO2, CO
    4.Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi không gian gồm 5 điểm quan trắc.
    - Điểm tại trường ĐH Hàng Hải Việt Nam – Lạch Tray
    - Điểm tại trường THCS Quán Toan
    - Điểm tại khu dân cư trung tâm thị trấn Minh Đức
    - Điểm tại khu dân cư Thắng Lợi thị trấn Minh Đức
    - Điểm tại khu dân cư thôn Mức, xã phục lễ, huyện Thủy
    Nguyên
    Phạm vithời gian
    Thời gian nghiên cứu trong 3 tháng :
    Từ tháng 9/2012 đến tháng 12/2012
    5. Kết cấu luận văn
    Luận văn được kết cấu như sau :
    Phần mở đầu
    Phần nội dung
    Chương 1 Tổng quan về môi trường không khí thành phố Hải Phòng.
    Chương 2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí thành phố Hải phòng ( giai
    đoạn 2006 – 2011 )
    Chương 3 Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường không khí.
    Phần kết luận và kiến nghị


    Chương1
    TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TP HẢI PHÒNG
    .
    1.1.Môi trường không khí là gì ?
    Môi trường không khí là phần không gian bao quanh trái đất, gồm nhiều lớp khí
    khác nhau. Năng lượng từ mặt trời chuyền qua khí quyển đến môi trường không khí
    thông qua sự trao đổi điện từ, phóng xạ, đối lưu, sự bay hơi, và cuối cùng là sự biến
    đổi nhiệt độ theo mùa theo độ cao và thời gian. Môi trường không khí là môi trường
    đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh tồn của nhân loại. Môi trường
    không khí là loại môi trường rất nhạy cảm, dễ biến đổi và lan truyền. Sự lan truyền
    này không ở trong phạm vi một vài quốc gia, mà có thể lan rộng khắp cả châu lục.
    Môi trường không khí tuân theo những quy luật về môi trường khí hậu riêng của nó.
    Khi môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ có ảnh hưởng trên qui mô rộng và gây nhiều
    bất lợi cho con người và sinh vật. Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi rất nhiều
    nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu bao gồm: Hoạt động công nghiệp, giao
    thông, công nghiệp, sinh hoạt, tự nhiên, nông nghiệp và các làng nghề.
    1.2.Các nguồn gây ô nhiễm
    1.2.2. Hoạt động công nghiệp
    Công nghiệp của Hải Phòng được hình thành lâu đời nên công nghệ sản xuất đa
    phần là lạc hậu, do đó hầu như các khu công nghiệp là không đảm bảo được yêu cầu
    và tiêu chuẩn chất lượng môi trường và đây cũng là nguồn gây ô nhiễm to lớn cho
    môi trường. Đặc biệt đáng lo ngại khi rất nhiều các cơ sở sản xuất còn nằm phân tán
    và xen kẽ trong các khu dân cư nên vấn đề quản lý, kiểm soát và xử lý ô nhiễm gặp
    rất nhiều khó khăn.
    Trong các ngành sản xuất công nghiệp của thành phố, ngành sản xuất xi măng và
    vật liệu xây dựng là ngành phát triển mạnh của thành phố Hải Phòng. Ngành côn g
    nghiệp này đã thải ra rất nhiều bụi và các khí gây ô nhiễm điển hình như SO
    2, NO
    x
    ,
    COx
    Công nghiệp luyện kim là ngành gây ra ô nhiễm môi trương không khí rất lớn
    , nhưng ngành công nhiệp này mới phát triển nên với công nghệ sản xuất tiên tiến
    hiện đại và không tập trung nên mức độ ảnh hưởng chưa tới mức nghiêm trọng.
    Công nghiệp hóa chất không những gây ô nhiễm bụi mà còn rất nhiều hóa chất
    độc hại gây ô nhiễm môi trường không khí như SO
    2, H
    2SO
    4
    , HF, Cl
    2, HCl,NH3
    và các
    chất hữu cơ bay hơi khác.
    1.2.1. Hoạt động giao thông
    Ô nhiễm do giao thông chủ yếu gây ra các khí độc hại như CO, SO2, NO
    x
    ,
    Bụi ( TSP ) và PM2.5.
    Hàng năm, lượng ô tô xe máy đều tăng rất nhanh. Cơ cấu đi lại của Hải Phòng
    đều tập trung vào các phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng ít. Chính vì vậy
    lượng xe lưu thông rất lớn, gây ùn tắc giao thông, càng làm gia tăng ô nhiễmđến môi
    trường không khí.
    Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm giao thông là nguồn ô nhiễm thấp, di động.
    Nếu cường độ giao thông lớn thì nó giống như nguồn đường ( nguồn tuyến), chủ yếu
    gây ô nhiễm cho hai bên đường. Khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm giao thông
    rất phụ thuộc vào địa hình và quy hoạch kiến trúc các phố phường hai bên đường.
    1.2.3. Hoạt động xây dựng
    Hiện nay do quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ nên các hoạt động
    xây dựng nhà cửa. đường xá, cầu cống đang diễn ra ở hầu hết các điểm trên địa
    bàn thành phố Hải Phòng. Các hoạt động xây dựng như đào đất, đập phá công trình
    cũ, xây dựng các công trình mới, vật liệu xây dựng bị rơi *** trong quá trình vận
    chuyển gây ô nhiễm bụi cho môi trường không khí xung quanh. Ô nhiễm không khí
    do xây dựng chủ yếu do bụi ( TSP) SO
    2, CO, NO
    2.
    1.2.4. Sinh hoạt
    Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người chủ yếu là bếp đun sử dụng nhiên
    liệu than đá, củi, dầu hỏa và khí đốt, có nguồn gốc hóa thạch. Nhìn chung nguồn ô
    nhiễm này là nhỏ, nhưng đặc điểm của nó là thường gây ô nhiễm cục bộ trong một
    nhà hay trong một buồng, hoặc không gian nhỏ.
    Cống rãnh và môi trường nước mặt như ao, hồ,kênh rạch, sông ngòi bị ô nhiễm
    cũng bốc hơi, thoát khí độc hại và gây ô nhiễm môi trường không khí, ở các đô thị
    chưa thu gom và xử lý rác tốt thì thối rữa, phân hủy rác hữu cơ vất bừa bãi hoặc trôn
    ủ không đúng kĩ thuật cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1 Báo cáo môi trường Quốc gia, Môi trường khu công nghiệp Việt Nam 2009
    2 Báo cáo kết quả quan trắc môi trường không khí TP. Hải Phòng năm 2006 – 2011 –
    Trung tâm quan trắc Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hải
    phòng.
    3 QCVN 05: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
    xung quanh
    4 PGS – TS Hoàng Hưng, giáo trình Con người và môi trường – NXB Đại học Quốc
    Gia Tp. HCM 2005.
    http://yeumoitruong.com/forum
    http://www.nea.gov.vn
    http://www.***********
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...