Luận Văn Hiện Trạng Chăn Nuôi Bò Sữa Qui Mô Nông Hộ Trên Địa Bàn Tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    An Giang là tỉnh có tổng đàn bò tương đối cao so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long . Trong đó 70-80% số bò tập trung tại 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Bên cạnh đó An Giang là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn nên nguồn phụ phế phẩm rất dồi dào thuận tiện cho phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi bò. Trong những năm gần đây Nhà nước và các tổ chức đã có nhiều chính sách và chương trình để hỗ trợ phát triển đàn bò như chương trình sinh hóa đàn bò, chương trình 327, chương trình Heifer, chương trình xoá đói giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm bằng nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp năm 2000 tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kèm theo nhiều chính sách ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi bò của tỉnh. Để đánh giá đúng hiện trạng chăn nuôi bò trong thời gian qua, xác định được những khó khăn thuận lợi trong quá trình phát triển là thực sự cần thiết, từ đó có định hướng cho chiến lược phát triển chăn nuôi bò của tỉnh An Giang trong những năm tới.
    Xuất phát từ yêu cầu trên, Khoa Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên Trường Đại học An Giang thực hiện đề tài :
    " Đánh giá hiện trạng chăn nuôi và nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò trên địa bàn các huyện Thoại Sơn, Tịnh biên, Tri Tôn tỉnh An Giang."
    Mục tiêu của đề tài tiến hành điều tra nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò, tập quán và kỹ thuật chăn nuôi của người dân địa phương. Những khó khăn tồn tại trong quá trình phát triển đàn bò ở địa phương. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp kinh tế kỹ thuật để đẩy nhanh tiến trình phát triển chăn nuôi bò của tỉnh nhà.
    1
    Chương II
    CƠ SỞ LÝ LUẬN
    2.1 Giống bò:
    2.1.1 Bò ta vàng
    Có nguồn gốc từ bò Bostarus thuộc nhánh bò Châu Á, giống như bò Zebu An Độ nhưng nhỏ con hơn. Là giống bò địa phương đã sống và tồn tại lâu đời trên mọi miền đất nước. Bò có lông màu vàng từ vàng nhạt đến vàng sậm ( đôi khi hơi đen) nên chúng được gọi là bò vàng Việt Nam, hay bò ta. Do điều kiện nuôi dưỡng của từng nơi khác nhau nên chúng được phân ra thành nhiều loại hình khác nhau và được gọi theo tên địa phương như bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Bình Định, bò Phú Yên, bò An Giang
    Giống bò này được nuôi chủ yếu lấy sức kéo, trọng lượng bò cái trưởng thành160-180Kg, trọng lượng bò đực trưởng thành 250-300Kg, tỉ lệ thịt xẻ 42-44%. Bò cái 3-3,5 tuổi mới đẻ lứa đầu, trọng lượng bê sơ sinh từ 12-15Kg. Sản lượng sữa cho một chu kỳ là 300-400Kg/ một chu kỳ cho sữa, vừa đủ cho một bê bú.
    Bò vàng Việt Nam thích nghi lâu đời với điềi kiện khí hậu nhiệt đới chịu đựng kham khổ, thích nghi được với thức ăn thiếu thốn, nuôi dưỡng kém, chống chịu bệnh tật tốt thành thục sớm mắn đẻ. Bò cái sinh sản chân thấp mình ngắn, tầm vóc và khối lượng nhỏ . Ở thời điểm 12 tháng tuổi bò vàng có vòng ngực trung bình 104,65 cm dài thân chéo 79,65 cm (Đoàn Hữu Lực 1997).
    2.1.2. Bò Red Sindhi:
    Là giống bò thuộc nhóm Zebu, giống bò u nhiệt đới có nguồn gốc từ Pakistan. Tầm vóc trung bình, đầu dài, trán dô, tai cụp mũi cong. Bò có bướu vai, yếm dậu rất phát triển, lông có màu sắc nâu đỏ.
    Bò đực có trọng lượng trưởng thành 400 - 450 kg, bò cái 300 - 350 kg, sản lượng sữa từ 1400 - 2100 kg/chu kỳ 305 ngày, tỷ lệ mở sữa 5%. Tuổi đẻ lứa đầu 30 - 40 tháng, khoảng cách 2 lứa đẻ 13 - 18 tháng. Đây là giống bò kiêm dụng thịt sữa cày kéo và thích nghi với điều kiện nóng ẩm của nước ta, được xem là bò chủ lực trong việc sản xuất bò lai, để nâng cao tầm vóc của bò nội địa.
    2
    2.1.3. Bò lai Sind:
    Từ những năm 1920 -1924 giống bò Red Sind của An Độ và Pakistan được nhập vào nước ta cả Bắc và Nam. Do lai giữa bò Red Sind và bò cái vàng ở các địa phương qua nhiều đời để tạo thành bò lai Sind. Bò lai sind có nhiều máu bò Red Sind cho nhiều thịt hơn, khối lượng cơ thể cao hơn 50 - 70 kg, cày kéo khoẻ hơn gấp 1,5 lần, cho sữa gấp 2,5 lần, tỷ lệ thịt xẻ tăng 13 % so với bò vàng Việt Nam (Lê Hồng Mận 2001).
    Bò lai Sind có màu vàng hơi cánh gián, đầu dài trán dô, tai cúp, yếm phát triển, có u ở vai, chân cao mình ngắn. Khi trưởng thành bò đực nặng 350 - 400 kg, bò cái nặng 270-280kg, sản lượng sữa từ 850-900Kg. Tỉ lệ mỡ trong sữa 5-5.5%, tỉ lệ thịt xẻ 49%.Tỉ lệ đẻ 55-57% bê sơ sinh nặng 12-18kg.
    Về khả năng sinh sản, bò cái thường cho giao phối từ 24-30 tháng tuổi, nếu nuôi tốt có thể cho giao phối sớm hơn. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 12-18 tháng, có thể sử dụng bình quân 8-10 lứa cho một đời bò. Bò đực nuôi đến 2 năm tuổi mới có thể sử dụng phối giống.
    2.1.4. Bò Charolair
    Làgiống bò thịt nặng cân của Pháp. Bò to,lớn nhanh, ngực sâu mình dài,lưng thẳng đầu ngắn, màu lông trắng ánh kem sữa. Bò trưởng thành con cái 680-780kg, con đực 1000-1200kg, sản lượng sữa của một chu kỳ vắt 1700-1900kg, có con 2500kg. Nuôi 18 tháng bê đực đạt 600kg, bê cái 450kg, tỉ lệ thịt xẻ 60-62%. ( Lê Hồng Mận, 2001)
    2.1.5 Bò Ongole
    Có nguồn gốc từ An Độ, có sắc lông màu xám trắng, chân cao, u yếm khá phát triển. Khối lượng bò đực trưởng thành 450- 550 kg, bò cái 400kg. Năng suất sữa khoảng 1700- 2000 kg/chu kỳ. Khả năng cày kéo kém hơn bò lai sind. Hiện nay phổ biến giống bò lai Ongole, số lượng bò ít do không được ưa chuộng, bò lai ongole có sắc lông màu trắng pha vàng, trọng lượng trưởng thành con đực 380-430 kg, con cái 250 kg, sản lượng sữa kémhơn bò lai sind.
    2.1.6. Bò Brahman
    Giống bò này có 2 loại lông màu đỏ và lông màu trắng, khi trưởng thành con đực nặng 500kg, con cái nặng 370kg, sản lượng sữa thấp 800kg/ chu kỳ 200 ngày.
    3
    2.1.7. Bò Sahiwal
    Bò cólông màu đỏ da cam hoặc đỏ vàng. Khi trưởng thành, con đực nặng 480kg, con cái nặng 360kg, sản lượng sữa 2200kg/chu kỳ 300 ngày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...