Luận Văn Hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại Tri Tôn và xã

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhằm cải thiện năng suất, sản lượng dưa hấu và giảm chi phí cho nông dân. Ðề tài
    “Hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại
    Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang” được thực hiện với kết quả như sau:
    * Hiện trạng canh tác dưa hấu tại huyện Tri Tôn:
    - Dưa được trồng nhiều nhất vào vụ Hè Thu và trồng dưa hấu bán tết ít được sự quan
    tâm của các hộ trồng dưa trong vùng hiện nay.
    - Canh tác dưa trong vùng phần lớn còn theo tập quán cũ, chưa có sự thống nhất về
    kiểu liếp, kỹ thuật lên liếp theo khuyến cáo và 76,7 % hộ sử dụng rơm để phủ cho đất trồng
    dưa.
    - Lượng phân mà nông dân sử dụng (144,7 kg N : 123,9 kg P2O5 : 53,8 kg K2O cho 1
    ha đất trồng dưa) tương đối thấp hơn so với khuyến cáo và chưa có sự cân đối về loại và
    lượng phân được sử dụng.
    - Về sâu bệnh hại: Sâu xanh, bệnh thán thư, bệnh khảm là đối tượng có tỷ lệ xuất
    hiện và gây hại thường xuyên nhất. Phần lớn nông dân chọn giải pháp phun ngừa định kỳ đối
    với sâu (45 % hộ) và bệnh (61,7 % hộ) với đa dạng các loại thuốc trừ sâu (36 loại thuốc) và
    trừ bệnh (22 loại thuốc) được sử dụng.
    - Mức lợi nhuận thu được trung bình là 16,46 triệu đồng/ha, nhưng có sự khác biệt
    lớn về năng suất và mức lợi nhuận thu được giữa các hộ trồng dưa
    * Một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại Tri Tôn và xã
    Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang:
    Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố với 4 lần lập
    lại và 4 nghiệm thức: (i) phun thuốc theo IPM kết hợp với xử lý nấm Trichoderma, (ii) phun
    thuốc theo IPM và không xử lý nấm Trichoderma, (iii) phun thuốc cũng theo nông dân kết
    hợp với xử lý nấm Trichoderma, (iv) phun thuốc theo nông dân và không xử lý nấm
    Trichoderma. Trong thí nghiệm, nấm Trichoderma được xử lý bằng cách tưới lên liếp có phủ
    rơm khô sau đó phủ bạt plastic, phun trên hạt khi gieo và phun định kỳ 2 tuần một lần. Còn
    biện pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh được thực hiện theo hai cách, xử lý theo nông dân
    và theo IPM.
    Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả của nấm Trichoderma chưa được xác định do
    bệnh chạy dây không xuất hiện ở các lô thí nghiệm. Hiệu quả của việc phòng trị bệnh theo
    nông dân và IPM là tương đương nhau, nhưng theo IPM thì có hiệu quả về kinh tế hơn. Sự
    sinh trưởng của dưa hấu trung bình khá đồng đều ở các nghiệm thức thí nghiệm qua chỉ tiêu
    tốc độ ra lá/ngày, chiều dài dây dưa, chu vi trái, chiều dài trái vào giai đoạn trước, sau khi ra
    hoa và ở thời điểm thu hoạch. Kết quả này cũng khẳng định sự tăng trưởng của dưa không
    chịu sự tác động của nấm Trichoderma và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Thành phần
    năng suất và năng suất thực tế của dưa ở các nghiệm thức cũng tương đương nhau qua trọng
    lượng toàn dây, trọng lượng trái và năng suất trái. Tuy nhiên, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở
    phương pháp phun thuốc theo IPM có hiệu quả kinh tế cao hơn so với phun thuốc theo nông
    dân.
    ii
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    LỜI CẢM TẠ i
    TÓM LƯỢC . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH HÌNH . vii
    DANH SÁCH BẢNG . viii
    Chương I MỞ ĐẦU 1
    A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 1
    I. MỤC TIÊU 1
    II. NỘI DUNG .2
    B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2
    I. ĐỐI TƯỢNG .2
    II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 2
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 2
    1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây dưa hấu 2
    1.1. Nguồn gốc của cây dưa hấu 2
    1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và trong nước .3
    1.3. Điều kiện ngoại cảnh cây dưa hấu 3
    1.3.1. Nhiệt độ . 3
    1.3.2. Ẩm độ 3
    1.3.3. Ánh sáng . 3
    1.3.4. Đất . 3
    2. IPM-quản lý dịch hại tổng hợp .4
    2.1. Sự ra đời của IPM . 4
    2.2. Định nghĩa, nguyên tắc và đặc trưng của IPM 4
    2.2.1. Định nghĩa . 4
    2.2.2. Những nguyên tắc của IPM 4
    2.2.3. Đặc trưng của IPM .5
    3. Sử dụng vật liệu phủ liếp trong sản xuất dưa hấu 5
    3.1. Màng phủ nông nghiệp 5
    3.1.1. Tác dụng của màng phủ plastic 5
    3.1.2. Hạn chế của màng phủ plastic 7
    4. Một số sâu bệnh gây hại chính trên dưa hấu . 8
    4.1. Bù lạch (rầy lửa hay bọ trĩ) .8
    4.1.1. Phân bố và ký chủ . 8
    4.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học . 8
    4.1.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại 8
    4.1.4. Biện pháp phòng trị . 9
    4.2. Rầy mềm .9
    4.2.1. Phân bố và ký chủ 9
    4.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học 9
    4.2.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại . 9
    4.2.4. Biện pháp phòng trị 9
    4.3. Rầy phấn trắng 9
    4.4. Ruồi đục lòn . 10
    iii
    4.4.1. Phân bố và ký chủ . 10
    4.4.2. Đặc điểm hình thái và sinh học . 10
    4.4.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại 10
    4.4.4. Biện pháp phòng trị . 10
    4.5. Sâu xanh ăn lá .10
    4.5.1. Phân bố và ký chủ . 10
    4.5.2. Đặc điểm hình thái và sinh học . 10
    4.5.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại 10
    4.5.4. Biện pháp phòng trị . 11
    4.6. Bệnh khảm 11
    4.6.1. Tác nhân gây bệnh .11
    4.6.2. Triệu chứng . 11
    4.6.3. Cách phòng trị . 11
    4.7. Bệnh héo vi khuẩn 11
    4.7.1.Triệu chứng 11
    4.7.2. Phòng trị 11
    4.8. Bệnh thán thư . 12
    4.8.1.Tác nhân . 12
    4.8.2.Triệu chứng . 12
    4.8.3. Phòng trị 12
    4.9. Bệnh thối rễ héo dây (ngủ ngày, chết muộn, héo rũ) . 12
    4.9.1. Tác nhân 12
    4.9.2. Triệu chứng . 12
    4.9.3. Biện pháp phòng trị . 12
    5. Nấm đối kháng Trichoderma .12
    5.1. Đặc điểm hình thái . 13
    5.2. Đặc điểm sinh thái 13
    6. Một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm . 13
    6.1. Thuốc trừ sâu 13
    6.1.1. Basudin 40 EC và 10 H . 13
    6.1.2. Regent 800 WG .13
    6.1.3. Vertimec 1,8 ES 14
    6.1.4. Proclaim 1,9 ES .14
    6.2. Thuốc trừ bệnh . 14
    6.2.1. Curzate M8 72 WP 14
    6.2.2. Copper zinc 85 WP 14
    6.2.3. Ticarben 50WP 15
    6.2.4. Validacin 5L 15
    6.2.5. Dithane M - 45 80WP . 15
    II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .16
    1. Phỏng vấn nông hộ ở các xã thuộc huyện Tri Tôn, An Giang 16
    1.1. Phương tiện nghiên cứu 16
    1.2. Phương pháp .16
    1.2.1. Thu thập số liệu . 16
    1.2.2. Phương pháp tiến hành 16
    1.2.3. Xử lý số liệu và phân tích thống kê .17
    2. Thí nghiệm ngoài đồng tại xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang .17
    2.1. Phương tiện 17
    2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 17
    iv
    2.3. Kỹ thuật canh tác 19
    2.3.1. Thời vụ 19
    2.3.2. Chọn giống 19
    2.3.3. Chuẩn bị đất .19
    2.3.4. Gieo hạt . 20
    2.3.5. Sử dụng màng phủ plastic . 20
    2.3.6. Chăm sóc . 21
    2.3.7. Phòng trừ sâu bệnh 22
    2.4. Các chỉ tiêu theo dõi .22
    2.4.1. Điều kiện ngoại cảnh .22
    2.4.2. Chỉ tiêu dịch hại (theo dõi cố định 20 dây/lô) .23
    2.4.3. Chỉ tiêu về tăng trưởng (quan sát cố định 20 dây/lô) 23
    2.4.4. Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất 23
    2.4.5. Chỉ tiêu về phẩm chất (độ Brix) 24
    2.4.6. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế .24
    2.5. Phân tích số liệu . 24
    Chương II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 25
    I. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC DƯA HẤU TẠI
    HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG . 25
    1. Số hộ được điều tra .25
    2. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng trồng dưa hấu 25
    2.1. Học vấn của nông hộ 25
    2.2. Kinh nghiệm sản xuất và diện tích trồng dưa của nông hộ 26
    2.3. Phương tiện canh tác của nông hộ 26
    2.4. Tình hình lao động tham gia trong canh tác dưa 27
    3. Hiện trạng canh tác của nông hộ 27
    3.1. Thời vụ trồng dưa hấu 27
    3.2. Nền đất canh tác 28
    3.3. Phương pháp lên liếp của nông hộ . 29
    3.4. Giống dưa hấu, cách ngâm, ủ và xử lý hột giống trước khi trồng 31
    3.4.1. Giống dưa hấu, cách ngâm, ủ và xử lý hột giống trước khi trồng .31
    3.4.2. Cách ngâm và ủ hạt giống dưa hấu . 31
    3.5. Cách gieo, lượng giống, mật độ và khoảng cách trồng 31
    3.6. Vật liệu phủ và xử lý đất trong canh tác dưa 32
    3.6.1. Vật liệu phủ đất . 32
    3.6.2. Xử lý đất trước khi trồng .33
    3.7. Hiện trạng sử dụng phân bón và kỹ thuật bón phân của nông hộ 33
    3.7.1. Các loại phân được sử dụng 33
    3.7.2. Liều lượng phân bón . 34
    3.7.3. Kỹ thuật bón phân của nông hộ .35
    3.8. Các biện pháp chăm sóc khác .36
    3.8.1. Tưới nước 36
    3.8.2. Trừ cỏ 38
    3.8.3. Vun gốc, sửa dây, tỉa nhánh, úp nụ và tuyển trái 39
    4. Tình hình dịch hại và biện pháp phòng trị của nông hộ 41
    4.1. Sâu hại 41
    4.2. Bệnh hại 42
    4.3. Giải pháp sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh của nông hộ .46
    4.4. Sử dụng thuốc trừ cỏ trong phòng trừ cỏ dại ở nông hộ 47
    v
    5. Thu hoạch và tiêu thụ dưa hấu của nông hộ 48
    5.1. Thu hoạch .48
    5.2. Phương thức tiêu thụ 48
    5.3. Năng suất 48
    5.4. Giá bán . 48
    5.5. Hiệu quả kinh tế trong canh tác dưa của nông hộ 48
    5.5.1. Chi phí . 48
    5.5.2. Doanh thu 49
    5.5.3. Lợi nhuận .49
    II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN
    DƯA HẤU TẠI XÃ VĨNH THÀNH, CHÂU THÀNH, AN GIANG . 50
    1. Mô tả điểm thí nghiệm .50
    2. Ghi nhận tổng quát kết quả thí nghiệm 51
    3. Khảo sát kết quả trung bình các chỉ tiêu ghi nhận của toàn thí nghiệm 51
    3.1. Tình hình sâu hại trên dưa hấu qua các thời điểm quan sát 51
    3.1.1. Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica) 51
    3.1.2. Ruồi đục lòn (Liriomyza trifolii Burgess) . 53
    3.2. Tình hình bệnh thán thư trên ruộng dưa hấu 55
    3.2.1. Thời điểm 28 NSKG 55
    3.2.2. Thời điểm 34 NSKG 55
    3.2.3. Thời điểm 41 NSKG 56
    3.2.4. Thời điểm 48 NSKG 56
    3.3. Tình hình sinh trưởng của cây dưa hấu 57
    3.3.1. Số lá trên dây chính .57
    3.3.2. Chiều dài dây chính .58
    3.3.3. Chiều dài trái 59
    3.3.4. Chu vi trái 60
    3.4. Thành phần năng suất của cây dưa hấu 60
    3.4.1. Trọng lượng toàn dây 60
    3.4.2. Trọng lượng trái 61
    3.4.3. Năng suất trái .61
    3.5. Phẩm chất trái dưa hấu (độ Brix) . 62
    3.6. Hiệu quả kinh tế . 63
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
    I. KẾT LUẬN 64
    1. Hiện trạng canh tác dưa hấu tại Tri Tôn 64
    2. Ảnh hưởng các biện pháp phun thuốc, xử lý nấm Trichoderma lên sâu bệnh,
    năng suất dưa hấu tại Châu Thành, An Giang .64
    II. KIẾN NGHỊ .65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66
    PHỤ CHƯƠNG 70
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...