Luận Văn Hiện trạng bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Hiện trạng bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG – DANH MỤC HÌNH VẼ
    CHƯƠNG 1. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . 17
    1.1. Luật, quy định và các chính sách liên quan đến doanh nghiệp [6] . 17
    1.3. Các biện pháp quản lý môi trường áp dụng cho doanh nghiệp 22
    1.3.1. ISO 14001 22
    1.3.1.1. Đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001 . 22
    1.3.1.2. Thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. 22
    1.3.1.3. Lợi ích của việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
    ISO 14001. . 23
    1.3.1.4. Khó khăn của việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
    chuẩn ISO 14001. 23
    1.3.2. Sản xuất sạch hơn . 24
    1.3.2.1. Ý nghĩa của sản xuất sạch hơn . 24
    1.3.2.2. Các giải pháp sản xuất sạch hơn . 25
    1.3.2.3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn 27
    1.3.3. Quản lý nội vi 29
    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
    QUẬN HỒNG BÀNG. 32
    2.1. Đặc điểm tự nhiên . 32
    2.1.1. Vị trí địa lý - điều kiện địa hình . 32
    2.1.1.1. Vị trí địa lý 32
    2.1.1.2. Địa hình 32
    2.1.2. Đặc điểm khí hậu . 32
    2.1.3. Thủy văn và địa chất công trình 33
    2.1.3.1. Thủy văn . 33
    2.1.3.2. Địa chất công trình 33
    2.2. Đặc điểm kinh tế 33
    2.2.1. Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp . 33
    2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch 34
    2.2.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp . 35
    2.3. Đặc điểm xã hội . 35
    2.3.1. Dân số và lao động . 35
    2.3.2. Mạng lưới y tế . 35
    2.3.3. Giáo dục - đào tạo 36
    2.3.4. Hoạt động văn hóa thể thao . 36
    CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ
    DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HỒNG BÀNG 37
    3.1. Tình hình sản xuất tại một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng
    Bàng . 37
    3.2. Hiện trạng môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn quận
    Hồng Bàng 37
    3.2.1. Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ thương mại Sơn Thắng . 38
    3.2.1.1. Hiện trạng môi trường nước 39
    3.2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí . 40
    3.2.2. Công ty cổ phần Hùng Quang Anh 41
    3.2.2.1. Quy trình công nghệ . 42
    3.2.2.2. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại công ty . 43
    3.2.3. Xưởng sản xuất bao bì PP – Công ty cổ phần vận chuyển và bán hàng
    Ca Sa 47
    3.2.3.1. Sơ đồ công nghệ của xưởng sản xuất bao bì PP 47
    3.2.3.2. Hiện trạng bảo vệ môi trường tại công ty 49
    3.2.4. Công ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC 52
    3.2.4.1. Sơ lược về công ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC . 52
    3.2.4.2. Thực trạng bảo vệ môi trường tại công ty . 53
    3.3. Đánh giá chung về môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn
    quận Hồng Bàng. . 54
    3.3.1. Về công nghệ 54
    3.3.2. Vấn đề môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận. 55
    3.3.2.1. Nước thải 55
    3.3.2.2. Khí thải . 55
    3.3.2.3. Chất thải rắn 56
    3.3.3. Quan điểm của các doanh nghiệp về vấn đề môi trường đối với hoạt
    động sản xuất kinh doanh. 56
    3.3.4. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. . 57
    3.3.5. Những khó khăn khi áp dụng các chương trình quản lý môi trường tại
    các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng. 59
    3.3.5.1. Nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường 59
    3.3.5.2. Về tài chính . 59
    3.3.5.3. Về tổ chức và kỹ thuật 59
    3.3.5.4. Khó khăn từ các quy định của Nhà nước 60
    CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI
    TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN . 61
    ĐỊA BÀN QUẬN HỒNG BÀNG. 61
    4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của quận
    Hồng Bàng. . 61
    4.1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý của phòng tài nguyên và môi trường quận
    Hồng Bàng. . 61
    4.1.1.1. Nhiệm vụ và vấn đề tồn tại . 61
    4.1.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của phòng Tài nguyên và môi
    trường 63
    4.1.2. Đề xuất các chính sách hỗ trợ từ nhà nước . 64
    4.1.2.1. Chính sách hỗ trợ vốn 64
    4.1.2.2. Chính sách thuế 64
    4.1.2.3. Chính sách thi đua khen thưởng 65
    4.1.3. Các biện pháp cưỡng chế . 65
    4.1.3.1. Di dời 65
    4.1.3.2. Tạm ngưng sản xuất đối với doanh nghiệp 66
    4.1.3.3. Chuyển đổi ngành nghề và nhiên liệu sản xuất. 67
    4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các
    doanh nghiệp 67
    4.2.1. Giải pháp sản xuất sạch hơn 67
    4.2.2. Giải pháp xử lý khí thải, nước thải tập trung cho từng ngành . 68
    4.2.3. Giải pháp xử lý khí thải tại nguồn cho các doanh nghiệp 68
    4.2.4. Giải pháp thuê xử lý nước thải . 69
    4.2.5. Giải pháp tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
    trường cho các doanh nghiệp 69
    KẾT LUẬN 71
    KIẾN NGHỊ . 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74


    MỞ ĐẦU
    Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải
    Phòng trong những năm gần đây đã có sự phát triển đột phá. Sự phát triển của
    các doanh nghiệp này đã mang lại những mặt tích cực về kinh tế, xã hội, góp
    phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của
    người dân thành phố.
    Hồng Bàng là quận có vị trí địa lý, chính trị quan trọng của thành phố Hải
    Phòng, với những thế mạnh riêng, tập trung nhiều dự án về giao thông, công
    nghiệp và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội với nhiều đơn vị kinh tế đang sản
    xuất xen kẽ với khu dân cư. Các doanh nghiệp trong địa bàn quận phần lớn có
    quy mô vừa và nhỏ, bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh, sản xuất. Các doanh
    nghiệp này đã và đang tạo sự thay đổi lớn về kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh
    những mặt tích cực do các doanh nghiệp mang lại vẫn còn tồn tại những vấn đề
    nan giải như: trật tự xã hội, phòng cháy chữa cháy, quản lý thị trường và đặc biệt
    là vấn đề đến môi trường. Cụ thể: chất thải từ một số doanh nghiệp đổ ra môi
    trường không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ không triệt để, hoạt động quan trắc môi
    trường chưa được thực hiện, hồ sơ môi trường của các doanh nghiệp chưa hoàn
    thiện, công tác đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại chưa được tiến hành
    Điều này có thể tác động đến chất lượng môi trường như: ô nhiễm môi trường
    đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người
    dân, gây ra những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
    Nhận thức được những mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
    đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn quận đang cần quản
    lý chặt chẽ về vấn đề môi trường, tác giả đã chọn đề tài “Hiện trạng bảo vệ môi
    trường của một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng”.
    Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu về thực trạng quản lý môi
    trường của các đơn vị kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp, trên cơ sở kết quả
    nghiên cứu đưa ra một số ý kiến góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
    trường, hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường, cải thiện chất lượng môi
    trường, hạn chế ô nhiễm mà vẫn đảm bảo tốt hoạt động của các doanh nghiệp.
    Mục tiêu của đề tài:
    - Đánh giá hiện trạng môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn
    quận Hồng Bàng.
    - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường của một số doanh
    nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng.
    - Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến công tác môi trường tại các doanh
    nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
    - Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường phù hợp với điều kiện sản
    xuất, vốn và mặt bằng của doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn quận Hồng Bàng.
    Nội dung nghiên cứu:
    - Thu thập số liệu về tình hình kinh tế, xã hội của quận Hồng Bàng.
    - Thu thập số liệu về ô nhiễm môi trường do hoạt động của một số doanh
    nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng.
    - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các doanh nghiệp
    trên địa bàn quận.
    - Xác định những nguồn ô nhiễm chính và đánh giá mức độ ô nhiễm môi
    trường tại một số doanh nghiệp.
    - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý môi trường và giảm
    thiểu ô nhiễm cho các doanh nghiệp.


    CHƯƠNG 1. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
    1.1. Luật, quy định và các chính sách liên quan đến doanh nghiệp [6]
    Năm 1986, Đảng đã thực hiện cải cách, trong đó cải cách kinh tế chiếm vị
    trí quan trọng. Những thay đổi này đã hình thành luật pháp, nền móng kinh tế và
    chính trị cho sự phát triển của hệ thống kinh tế tại Việt Nam bao gồm: quốc
    doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình.
    Kèm theo những chính sách cải cách nền kinh tế đã hình thành những quy
    phạm pháp luật cần thiết để thi hành những thay đổi trong luật kinh tế. Hiến
    pháp năm 1992 được công nhận hợp pháp và phù hợp cho từng thành phần kinh
    tế. Hiến pháp quy định: quyền xử lý bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong
    đó nhà nước giữ vai trò lãnh đạo. Bên cạnh đó, nhiều điều luật quan trọng trong
    pháp luật được thành lập, bao gồm: Luật đất đai(1993), Luật đầu tư nước ngoài
    (1988), Luật doanh nghiệp (1991), Luật về thuế thu nhập (1993), Luật thuế xuất
    nhập khẩu (1992), quy định về thuế đất đai và nhà cửa (1992), Luật sửa đổi và
    bổ sung trong thuế xuất nhập khẩu (1993), Luật sửa đổi và bổ sung trong thuế
    tiêu dùng (1993), Bộ luật lao động (1993), Luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp
    (1993), Luật phá sản (1994), Luật về khuyến khích đầu tư trong nước (1994),
    Luật sửa đổi doanh nghiệp (1994), Luật về doanh nghiệp nhà nước (1995), Luật
    về ngân sách (1996), Luật thương mại (1997).
    Sự nỗ lực của Chính phủ tạo nên khung pháp lý, tạo môi trường thuận lợi
    cho phép những doanh nghiệp tư nhân hoạt động song song với doanh nghiệp
    quốc doanh và hợp tác xã, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
    Kết quả, doanh nghiệp đã có một Luật cơ bản để hoạt động, không hoàn toàn
    phục thuộc vào cơ quan nhà nước. Dưới khung pháp lý ban hành, giới hạn quyền
    sở hữu doanh nghiệp tại Việt Nam chia ra thành: doanh nghiệp quốc doanh, hợp
    tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn của người Việt Nam, công ty cổ phần của
    người Việt Nam (chung cổ phần), doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (quyền sở
    hữu duy nhất), công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài. Trong
    mạng lưới, doanh nghiệp hướng tới các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách
    nhiệm hữu hạn. Thêm vào đó, những loại hình như tư nhân và buôn bán hộ gia
    đình cũng tồn tại, chúng có thể gọi là doanh nghiệp cực nhỏ.
    Đại hội Đảng lần thứ VIII đưa ra những hướng dẫn chi tiết “để phát triển
    doanh nghiệp, cơ bản là dựa trên công nghệ thích hợp mà đòi hỏi vốn đầu tư ít,
    tạo nhiều việc làm, thời gian hoàn vốn ngắn” trong chính sách về hiện đại hóa,
    công nghiệp hóa, sự hòa nhập trong vùng và thế giới của Việt Nam. Bên cạnh
    việc thực thi những chính sách này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang quan tâm
    nhiều đến vai trò cải cách doanh nghiệp và mở rộng tự do thương mại, đây là
    mục tiêu để tăng hiệu quả và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
    Ngày 20/8/1998, Chính phủ ban hành văn bản số 681/CP-KTN (Công văn
    về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và
    nhỏ) kêu gọi sự hợp tác của Bộ Kế hoạch và đầu tư với các ban, ngành để lập ra
    chiến lược phát triển doanh nghiệp. Ngày 31/05/1999, chính sách khuyến khích
    doanh nghiệp của Hội đồng nghiên cứu Chính phủ (PMRC), do Bộ Kế hoạch và
    đầu tư chủ trì đã thành lập. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ
    sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh
    tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thỏa mãn các quy định của chính phủ đối
    với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển nền kinh tế. Doanh
    nghiệp vừa và nhỏ gồm các loại hình cơ sở sản xuất - kinh doanh nằm trong các
    quy định của chính phủ như:
    - Các doanh nghiệp nhà nước đăng ký theo luật doanh nghiệp nhà nước.
    - Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp
    tư nhân đăng ký hoạt động theo luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật
    doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    - Các hợp tác xã đăng ký hoạt động theo luật hợp tác xã.
    - Các cá nhân và nhóm sản xuất - kinh doanh đăng ký theo Nghị định 66-HĐBT.
    1.2. Cách tiếp cận về quản lý và bảo vệ môi trường.
    Theo sự phát triển của xã hội, sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng
    như là một hành động tất yếu để tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Phòng tài nguyên và môi trường quận Hồng Bàng, Đề án bảo vệ môi trường
    công ty cổ phần Hùng Quang Anh.
    2. Phòng tài nguyên và môi trường quận Hồng Bàng, Đề án bảo vệ môi trường
    xưởng sản xuất bao bì PP – công ty cổ phần vận chuyển và bán hàng CaSa.
    3. Phòng tài nguyên và môi trường quận Hồng Bàng, Đề án bảo vệ môi trường
    doanh nghiệp tư nhân dịch vụ Sơn Thắng.
    4. Phòng tài nguyên và môi trường quận Hồng Bàng, Đề án bảo vệ môi trường
    công ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC.
    5. UBND quận Hồng Bàng, Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế xã hội.
    6. Http://www. Vpc.vn/
    7. Http://giaiphapmoitruong.com/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...