Tài liệu Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp Nghiên cứu so sánh các tiêu chí và phương pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp:
    Nghiên cứu so sánh các tiêu chí và phương pháp










    Tóm tắt. Bài viết đề cập đến đến bản chất và các đặc trưng của Hiến pháp, vai trò, chức năng của Hiến pháp trong đời sống xã hội và quốc gia, hành trình của chủ nghĩa lập hiến hiện đại và các mô hình Hiến pháp, mức độ và phương pháp điều chỉnh của Hiến pháp. Trên cơ sở đó, tác giả đề cập đến các hình thức và phương thức soạn thảo và sửa đổi Hiến pháp, cũng như những tiêu chí khả thi cho vấn đề này.







    1. Hiến pháp và ý nghĩa của Hiến pháp trong
    đời sống xã hội và quốc gia




    1.1. Bản chất và các đặc trưng của Hiến pháp


    Các nhà Hiến pháp học trên thế giới đều có chung quan điểm là khái niệm hiện đại về Hiến pháp ra đời trong giai đoạn thế kỉ XVII - XVIII, thời kỳ chuẩn bị cho các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu. Các nhà tư tưởng lúc bấy giờ đã định nghĩa Hiến pháp như một văn bản có sứ mệnh xác lập chế độ mới thay thế chế độ cũ và coi nó như là một bản khế ước xã hội của mọi người. Về sau này, người ta còn nói đó là bản khế ước của những người bị trị. Những tư tưởng lớn lúc đó đều nhằm hướng tới mục tiêu ghi nhận và đề cao các quyền tự nhiên của con người, bãi bỏ chế độ chuyên chế của vua chúa phong kiến và xác định giới hạn của quyền lực nhà nước, hình thành những nguyên tắc tổ chức quyền lực mới. Vì vậy, mặc dù đã qua hàng trăm năm nhưng những tư tưởng đó vẫn tiếp








































































    tục thể hiện sức sống mãnh liệt và trở thành tài sản chung của nhân loại.
    Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1787 được coi là bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến hiện đại. Trước đó là các bản hiến ước của một số tiểu bang và đặc biệt là Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ ngày 4 tháng 7 năm 1776. Chính vì vậy mà từ đó người ta thường gắn Hiến pháp với lập quốc và coi Hiến pháp là biểu tượng của nền độc lập. Đó cũng là cách hiểu về Hiến pháp của người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH), Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Hồ Chủ tịch đã nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. Việc ban hành Hiến pháp của nước Việt Nam DCCH vào ngày 9 tháng 11 năm 1946 không lâu sau ngày Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 là sự khẳng định mãnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam DCCH.






    Xét về bản chất, Hiến pháp vừa là văn bản pháp lý của Nhà nước, vừa là bản khế ước mang trong mình nó ý chí chung của xã hội. Vì vậy, khi nói đến Hiến pháp, chúng ta phải nhìn nhận ở cả hai mặt - bản chất pháp lý và bản chất xã hội của nó.
    Bản chất pháp lý của Hiến pháp được thể hiện ở vị trí của nó với tính cách là Luật cơ bản của Nhà nước
    Tính cơ bản của Hiến pháp trước hết thể hiện ở chỗ Hiến pháp không điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội hiện hữu mà chỉ điều chỉnh những quan hệ chủ đạo nhất, chính yếu nhất, có tính nguyên tắc và tính nền tảng nhất. Nói khác đi, Hiến pháp phải phản ánh, bảo đảm và bảo vệ những lợi ích sống còn của các lực lượng xã hội làm nền tảng pháp lý cho đường lối chính trị chủ đạo nhằm phát triển đất nước và xã hội.
    Xem xét Hiến pháp của các nước trên thế giới cho thấy các quan hệ xã hội chủ đạo mà Hiến pháp điều chỉnh bao gồm: chế độ xã hội và chế độ nhà nước, vị trí pháp lý của con người, của công dân, vị trí của quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
    Ngoài những điểm chung và phổ biến nhất, mỗi một quốc gia sẽ xác định cho mình quan hệ xã hội nào là quan hệ mang tính nền tảng và cơ bản. Có thể, một loại quan hệ được coi là nền tảng, là cơ bản và trở thành đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp ở một nước này lại không được coi là cơ bản và nền tảng ở một nước khác.
    Tính cơ bản của Hiến pháp cũng có ý nghĩa rằng, Hiến pháp là nền tảng pháp lý, căn cứ chủ đạo đối với việc ban hành toàn bộ các văn bản pháp lý khác của Nhà nước, là cơ sở định hướng hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như hành vi và ý thức pháp luật của công dân. Vì vậy, Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Một văn bản không phù hợp với Hiến pháp bị coi là vị hiến và mất hiệu lực. Đó chính là lý do cho việc ra đời cơ chế bảo hiến nhằm mục đích giám sát và bảo đảm sự tuân thủ Hiến pháp.
    Do tính chất pháp lý đặc biệt đó của Hiến pháp mà Hiến pháp có tính ổn định cao nhất so với tất cả các văn bản pháp lý khác. Việc ban hành, sửa đổi

    Hiến pháp luôn luôn đòi hỏi những thủ tục chặt chẽ
    nhất, bảo đảm sự thận trọng nhất.
    Bản chất xã hội của Hiến pháp: Chủ nghĩa Mác - Lê nin quan niệm về bản chất của pháp luật nói chung cũng như của Hiến pháp nói riêng trên cơ sở nhìn nhận bản chất giai cấp của nó: Hiến pháp là của ai? Phục vụ cho lợi ích của giai cấp (hoặc các giai cấp) nào? Hiến pháp được tạo ra vì một trật tự xã hội theo định hướng giai cấp nào? Đó chính là quan điểm phương pháp luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin mà các vị ấy đã sử dụng khi đánh giá về các bản Hiến pháp đương thời. Theo đó, mọi Hiến pháp đều là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, đều là công cụ mà giai cấp hoặc liên minh chính trị sử dụng để khẳng định và duy trì sự thống trị của mình [1].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...