Luận Văn Hiện nay rất nhiều công ty áp dụng mô hình tổ chức theo ma trận (matrix), bạn hãy nêu mục đích và đi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Câu 3: Hiện nay rất nhiều công ty áp dụng mô hình tổ chức theo ma trận (matrix), bạn hãy nêu mục đích và điều kiện áp dụng mô hình này, sau đó rút ra kết luận.
    Với chức năng hoạch định, nhà quản trị vạch ra mục tiêu, xây đựng chiến lược và kế hoạch hành động.Nhưng một kế hoạch muốn thành công bắt buộc phải có quá trình thực hiện và chính chức năng tổ chức đảm nhận vai trò biến những mục tiêu, ý tưởng của hoạch định thành những kết quả cụ thể.Thực tế cho thấy, nếu tổ chức không tốt thì mọi kế hoạch đề ra có thể vô nghĩa. Do vậy, tổ chức là chức năng quản trị cần thiết cho tất cả mọi hoạt động, tất cả các nhà quản trị dù cấp nào cũng cần nắm vững những nguyên tắc, phương pháp và các mô hình tổ chức. Cùng với sự phát triển của sản xuất, đã hình thành những kiểu mô hình tổ chức quản trị khác nhau.Mỗi kiểu chứa đựng những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và áp dụng trong những điều kiện nhất định.Tùy vào đặc thù về tính chất kinh doanh, mô hình tổ chức sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp.
    Trong chức năng tổ chức thì xây dựng mô hình tổ chức được xem là nền tảng, đóng vai trò quan trọng nhất. “Mô hình tổ chức quản trịlà một chỉnh thể các khâu, các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo các cấp quản trị nhằm thực hiện các chức năng quản trị và mục tiêu chung của tổ chức”. Mô hình tổ chức càng hoàn thiện thì công việc quản trị càng có hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra. Ngược lại, nếu mô hình tổ chức cồng kềnh, nhiều cấp, lắm khâu, thiết kế không tương ứng, xếp đặt nhân viên không phù hợp, sẽ trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Không thể tạo lập một mô hình tổ chức phù hợp cho mọi doanh nghiệp, điều cần thiết là phải lập mô hình tổ chức phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp. Có rất nhiều lựa chọn cho một mô hình tổ chức tốt như: Mô hình tổ chức trực tuyến, trong đó mỗi người cấp dưới nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp của mình, toàn bộ vấn đề được giải quyết theo một kênh liên lạc đường thẳng; Mô hình tổ chức chức năng, trong đó hình thành các bộ phận được chuyên môn hóa, gọi là các chức năng, các chức năng này có quyền tác động đến các bộ phận hoạt động theo chức năng chuyên môn, người lãnh đạo thông qua các chức năng chuyên môn này để điều hành hoạt động của tổ chức; Mô hình tổ chức trực tuyến-chức năng, đây là kiểu mô hình hỗn hợp của mô hình trực tuyến và mô hình chức năng với đặc điểm là người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp, việc truyền mệnh lệnh theo các tuyến đã quy định, người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất theo tuyến; Mô hình tổ chức theo địa lý, là một mô hình tổ chức mang tính cổ điển nhưng lại có những ứng dụng tốt trong cạnh tranh hiện nay, cơ sở chủ yếu của mô hình này là phân chia hoạt động theo từng vùng địa lý hay khu vực lãnh thổ tùy theo đặc điểm của vùng địa lý hoặc thuần túy theo phân chia hành chánh; Mô hình tổ chức theo sản phẩm, là loại mô hình lấy cơ sở là các dãy sản phẩm hay lĩnh vực hoạt động để thành lập các bộ phận hoạt động, bộ phận phụ trách sản phẩm có trách nhiệm hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau về sản phẩm đó.
    Dẫu vậy, hiện nay có một mô hình tổ chức rất được các công ty ưa chuộng, đó là mô hình tổ chức theo ma trận (matrix). Vậy tại sao mô hình này lại có được sự hấp dẫn như vậy?
    - Về tên gọi: Mô hình tổ chức chia theo ma trận, bàn cờ, hay quản trị theo đề án, sản phẩm.
    - Khái niệm:Mô hình tổ chức theo ma trận là kiểu mô hình dựa trên những hệ thống quyền lực và hỗ trợ nhiều chiều. Mô hình này tạo ra một nhà quản trị dự án là người chịu trách nhiệm phối hợp các bộ phận và phân chia quyền lực với cả các nhà quản trị theo chức năng. Trong mô hình tổ chức theo ma trận có 2 tuyến quyền lực. Tuyến chức năng hoạt động theo chiều dọc, tuyến sản phẩm hay dự án hoạt động theo chiều ngang.
    + Nhà quản trị chức năng: Có thẩm quyền trong các mặt kỹ thuật (liên quan tới chuyên môn) của dự án. Trách nhiệm của nhà quản trị chức năng:
    · Quyết định làm công việc này như thế nào (how to do the work).
    · Phân chia công việc của dự án cho các nhân viên cấp dưới.
    · Kiểm tra, trông nom các mặt hoạt động chức năng.
    + Nhà quản trị dự án: Có thẩm quyền trong các mặt điều hành của dự án. Người này thông thường toàn quyền các vấn đề tài chính, các nguồn lực vật chất sử dụng cho dự án.
    · Quyết định làm cái gì (What to do).
    · Chịu trách nhiệm cho việc sắp xếp lịch trình cho dự án.
    · Phối hợp thực hiện các hoạt động với những nhân viên chức năng khác nhau.
    · Đánh giá tiến độ thực hiện của dự án.
    - Mục đích của việc thực hiện mô hình tổ chức theo ma trận:
    + Để thực hiện cùng lúc nhiều dự án.
    + Để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
    + Để người lãnh đạo theo tuyến và theo chức năng được sự giúp đỡ của người lãnh đạo theo đề án.
    + Để mỗi thành viên của bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng được gắn liền với việc thực hiện một đề án trên một khu vực nhất định.
    Tận dụng được những ưu điểm của các loại mô hình tổ chức khác. Khi một tổ chức phải thích ứng với hơn một dự án phức tạp, cần có cả dự án phối hợp phát triển và hoạt động chuyên môn đa dạng. Bởi vì cần tới các nhà chuyên môn khác nhau qua vòng đời sản phẩm, chúng ta cần một cơ cấu thúc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...