Tiểu Luận Hiện này, Bộ Xây Dựng đang dự thảo văn bản trình Chính phủ về việc bỏ thủ tục công chứng bắt buộc đố

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    9,5 điểm đây
    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. QUAN ĐIỂM CỦA BỘ XÂY DỰNG VỀ VIỆC BẢI BỎ THỦ TỤC CÔNG CHỨNG BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC HỢP ĐỒNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN:
    Bộ Xây dựng có văn bản số 657/BXD-VP ngày 5/5/2011 gửi Bộ Tư pháp đề nghị sửa đổi Khoản 3, Khoản 5 Điều 93 của Luật Nhà ở theo hướng bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng đối với 7 loại hợp đồng về nhà ở, bao gồm: mua bán, đổi, tặng cho, thế chấp, thuê mua, thuê nhà ở của các tổ chức có chức năng kinh doanh bất động sản. Đối với hợp đồng cho thuê nhà của cá nhân, hộ gia đình có thời hạn cho thuê dưới sáu tháng, người dân cũng không phải làm thủ tục công chứng, chứng thực như hiện nay. Ngày 7/6/2011, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính có cuộc làm việc tham vấn với lãnh đạo các bộ ngành, xoay quanh việc thực thi Nghị quyết của Chính phủ về việc bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch về nhà ở và quyền sử dụng đất.
    Theo Luật Nhà ở có 10 loại giao dịch liên quan đến nhà ở và 12 loại hợp đồng, trong đó có 5 loại không bắt buộc công chứng, chứng thực và 7 loại bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Có thể thấy, việc Bộ xây dựng đưa ra dự thảo có liên quan tới vấn đề bãi bỏ thủ tục công chứng bắt buộc đối với các hợp đồng kinh doanh bất động sản xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, việc bãi bỏ yêu cầu bắt buộc công chứng đã làm đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đảm bảo sự quản lý của nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho các cá nhân tổ chức khi thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản. Bởi lẽ, trên thực tế, rất nhiều các chủ thể khi mua bán, chuyển nhượng bất động sản đã gặp không ít khó khăn do thủ tục công chứng rườm rà, phức tạp, tốn kém thời gian và tiền bạc Hơn nữa, do các quy định giữa các Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành vẫn còn những mâu thuẫn, chồng chéo nên rất nhiều khi các bên thực hiện giao dịch bất động sản nhưng không có công chứng, khi có khiếu kiện tòa án giải quyết theo hướng tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm thủ tục công chứng chứng thực sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chính các chủ thể thực hiện giao dịch. Cụ thể như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...