Tài liệu Hiến chương ASEAN và nền pháp quyền Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiến chương ASEAN và nền pháp quyền Việt Nam




    Một bản Hiến chương với 13 chương và 54 điều đã được 10 quốc gia ASEAN thông qua. Từ nay, thay vì các tuyên bố chính trị, các quốc gia thành viên sẽ từng bước thiết lập một khế ước chung sống với những nguyên tắc chung.


    Ở Việt Nam, nội dung của bản Hiến chương này dường như chưa phổ biến rộng rãi , càng chưa rõ tác động của Hiến chương ASEAN tới hệ thống pháp luật nước ta. Bài viết dưới đây lạm bàn về một số ảnh hưởng của bản Hiến chương này đối với nền pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.


    Trọng tâm của bản Hiến chương là những cuộc dàn xếp về tổ chức để ASEAN có thể hoạt động như một thiết chế có các bộ máy thường trực và hiệu năng, từng bước xoá đi ký ức về ASEAN như những diễn đàn với những tuyên bố chính trị lỏng lẻo. Nếu Hiến chương có tác động đến Việt Nam, thường chỉ liên quan đến việc cụ thể hoá các nghĩa vụ của Việt Nam như một thành viên phải tham gia đóng góp vào công việc chung của tổ chức này, từ đóng góp ngân sách, tham gia các diễn đàn, tổ chức, ban đại diện của ASEAN.


    Việt Nam, như các quốc gia thành viên khác, có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các mục tiêu cũng như nguyên tắc của Hiến chương ASEAN. Trong nhiều nguyên tắc đó, Điều 1 và 2 của bản Hiến chương nhắc tới và lặp lại nguyên tắc tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, bảo vệ công bằng xã hội. Đây là những nghĩa vụ mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ, song bản Hiến chương đã không quy định cụ thể các quốc gia phải tuân thủ nghĩa vụ đó như thế nào và nếu một quốc gia vi phạm nghĩa vụ đó
    thì người dân ASEAN có thể yêu cầu quyền lợi của mình bằng những phương


    cách gì.

    Vì thiếu các chế tài và chế ước quyền lực một cách cần thiết, bản Hiến chương vẫn


    mới chỉ là những tuyên bố, chưa hẳn đã có dáng dấp của những khế ước xã hội giữa chính quyền với người dân các nước ASEAN. Nói cách khác, bản Hiến chương chưa có hiệu lực như Hiến pháp hoặc pháp luật mà người ta có thể cảm nhận thấy ở các cộng đồng quốc tế khác, ví dụ trong khu vực Cộng đồng Châu Âu.


    Trong bối cảnh ấy, dù đã phê chuẩn Hiến chương, song Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng nền pháp quyền, quản trị tốt, khuyến khích tự do, dân chủ, nhân quyền và công bằng xã hội theo cách hiểu và tiến độ của riêng mình. Bản Hiến chương ASEAN không hề cụ thể hoá bất kỳ nghĩa vụ nào của Việt Nam phải sửa đổi hay ban hành những đạo luật cụ thể, kiểu như nước ta đã phải cam kết khi gia nhập WTO hay ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Nói cách khác, từ bản Hiến chương này, về nguyên tắc, Việt Nam không bắt buộc phải đưa ra một lộ trình xem xét hoặc cải cách pháp luật nào.


    Xét về ảnh hưởng gián tiếp, người ta thấy rằng ASEAN đã ghi nhận cuộc cạnh tranh giữa các dân tộc trong khu vực. Cách hiểu về pháp quyền, quản trị tốt, dân chủ, nhân quyền và công bằng xã hội của người Việt Nam, nếu không lấp lánh sáng hơn được các quốc gia khác, thì ít nhất cũng không nên quá khác biệt và cần phải đồng điệu với các quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN. Có thể đây sẽ là một ảnh hưởng đáng kể, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh trước hết với các quốc gia trong khu cực.


    Theo thiển nghĩ của chúng tôi, pháp luật và nền tư pháp đã trở thành một thứ hạ tầng xã hội, nhìn vào đó các nhà đầu tư có thể tính toán được rủi ro và quyết định sẽ kinh doanh ở mức độ phù hợp nào. Nếu điện, nước phập phù, mỗi phân xưởng phải có máy phát điện riêng, thì người ta không thể đầu tư vào công nghệ cao, vi sinh hay những thứ tương tự, mà chỉ có thể nhắm vào dệt may hay gia công giày dép. Thì cũng thế, nền pháp luật thay đổi khó lường, nền tư pháp chưa bảo đảm công lý và mang lại sự thảnh thơi, tin cậy cho các bên tranh chấp mỗi khi ra toà,

    thì người ta chỉ kinh doanh trong không gian thuận tiện giành được từ sự vừa lòng của quan chức và sẽ rút lui nhanh chóng như có thể. Pháp luật chắp vá và nền tư pháp kém công minh cũng góp thêm nguyên nhân làm cho kinh tế Việt Nam manh mún, kém sức cạnh tranh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...