Tiểu Luận Hệ thống xử lý nước thải công nghiêp thực phẩm

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    hệ thống xử lý nước thải
    công nghiêp thực phẩm
    1.Công nghệ xử lý
    Mục đích xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là keo tụ các loại keo không lắng và phân hủy các chất hữu cơ nhờ hoạt động của vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh học thường là các chất khí (khí CO[SUB]2[/SUB], N[SUB]2[/SUB], CH[SUB]4[/SUB], H[SUB]2[/SUB]S), các chất vô cơ (NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP], PO[SUB]4[/SUB][SUP]3-[/SUP]) và các tế bào mới. Các quá trình sinh học chính sử dụng trong xử lý nước thải gồm 2 nhóm chính là: quá trình hiếu khí và quá trình kỵ khí. Phương pháp sinh học có ưu điểm là rẻ tiền và khả năng tận dụng các sản phẩm phụ làm phân bón (bùn hoạt tính) hoặc tái sinh năng lượng (khí metan)
    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thại tại cty TNHH URC

    Thuyết minh sơ đồ công nghệ
    Nước thải phát sinh từ Nhà máy theo hệ thống ống dẫn chảy về bể thu gom (TK01). Bể thu gom có nhiệm vụ thu gom nước thải và loại bỏ rác thô từ nước thải. Nước thải được bơm về bể điều hòa (TK02). Trước khi vào bể điều hòa, nước thải qua Thiết bị hệ thống tuyển nổi DAF để loại bỏ các cặn nhỏ rồi chảy vào bể điều hòa
    Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ, khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng, để cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo.Bể điều hòa được cung cấp khí từ các đĩa phân phối khí thô thông và máy thổi khí (AB02/04-A/B) để hòa tan và căn bằng nồng độ và lưu lượng nước thải.
    Nước thải sau khi qua bể điều hòa được bơm về bể UASB bằng bơm chìm.Nước thải được phân phối đều trong bể bằng hệ thống phân phối nước từ đáy bể.Quá trình xử lý sinh học kỵ khí là quá trình sử dụng các vi sinh vật trong điều kiện không có oxy để chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành hỗn hợp khí gas metan CH[SUB]4[/SUB] và CO[SUB]2[/SUB] (70-80%: CH[SUB]4[/SUB], 20-30%: CO[SUB]2[/SUB]) và các sản phẩm hữu cơ khác.
    Bơm bùn SP03 trong bể UASB có nhiệm vụ hòa trộn bùn và nước trong vùng yếm khí để tăng hiệu suất của quá trình xử lý. Ngoài ra, lượng bùn dư được bơm về bể chứa bùn.
    Nước thải sau khi qua bể UASB tự chảy qua bể Aerotank. Nước thải trong bể Aerotank được xử lý bởi các vi sinh vật hiếu khí. Các chất rắn lơ lững là môi trường để vi sinh vật sống và phát triển thành sinh khối, còn gọi là bùn hoạt tính. Không khí được cấp vào nhờ 2 máy thổi khí AB02/04-A/B.
    Sau khi qua quá trình sinh học, bùn và nước thải chảy vào bể lắng (TK05). Sinh khối được lắng xuống đáy bể nhờ quá trình lắng trọng lực. Hàm lượng SS giảm 60%. Bùn trong bể được tuần hoàn bởi bơm bùn SP05A/B về bể Aerotank (TK04), bùn dư được bơm về bể chứa bùn TK07. Nước thải sau qua bể lắng đến bể chứa nước (TK06).
    Bể chứa bùn được dùng để chứa bùn và giảm độ ẩm của bùn trước khí thải bỏ ra ngoài môi trường. Bùn sẽ được hút định kỳ. Nước tách ra từ bể chứa bùn được tuần hoàn về bể điều hòa (TK02) để xử lý tiếp.

    Các hạng mục công trình
    Bể thu gom – TK01
    Nước thải phát sinh từ Nhà máy theo hệ thống ống dẫn chảy về bể thu gom (TK01). Bể thu gom có nhiệm vụ thu gom nước thải và loại bỏ rác thô từ nước thải. Song chắn rác thô (SC01) được lắp đặt trong bể thu gom để tách các chất rắn có kích thước lớn trong dòng thải.Dầu mỡ được thiết bị vớt dầu tách khỏi nước thải
    Nước thải sau khi đi qua bể thu gom thì nước thải chủ yếu được tách để loại bỏ lượng chất thải rắn, còn giá trị của các trị số BOD, COD là không đổi. Do nước thải có chứa một lượng dầu mỡ và các axit béo nên giá trị pH của nước thải tại thiết bị này có giá trị khoảng 5

    Ø Nguyên lý hoạt động
    Nước thải từ các phân xưởng được tập trung về bể gom qua hệ thống ống cống. Tại đây, nước thải sẽ được cho qua song chắn rác thô để tách các loại rác có kích thước lớn. Nước sau khi qua song chắn rác sẽ xuống bể thu gom, tại đây nước thải tại các nguồn thu với nồng độ chất thải khác nhau sẽ được trung hòa và giảm độ chênh lệnh về nồng độ giữa các nguồn nước thải.
    Hệ thống tuyển nổi – DAF
    Nước thải sau khi đi qua hố thu gom đã được tách sơ bộ để loại bỏ các rác thô thi nó được bơm lên hệ thống DAF để xử lý tiếp.
    Hệ thống DAF gồm có các thiết bị chính là: thiết bị trộn tĩnh,thiết bị tạo bông, thiết bị tuyển nổi siêu nông và thiết bị tạo vi bọt.
    Mục đích chính của hệ DAF là điều tuyển nổi và loại bỏ những cặn hữu cơ không tan trong nước thông qua thiết bị “tuyển nổi siêu nông” với sự hỗ trợ của các chất trợ lắng như: polymer, PAC,
    Ø Nguyên lý hoạt động:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...