Luận Văn Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Bống Hà, 5/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY:

    Có thể nói hiện nay các nền kinh tế của các nước trên thế giới cũng như các khu vực khác nhau có trình độ phát triển chênh lệch khá lớn. Phần lớn các nước khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á có nền kinh tế phát triển mạnh với mức thu nhập GDP trên đầu người lên tới hàng chục nghìn USD. Một số nước khu vực Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc Phi, Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển ở mức trung bình, với mức thu nhập GDP trên đầu người ở khoảng từ 1.000 tới 10.000 USD/năm. Một số quốc gia còn lại tập trung ở Châu Phi, Nam Á có nền kinh tế kém phát triển với mức thu nhập GDP trên đầu người dưới 1.000 USD. Bức tranh phát triển không đồng đều của nền kinh tế các nước trên thế giới là một thực trạng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân mang tính lịch sử từ hình thành và phát triển của mỗi quốc gia từ hệ thống quan hệ sản xuất cho tới lực lượng sản xuất.

    Như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia có những lợi thế so sánh riêng xuất phát từ những nét đặc thù của vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người và cả mức độ phát triển của nền kinh tế như đã đề cập ở trên . Chính những lợi thế so sánh khác nhau của các quốc gia đã tạo nên nhu cầu phân công lao động quốc tế nhằm thu được hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia.

    Quá trình phân công lao động quốc tế phát triển sâu sắc sẽ làm cho các nền kinh tế của các quốc gia khác nhau ngày càng phụ thuộc vào nhau, dòng vốn đầu tư, dòng hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia tăng lên mạnh mẽ. Chính những yêu cầu xuất phát từ thực tế này đã dẫn tới khái niệm mới thường được sử dụng hiện nay là Toàn cầu hoá, một mức độ phát triển rất cao của phân công lao động quốc tế. Toàn cầu hoá là quá trình tăng cường hợp tác phát triển giữa các quốc gia cả song phương và đa phương trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong các lĩnh vực khác như xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hoá, an ninh Xu hướng toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các định chế quốc tế mang tính toàn cầu, tính khu vực hoặc song phương. Điển hình nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có nhiệm vụ điều tiết các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia là thành viên của tổ chức này.

    Xu thế chung hiện nay sau quá trình đấu tranh thông qua các diễn đàn quốc tế, các vòng đàm phán đa phương và song phương là các quốc gia chậm phát triển đang yêu cầu các quốc gia phát triển tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để hàng hoá của họ có thể xuất khẩu được nhiều sang các nước Phát triển và các nước phát triển cũng đòi hỏi các nước còn lại mở cửa hơn nữa để dòng vốn đầu tư và dòng hàng hoá, dịch vụ công nghệ cao của họ thâm nhập mạnh mẽ thị trường các nước này. Hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) được nghiên cứu ở bản luận văn này là những ưu đãi mà các nước phát triển giành cho các nước đang phát triển để các nước này có thể tăng cường việc xuất khẩu vào các nước phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...