Luận Văn Hệ thống triết lí trong chuyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Văn học luôn phản ánh đời sống. Nhờ văn học mà bộ mặt nước ta qua từng thời kì đã hiện ra một cách chân thực và đầy đủ nhất. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945 đã có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan thì Nam Cao nổi lên như một vì tinh tú sáng chói trên nền trời văn học việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến. “Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách càng ngời sáng” (Trần Đăng Suyền, 2004:17). Có thể nói Nam Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã được khẳng định đúng với giá trị của nó.
    Qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Là một nhà văn có tầm nhân loại, “Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lí về cuộc đời tìm ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề với thực tế diễn ra hàng ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện” (Phạm Văn Phúc, 2000:381). Tác phẩm Nam Cao có rất nhiều khía cạnh có giá trị sâu sắc mang tính thời sự được khá nhiều người quan tâm. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu lâu dài, chúng tôi nhận thấy triết lí sống trong truyện ngắn Nam Cao là một vấn đề hết sức thú vị. Những suy nghĩ, những nhận định có tính chất bao quát của Nam Cao về cuộc đời đã được nhà văn thể hiện trong tác phẩm bằng một giọng điệu tâm lí riêng hết sức thâm thúy, chứng tỏ ông là một người có cái nhìn rất sâu sắc. Nhận ra điều đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám” để nghiên cứu, đi sâu, phân tích, lí giải, một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề này. Việc nghiên cứu sẽ giúp người viết có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc cảm nhận cũng như phân tích các tác phẩm của Nam Cao nói chung và truyện ngắn nói riêng. Như vậy nghiên cứu vấn đề này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho công tác giảng dạy cũng như học tập sau này. Đồng thời đề tài sẽ góp phần khẳng định thêm những đóng góp của Nam Cao trong suốt tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam.
    Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 1
    Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý
    II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1. Đối tượng nghiên cứu
    Nội dung trong tác phẩm của Nam Cao rất đa dạng, phong phú, phản ánh nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ở đây, chúng tôi đi sâu nghiên cứu triết lí nhân sinh của Nam Cao về Đời về Kiếp của con người, về miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời, về cái lương thiện và cái ác, cái xấu, về sự sung sướng và nỗi khổ đau, về tình yêu và hạnh phúc,
    Đây hẳn là một vấn đề lí thú vì nó tập trung thể hiện những quan niệm, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu hệ thống triết lí trong phạm vi truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám. Bên cạnh đó, người viết còn tìm hiểu thêm những tác phẩm sau cách mạng. Đó là cơ sở giúp người viết hiểu sâu sắc vấn đề nghiên cứu.
    III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu đề tài này để thấy được cái nhìn của tác giả về cuộc đời, nhận ra cái hay, cái sâu sắc của Nam Cao khi thể hiện những triết lí trong tác phẩm. Đồng thời, người viết có thể nhận rõ một nét tiêu biểu trong phong cách sáng tác của Nam Cao. Từ đó đánh giá đúng vai trò của Nam Cao là đã góp phần làm nên sự đa dạng cho nền văn học nước nhà, giúp bổ sung cái nhìn toàn diện về những đặc sắc trong các sáng tác của Nam Cao.
    Bên cạnh đó nghiên cứu để củng cố kỹ năng phân tích, giúp người viết có thêm kiến thức về nhà văn Nam Cao và các tác phẩm của ông. Ngoài ra nghiên cứu đề tài này cũng giúp phục vụ cho công tác giảng dạy sau này tốt hơn. Đó cũng là tài liệu cho các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này.
    IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    1. Tìm hiểu nội dung chi tiết hệ thống triết lí thể hiện trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám: triết lí về sự sống cái chết, về Đời về Kiếp con người, triết lí về sự sung sướng và nỗi khổ đau, triết lí về cái lương thiện và cái ác, cái xấu, triết lí về miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời, triết lí về tình yêu và hạnh phúc. Qua đó người viết có thể thấy được những tư tưởng, quan niệm của Nam Cao có nhiều điểm tiến bộ và khác biệt so với các nhà văn trước đó và cùng thời.
    2. Tìm hiểu nghệ thuật của Nam Cao khi thể hiện những triết lí sống trong các tác phẩm. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 2
    Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý
    V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
    Triết lí sống là một mảng nội dung quan trọng trong truyện ngắn của Nam Cao. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm của ông. Ngoài ra, đề tài sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy sau này, giúp học sinh hiểu được một khía cạnh trong truyện ngắn Nam Cao, tăng cường hiệu quả cảm thụ và phân tích tác phẩm.
    Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần bổ sung cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học dân tộc. Đề tài thành công, có thể là tài liệu hết sức bổ ích cho các bạn sinh viên, học sinh khi cần đi sâu tìm hiểu Nam Cao và các tác phẩm của ông.
    VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Phương pháp đọc tài liệu
    Phương pháp này được tiến hành bằng cách đọc và chọn lọc những chi tiết, những từ ngữ, nhận định, ý kiến có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí
    2. Phương pháp thống kê
    Sau quá trình đọc tài liệu người viết tiến hành tổng hợp, thống kê tài liệu đã sưu tầm được, minh chứng cho những vấn đề đã đưa ra.
    3. Phương pháp phân tích
    Đây là phương pháp cơ bản khi tiến hành nghiên cứu đề tài. Từ những tài liệu đã tập hợp và thống kê đầy đủ, người viết tiến hành phân tích hệ thống triết lí và nghệ thuật thể hiện triết lí trong tác phẩm của Nam Cao. Từ đó thấy được những chiêm nghiệm của Nam Cao về cuộc đời, đồng thời làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của ông.
    4. Phương pháp so sánh
    Trong quá trình vận dụng phương pháp phân tích, người viết tiến hành liên hệ những triết lí của Nam Cao với những tác gia khác. Như vậy sẽ giúp cho đề tài thêm sức thuyết phục và khẳng định được tài năng cùng những đóng góp của Nam Cao trong tiến trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...