Luận Văn Hệ thống TKKT áp dụng cho Doanh nghiệp & việc vận dụng Một số TKKT vào việc hạch toán CPSX & tính gi

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hệ thống TKKT áp dụng cho Doanh nghiệp & việc vận dụng Một số TKKT vào việc hạch toán CPSX & tính GTSP của Doanh nghiệp xây lắp



    Thông tin chi tiết Lời nói đầu
    Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải khẩn trương chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý kinh tế, mà trước hết là hạch toán kế toán
    Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề có tầm quan trọng trong kế toán tài chính , vừa là nội dung cơ bản trong kế toán quản trị. ở các nước phát triển theo cơ chế thị trường, mô hình cụ thể của kế toán quản trị cũng khác nhau, song có thể qui ra hai loại hình cơ bản mô hình hạch toán chi phí của các nước Tây Âu (điển hình là cộng hoà Pháp)và mô hình kết hợp hạch toán phân tích và quản lý chi phí của các nước Bắc Mỹ đang được vận dụng phổ biến ở các nước Đông nam á. ở nước ta hiện nay chưa có sự tách biệt giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính và nội dung phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào những qui định cuả nhà nước. Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu phải được kết hợp giữa kinh nghiệm của các nước với thực tế, mà trước hết là chế độ kế toán hiện hành trong hạch toán chi phí và tính giá thành ở các doanh nghiệp xây lắp nói riêng và đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung ở Việt Nam hiện nay.
    Xuất phát từ tình hình thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, cùng với chế độ kế toán mới vừa được ban hành ngày 01/ 01/1996 (Quyết định 1206 ngày 14/12/1994 TC/CĐKT) áp dụng cho các doanh nghiệp từ ngày 1/1/1996.
    Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
    “Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp và một số ý kiến
    về việc vận dụng một số tài khoản kế toán vào việc hạch toán chi phí
    sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp
    xây lắp trong giai đoạn hiện nay”
    Chuyên đề được chia làm 3 phần:
    Phần I: Sự cần thiết của việc hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    Phần II: Trình tự - phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp.
    Phần III: Một số ý kiến về việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
    Với kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài này để bài viết hoàn thiện hơn.
    Xin trân thành cảm ơn và trân trọng ý kiến đóng góp!

    Phần I
    SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    1. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT (CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP)
    Trong các doanh nghiệp xây lắp, quá trình sản xuất ra sản phẩm cũng là quá trình doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí cho sản xuât.
    a. Chi phí sản xuất:
    Là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nhgiệp thực tế đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định được biểu hiện bằng tiền.
    Hao phí lao động sống là hao phí về tiền lương, tiền công, các khoản bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn tính trích của nhân công trong quá trình sản xuất.
    Hao phí lao động vật hoá (còn gọi là hao phí lao động quá khứ)là biểu hiện bằng tiền của các khoản chi phí nguyên vật liệu , hao mòn máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất.
    b. Phân loại chi phí sản xuất:
    Tuỳ theo tính chất kinh tế và công dụng của chi phí , chúng ta có thể phân chi phí sản xuất thành 3 loại:
    - Chi phí nguyên vật liệu : Là chi phí tạo nên thực thể của sản phẩm, là đối tượng lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm trong chi phí nguyên vật liệu bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ.
    - Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
    - Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí như: khấu hao máy móc thiết bị, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, thiệt hại trong sản xuất.
    Trong sản xuất, chi phí là mặt chi ra hay hao là hao phí đi. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của một đơn vị, chi phí chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt thứ hai và cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất đó là kết quả thu được, trong quan hệ này đã hình thành chỉ tiêu giá thành.
    2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
    Giá thành là chi phí sản xuất để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định hoặc để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định
    Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , là cơ sở để tính giá bán, tính lợi nhuận của đơn vị. Do đó nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Chỉ tiêu giá thành bao gồm:
    - Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự đoán chi phí của kỳ kế hoạch.
    -Giá thành định mức: Cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, nhưng nó lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.
    -Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình SXSP trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
    3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt chi phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả cúa quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình. Vì vậy, chúng giống nhau về chất. Giá thành và chi phí sản xuất đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm
    Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành lại khác nhau về lượng điều đó có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:

    chi phí SX dở dang chi phí phát sinh trong kỳ
    đầu kỳ



    chi phí SXDD cuối
    kỳ



    Tổng giá thành sản phẩm
    Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BC - CD, hay

    = + -
    Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì giá thành thì giá thành sản phẩm trùng với chi phí sản xuất.
    4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHÍNH XÁC VÀ TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ GIÁ THÀNH.
    Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất. Quản lý chi phí thực chất là quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả các loại tài sản, vật tư, lao động tiền vốn trong quá trình hoạt động sản xuất. Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở cấu tạo nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm.
    Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế nói chung của công tác quản lý sản xuất và chi phí sản xuất nói riêng đòi hỏi xí nghiệp phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác.
    Kế toán chính xác chi phí SXphát sinh không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, trung thực từng loại chi phí về mặt năng lượng hao phí mà cả về mặt tính toán các chi phí đó bằng tiền, theo đúng những nguyên tắc về đánh giá và phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm phát sinh chi phí .

     
Đang tải...