Thạc Sĩ Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang đến cho Việt Nam rất
    nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng mang lại không ít thách thức. Đặc biệt trong giai
    đoạn hiện nay và cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những lĩnh vực khá nhạy
    cảm đối với nền kinh tế thì những thách thức này lại càng lớn hơn. Thách thức thứ nhất,
    các tổ chức kinh tế đua nhau thành lập ngân hàng mà ngành nghề kinh doanh của tổ chức
    thành lập hoàn toàn trái ngược làm cho số lượng ngân hàng nội địa ở nước ta lên đến 42
    ngân hàng, nhưng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng chưa cao, quy mô vốn còn thấp
    so với các nước trong khu vực và trên thế giới, công tác quản lý điều hành còn yếu, ngoại
    trừ một vài ngân hàng lớn, còn lại hầu hết các ngân hàng chưa phát triển đa dạng hóa các
    sản phẩm dịch vụ mà chỉ tập trung vào sản phẩm dịch truyền thống là cho vay và thanh
    toán mà sản phẩm truyền thống sẽ không còn thu được lợi nhuận cao như trước đây
    nữa, hơn thế nữa theo thông tư số 04 của ngân hàng nhà nước thì cuối năm nay các tổ
    chức tín dụng phải đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu là 3000 tỷ đồng với điều kiện này thì
    các ngân hàng nhỏ sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn vào thời điểm này . Thách
    thức thứ hai, theo tiến trình hội nhập WTO mà Việt Nam đã ký kết, đến năm 2010 sẽ
    không có sự phân biệt giữa các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng nước
    ngoài trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, điều này có nghĩa là các chi nhánh ngân hàng
    nước ngoài được phép mở rộng mạng lưới, trở thành các ngân hàng bán lẻ với công
    nghệ hiện đại, năng lực tài chính dồi dào, sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng, được
    đi sâu vào thị trường Việt Nam và mở rộng đối tượng khách hàng. Như vậy trong
    tương lai các ngân hàng trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn
    phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Thách thức thứ
    ba là các tổ chức kinh tế nước ngoài đã tham gia góp vốn mua cổ phần của các ngân
    hàng nội địa dưới danh nghĩa hợp tác chiến lược nhằm thâm nhập thị trường tài chính
    một cách nhanh chóng nhưng hiện nay tỷ lệ góp vốn còn ở mức khống chế, trong tương
    lai khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa nhà nước sẽ không còn khống chế tỷ lệ
    góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng nội địa nữa. Lúc đó, nếu không đủ
    năng lực cạnh tranh các ngân hàng nội địa có thể bị các tổ chức nước ngoài “thôn tính”.
    Chính vì những thách thức trên mà các ngân hàng trong nước ngay từ bây giờ phải tìm
    cách tăng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tiềm lực tài chính và khả năng
    cạnh tranh của mình. Để làm được điều này một cách chóng không có con đường nào
    khác hơn là các ngân hàng nội địa thực hiện hoạt động sáp nhập, mua lại theo định
    hướng phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng, có nghĩa là đối tượng để ngân hàng
    sáp nhập, mua lại không phải là tùy tiện mà phải phù hợp và có định hướng thì mới
    có thể tận dụng những lợi thế của nhau, hợp tác để cùng nhau phát triển. Thực tế, hầu hết
    các tập đoàn Tài chính ngân hàng lớn mạnh trên thế giới như Citigroup, JP Morgan
    Chase, Standard Chartered Bank đều có quá trình hình thành và phát triển tập đoàn
    gắn với quá trình sáp nhập và mua lại. Tuy nhiên, vấn đề sáp nhập, mua lại hiện nay vẫn
    còn khá mới mẻ ở Việt Nam trong khi đây lại là những vấn đề hết sức quan trọng
    cần phải thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay. Vì tính cấp thiết này, cho nên tôi
    chọn đề tài nghiên cứu: “ Hệ thống tình báo trong xu hướng sáp nhập và mua lại các
    ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam"

    ã Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề sau:
    Những lý luận về hoạt động sáp nhập, mua lại và hệ thống tình báo
    Phân tích thực trạng sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời
    gian qua và kinh nghiệm về sáp nhập, mua lại của các ngân hàng ở Châu Âu
    Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sáp nhập, mua lại trong
    lĩnh vực tài chính ngân hàng, phân tích xu hướng sáp nhập, mua lại của các ngân hàng
    thương mại cổ phần Việt Nam trong mối liên hệ với hệ thống tình báo.
    ã Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu hoạt động sáp nhập, mua lại trong ngành tài chính ngân hàng. Đối
    tượng và phạm vi nghiên cứu ở đây là hệ thống tình báo và hoạt động sáp nhập, mua lại
    của ngân hàng và các công ty có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng
    như các công ty tài chính, cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, chứng khoán, bất động
    sản, đầu tư .
    ã Phương pháp nghiên cứu
    Thu thập các thông tin và dữ liệu từ các báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà
    nước, các ngân hàng thương mại, tổng cục thống kê, báo chí, trang web, tạp chí nghiên
    cứu, các tài liệu trong và ngoài nước, tham khảo các luật liên quan đến hoạt động sáp
    nhập, mua lại . và sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để xử lý số liệu
    thu thập được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...