Đồ Án Hệ thống thông tin di động

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hệ thống thông tin di động] Phần I

    Tổng quan về thông tin di động

    Chương 1
    lịch sử dịch vụ thông tin di động và giới thiệu về đặc tính, tính năng của mạng thông tin di động số GSM
    1.1. Lịch sử dịch vụ thông tin di động
    Hệ thống thông tin di động từ lâu đã là một khao khát lớn lao của con người. Khao khát này chỉ có thể trở thành hiện thực ngay sau khi kỹ thuật thông tin bằng sóng vô tuyến ra đời vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên việc đưa hệ thống thông tin vào phục vụ công cộng chỉ được thực hiện sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Do sự phát triển của công nghệ điện tử cùng với nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng tăng cao, mạng thông tin di động ngày càng được phổ biến và độ tin cậy ngày càng cao.
    Mạng viễn thông tổ ong là một trong các ứng dụng của kỹ thuật viễn thông có nhu cầu lớn nhất và phát triển nhanh nhất. Ngày nay nó được ứng dụng rất rộng rãi, chiếm số phần trăm lớn và không ngừng tăng trong toàn bộ các thuê bao trên thế giới. Trong tương lai lâu dài các hệ thống tổ ong sử dụng kỹ thuật số đầy triển vọng sẽ trở thành phương thức thông tin vạn năng.
    Thông tin di động được sử dụng đầu tiên cho nghiệp vụ cảnh sát từ những năm 20, qua các thế hệ và nó được phát triển rất mạnh trong giai đoạn hiện nay.
    Quá trình phát triển của mạng thông tin di động như sau:
    · Thế hệ thứ nhất: Sau năm 1946. Khả năng phục vụ nhỏ, giá cả đắt chất lượng không cao (thế hệ này là thông tin di động tương tự FDMA, đặc trưng là: NMT, AMPS).
    · Thế hệ thứ hai: Là thông tin di động số (1970 - 1979). Cùng với sự phát triển của MicroProcessor đã mở cửa cho việc thực hiện một hệ thống phức tạp hơn. Nhưng về vùng phủ sóng của anten phát của các trạm di động còn bị hạn chế, do đó hệ thống được chia thành các trạm phát và có thể dùng nhiều trạm thu cho một trạm phát.
    · Thế hệ thứ ba: Là mạng tổ ong tương tự (1979 - 1990) một trong các ứng dụng viễn thông có nhu cầu lớn nhất và phát triển nhanh nhất. Các trạm thu phát được đặt theo hình tổ ong, mỗi ô là một cell(Cell- dùng để chỉ vùng diện tích quản lý, trên sơ đồ địa lý quy hoạch mạng, cell có hình dạng một ô tổ ong hình lục giác, trong một cell có một đài vô tuyến gốc BTS). Mạng này cho phép sử dụng lại tần số, cho phép chuyển giao giữa các vùng trong cuộc gọi.
     
Đang tải...