Tiến Sĩ Hệ thống thể loại truyền thống trong thơ mới 1932 - 1945

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM - 2013



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Đóng góp mới của luận án 3
    6. Cấu trúc của luận án 3

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1. Thơ mới 1932 - 1945 từ phương diện thể thơ trên lịch trình nghiên cứu suốt hơn tám thập kỷ qua 5
    1.2. Vấn đề nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 8

    CHƯƠNG 2: VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945 15
    2.1. Nhìn chung về loại hình Thơ mới 1932 - 1945 15
    2.1.1. Hiện tượng Thơ mới 1932 - 1945 trong lịch sử thơ ca dân tộc 15
    2.1.2. Loại hình Thơ mới 1932 - 1945, nhìn từ góc độ thể thơ 24
    2.2. Vị thế của các thể truyền thống trong “bảng” thể thơ của Thơ mới 35
    2.2.1. Một vài giới thuyết về thể thơ truyền thống trong Thơ mới 35
    2.2.2. Tỉ lệ, dung lượng, số lượng và dạng thức tồn tại của các thể truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 37
    2.2.3. Khả năng lôi cuốn độc giả của các thể thơ truyền thống trong sự “cạnh tranh” với các thể khác của Thơ mới 1932 - 1945 41
    2.3. Vai trò của các thể thơ truyền thống đối với Thơ mới 1932 - 1945 43

    CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ MỚI 1932 – 1945 45
    3.1. Khái luận về chức năng và nội dung của các thể thơ 45
    3.2. Các thể truyền thống trong lịch sử thơ ca dân tộc trước Thơ mới 46
    3.2.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập 46
    3.2.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt 51
    3.3. Đặc trưng chức năng và nội dung các thể truyền thống trong Thơ mới 58
    3.3.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập 58
    3.3.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt 78
    3.3.3. Những thành công và bất cập về chức năng và nội dung của các thể truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 (thay cho tiểu kết) 97

    CHƯƠNG 4: THI PHÁP CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ MỚI 1932 – 1945 101
    4.1. Thi pháp và thi pháp các thể thơ 101
    4.2. Thi pháp các thể truyền thống trong lịch sử thơ ca dân tộc trước Thơ mới 103
    4.2.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập 103
    4.2.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt 106
    4.3. Thi pháp các thể truyền thống trong Thơ mới 111
    4.3.1. Các thể truyền thống trước những thử thách của thời đại Thơ mới 111
    4.3.2. Thi pháp các thể truyền thống du nhập trong Thơ mới 111
    4.3.3. Thi pháp các thể truyền thống thuần Việt trong Thơ mới 125
    4.3.4. Những thành công và bất cập về thi pháp của các thể truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 (thay cho tiểu kết) 143
    KẾT LUẬN 147
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Thơ mới 1932 - 1945 là cuộc cách tân (có người gọi là cuộc “cách mạng”) thắng lợi lớn về thơ, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử thơ ca và văn học dân tộc. Những đóng góp của nó cho quá trình hiện đại hoá thơ ca nói riêng và văn học dân tộc nói chung là khó có thể thay thế. Thơ mới 1932 – 1945 (từ đây trở đi gọi tắt là Thơ mới) đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề của Thơ mới đã được / “bị” khai thác cạn kiệt. Thơ mới vẫn còn sức hấp dẫn lớn và chờ đợi những tìm hiểu, khám phá, luận giải mới. Xung quanh vấn đề đánh giá thành tựu của Thơ mới (xét về mặt thể loại) cũng như của cả phong trào thơ (xét về mặt “khuynh khướng”, “tổ chức”) vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến không thống nhất Thơ mới cho đến nay vẫn là một hiện tượng độc đáo của thơ Việt cần phải được tiếp tục nghiên cứu, nhất là trên phương diện loại hình - thể loại.

    1.2. Việc nhận chân giá trị cũng như bản chất của Thơ mới có thể được tiến hành khảo sát, xác định trên nhiều phương diện và bằng nhiều con đường khác nhau. Chúng tôi chọn hướng tiếp cận Thơ mới từ phương diện thể loại, đặc biệt ở đây là những thể thơ truyền thống (bao hàm cả các thể thơ du nhập và các thể thơ thuần Việt), vì nhận thấy đây vừa là chỗ đem lại vinh quang cho thơ Việt suốt cả một quá trình dài hàng nghìn năm, vừa là chỗ dễ gây ngộ nhận cho không ít độc giả (tưởng rằng Thơ mới là một sự phủ định truyền thống), từ đây cung cấp một cái nhìn sâu hơn, khoa học và thoả đáng hơn về đặc trưng loại hình của Thơ mới. Mặt khác, tìm hiểu, nghiên cứu văn học theo xu hướng loại hình, thể loại đang là hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng và ý nghĩa.

    1.3. Trên hành trình phát triển và hiện đại hóa thơ ca dân tộc, sự hiện diện của các thể thơ truyền thống trong một cuộc cách tân vĩ đại về thơ ca (qua hiện tượng Thơ mới) thực sự có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Chức năng, nội dung và thi pháp của những thể thơ này trong Thơ mới có gì biến đổi không? Nó tồn tại như thế nào trong thế cạnh tranh với các thể thơ hiện đại - “mới”? Đây đang là những câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có những lời giải thoả đáng. Từ đây, có thể tìm thấy nhiều bài học quý báu cho quá trình đổi mới thơ Việt.

    1.4. Thơ mới nói chung, các thể thơ truyền thống trong Thơ mới nói riêng giữ vị trí quan trọng trong chương trình dạy - học ngữ văn ở các nhà trường phổ thông và bậc đại học. Thực hiện đề tài này, luận án còn nhằm phục vụ cho việc tham khảo và vận dụng vào dạy - học ngữ văn ở nhà trường (nhất là ở các trường đại học).

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu

    Các thể thơ truyền thống (bao hàm các thể ở cả hai hệ thống thể thơ du nhập và thuần Việt) trong Thơ mới 1932 - 1945.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 (các thể khác – các thể “phi truyền thống” hay hiện đại dĩ nhiên luận án vẫn quan tâm nhưng chỉ dùng làm cơ sở để đối sánh).
    Văn bản khảo sát chính là tuyển tập Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm [128]. Ngoài ra, còn một số tài liệu khác được chúng tôi dùng khảo sát thêm, so sánh và đối chiếu, gồm: Thi nhân Việt Nam [175], Việt Nam thi nhân tiền chiến [95] và 15 tuyển thơ của các tác giả tiêu biểu cho phong trào Thơ mới của Nxb Hội Nhà văn, 1995 [129].
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận án khảo sát các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 – 1945 nhằm làm rõ đặc trưng về cả 3 phương diện (chức năng, nội dung, thi pháp) của từng thể thơ cũng như cả hệ thống thể thơ; xác định vị thế, vai trò của nó trong cấu thành loại hình thơ hiện đại Việt Nam, từ đây có thể có những đề xuất mới cho việc nghiên cứu Thơ mới nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung trên con đường đi đến hiện đại
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.2.1. Xác định vị thế và vai trò của các thể thơ truyền thống trong hệ thống thể thơ của Thơ mới 1932 - 1945.
    3.2.2. Khảo sát, phân tích, luận giải, xác định đặc trưng chức năng và nội dung của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945.
    3.2.3. Khảo sát, phân tích, xác định đặc trưng thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945.
    Cuối cùng rút ra một số kết luận về hệ thống các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng và phối – kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trước hết là phương pháp loại hình – và đây cũng là quan điểm cơ bản của tác giả luận án trong nhìn nhận vấn đề. Phương pháp loại hình giúp cho việc đối sánh, phân định và nhận diện đặc trưng các hệ thống thể thơ theo từng loại hình thơ / loại hình văn học một cách khoa học. Một số phương pháp của thi pháp học cũng được luận án chú trọng vận dụng vì đây chính là chìa khoá nhằm giải mã “thể loại” và đặc trưng các thể thơ trên ba phương diện cơ bản của nó: chức năng, nội dung và thi pháp.
    Các phương pháp khác được vận dụng trong luận án đều giữ vai trò riêng: Phương pháp thống kê – miêu tả được vận dụng để khảo sát, thống kê, miêu tả với những con số cụ thể; phương pháp phân tích – tổng hợp giúp cho việc chi tiết hoá, phân tích và tổng hợp các dữ kiện; phương pháp lịch sử giúp cho việc xác định quá trình hình thành, phát triển của các thể thơ truyền thống theo lịch sử; phương pháp cấu trúc – hệ thống giúp cho việc hệ thống hoá và nhìn các thể thơ theo những tập hợp mang tính chỉnh thể của quá trình văn học, .
    Trong quá trình triển khai thực thi đề tài, luận án còn vận dụng nhiều thao tác cần thiết của khoa học nghiên cứu văn học (như: phân tích, so sánh, đối chiếu, mô hình hoá, v.v .).

    5. Đóng góp mới của luận án
    Luận án là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu đặc trưng chức năng, nội dung và thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 với một cái nhìn hệ thống; từ đây xác định vị thế, vai trò, vận mệnh và sức sống của các thể thơ này trong thơ Việt Nam hiện đại.
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định con đường đi đến hiện đại của thơ ca dân tộc rõ ràng không phải là con đường tách rời, cắt mạch với truyền thống. Sức mạnh của các yếu tố mang giá trị của truyền thống vẫn có thể tạo nên thành tựu mới nếu biết phát huy và làm mới nó.
    Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giúp cho việc dạy - học văn học trong nhà trường và tiếp nhận Thơ mới, thơ hiện đại được tốt hơn.
     
Đang tải...