Tài liệu Hệ thống tài chính việt nam

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM*
    Là một chuyên gia cao cấp thuộc Uỷ ban giám sát hoạt động ngân hàng của một nước phát triển có hệ thống tài chính dựa vào các ngân hàng rất mạnh1, ông Cải Cách - người có rất nhiều kinh nghiệm trong cải cách hệ thống tài chính của các nền kinh tế chuyển đổi (transition economies), từng đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu giúp một số nước Đông Âu cải cách hệ thống ngân hàng thành công, được chính phủ nước này chỉ định dẫn đầu một nhóm chuyên gia sang giúp Việt Nam tìm các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng mà Việt Nam đề ra. Để có thể đề ra được những giải pháp hợp lý nhằm tư vấn cho Việt Nam, việc đầu tiên mà ông Cải Cách và các cộng sự của mình phải làm là tìm hiểu một cách chi tiết về hệ thống tài chính Việt Nam. Sau một thời gian làm việc cật lực được sự hỗ trợ rất tận tình của các cơ quan chức năng Việt Nam, vào đầu năm 2005, nhóm của ông Cải Cách đã đưa một bản báo cáo tóm tắt về hệ thống tài chính Việt Nam. Do các nguồn lực giới hạn, nhất là về thời gian và yêu cầu của nội dung nghiên cứu, nên nhóm của ông Cải Cách chỉ xem xét một cách tổng quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam. Phần lớn thời gian nhóm dành cho việc xem xét cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam hiện tại với bốn thành tố chính là: Thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, các công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính.
    1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam
    Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm, nhưng có thể nói rằng hệ thống tài chính Việt Nam - hệ thống tài chính do các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo bắt đầu hình thành rõ nét từ năm 1858, năm Việt Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa của Pháp. Thực ra hệ thống tài chính, các phương tiện thanh toán (tiền tệ) luôn là những công cụ không thể thiếu trong bất kỳ một nền kinh tế nào, đã tồn tại từ khi hình thành ra nước Việt Nam. Nhưng hệ thống tài chính, thanh toán thời bấy giờ rất khác so với hiện nay. Một sự kiện đáng chú ý nhất trong thời phong kiến liên quan đến hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam là vào đầu thế kỷ 15, lần đầu tiên Hồ Quý Ly đã cho phát hành và lưu thông tiền giấy. Để thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam, nhóm của ông Cải Cách đã chia ra làm ba loại hình là: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
    * Đây chỉ là một tình huống giả định được xây dựng để thảo luận trong các lớp của Trường Fulbright mà không nhắm tới hoặc đề cập đến bất kỳ một trường hợp cụ thể nào. 1 Hiện nay trên thế giới có hai trường phái về cấu trúc hệ thống tài chính. Trường phái Anh - Mỹ tài chính trực tiếp (thông qua thị trường chứng khoán) đóng vai trò chính; trường phái Đức- Nhật, các trung gian tài chính, nhất là các ngân hàng đóng vai trò chính.
    Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
    Tài chính Phát triển
    Bài đọc
    Hệ thống tài chính Việt nam
    Huỳnh Thế Du/Nguyễn Minh Kiều 2
    1.1. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam2
    Căn cứ vào đặc thù của Việt Nam, nhóm của ông Cải Cách xem xét quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua từng thời kỳ gồm: Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời Pháp thuộc; Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975; Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
    1.1.1. Hệ thống ngân hàng thời Pháp thuộc3
    Trước khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam vào năm 1858, Việt Nam chưa có tổ chức ngân hàng và tín dụng. Các hoạt động kỹ nghệ, nông nghiệp và thương nghiệp còn ở trong tình trạng thô sơ và lạc hậu. Việc mua bán giao dịch với các thương gia nước ngoài chủ yếu nằm trong tay nhà vua và các hoàng thân quốc thích, và thường trả bằng vàng bạc hay bằng cách trao đổi các sản phẩm nội địa như đường, hồ tiêu, yến sào Đến cuối thế kỷ thứ 19, khi nền đô hộ đã được thiết lập trên toàn cõi Đông Dương thì Việt Nam, trở thành một thị trường độc chiếm của sản phẩm Pháp. Các thương gia Pháp đã lập tại các thành phố lớn và thị trấn, tập trung nhất là ở thành phố Sài Gòn, những xí nghiệp xuất nhập cảng lớn. Các kỹ nghệ gia của họ đầu tư xây dựng những nhà máy lớn: xi măng, giấy, thuốc lá, tơ sợi, đường, rượu . Một số người còn lập những đồn điền lớn trồng cao su, cà phê, chè. Trong kế hoạch củng cố và khai thác những tiềm năng ở Việt Nam, việc phát triển nông nghiệp đòi hỏi những công trình thủy lợi lớn, việc đầu tư vào công nghiệp, thương nghiệp và hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là vụ trùng tu và mở rộng cảng Sài Gòn và xây dựng những cơ sở vật chất khác của guồng máy thuộc địa đòi hỏi sự luân chuyển của những khối tiền tệ lớn lao. Các hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông Dương bành trướng mạnh nên chính phủ phải lập các ngân hàng để hổ trợ các hoạt động ấy. Lúc đầu có 2 ngân hàng được hình thành, trụ sở đặt tại Pháp, nhưng các chi nhánh được thiết lập tại các thành phố lớn ở Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương (Banque de l'Indochine) thành lập từ 1873, đến năm 1875 được quyền phát hành tiền tệ cho toàn cõi Đông Dương. Phạm vi hoạt động của ngân hàng này trải rộng khắp Đông Dương và các vùng đất Ấn thuộc Pháp. Vào khoảng năm 1930, nó trở thành một phân nhánh thực thụ của các ngân hàng kinh doanh lớn: Société Generale, Credit Industriel et commercial, Crédit foncivo de France, Crédit Lyonnais. Là một công cụ hữu hiệu của chính quyền thuộc địa, Ngân hàng Đông Dương là cơ quan tài chính lớn nhất của chính quyền và tài phiệt Pháp. Ngoài độc quyền phát hành tiền tệ như một Ngân hàng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...