Đồ Án Hệ thống quang phản ứng nuôi vi tảo nhằm mục đích sản xuất Biodiesel

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Hệ thống quang phản ứng nuôi vi tảo nhằm mục đích sản xuất Biodiesel​

    Information

    Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý và hóa sinh của vi tảo Nannochloropsis oculata có thể dự đoán được đây là loại vi tảo phù hợp với mục tiêu sản xuất biodiesel do có năng suất sinh khối cao trong môi trường quang tự dưỡng, hàm lượng lipid nhiều và thành phần lipid có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện nuôi cấy. Từ đó giới thiệu hệ thống quang phản ứng thích hợp dùng để nuôi cấy loài vi tảo Nannochloropsis oculata nhằm mục đích thu nhận lượng lipid tối ưu. Tối ưu hóa các điều kiện nuôi cấy như: nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, nồng độ pH, CO2, lưu lượng khí sục vào


    Biodiesel là một loại nhiên liệu có tính chất giống với dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật. Biodiesel là chất lỏng có màu vàng hổ phách, được định nghĩa là các mono-alkyl ester của các acid béo mạch dài từ các nguồn nguyên liệu có thể tái sinh được như các loại dầu thực vật, mỡ động vật,

    Biodiesel, hay nhiên liệu sinh học nói chung, là một loại năng lượng sạch. Mặt khác chúng không độc và dể phân giải trong tự nhiên.Có khả năng tự phân huỷ và không độc (phân huỷ nhanh hơn Diesel 4 lần, phân huỷ từ 85 ¸ 88% trong nước sau 28 ngày).

    Biodiesel là nguồn năng lượng tái sinh được, thân thiện với môi trường do không làm tăng lượng khí thải CO2, chứa rất ít các hợp chất của lưu huỳnh, hàm lượng các hợp chất khác trong khói thải như: CO, SOX, HC chưa cháy, bồ hóng giảm đi đáng kể nên có lợi rất lớn đến môi trường và sức khoẻ con người, không chứa HC thơm nên không gây ung thư

    1.2. Những nguồn nguyên liệu dùng trong sản xuất biodiesel:

    Với điều kiện ở châu Âu thì cây cải dầu với lượng dầu từ 40% đến 50% là cây thích hợp để dùng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.

    Ngoài ra còn nghiên cứu phát triển khai thác một loại nguyên liệu mới - Tảo. Khi nghiên cứu loại dầu sinh học từ tảo thành công và được đưa vào sản xuất, quy mô sản xuất loại dầu này có thể đạt tới hàng chục triệu tấn. Theo dự tính của các chuyên gia, đến năm 2010, Trung Quốc sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu nhiên liệu sinh học.

    Dầu nành, dầu cải [6]được sử dụng ở Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc khối EU được sử dụng cho sản xuất nhiên liệu. Các quốc gia khác như Malaysia và Indonesia thì dư thừa về nguồn dầu dừa và chúng được sử dụng để sản xuất biodiesel . Ấn Độ có bờ biển rộng lớn nhưng lại không sản xuất đủ sản lượng dầu ăn để phục vụ nhu cầu thực phẩm nên phải sử dụng thêm các loại dầu khác như dầu hạt jatropa, karanja để phục vụ cho sản xuất biodiesel.

    Một số nguồn nguyên liệu có thể được sử dụng như là dầu chiên rán và mỡ động vật [29]. Dầu chiên rán được biết đến là khan hiếm nhưng mỡ động vật là nguồn rất thừa thải. Một số loại mỡ có ứng dụng thông dụng như làm thức ăn gia súc nhưng không được khuyến khích bởi vì có khả năng gây bệnh, cho nên cần phải tiêu hủy hoặc là tái sử dụng cho mục đích khác đối với các loại mỡ động vật.

    ----------------------------------------------------------------

    MỤC LỤC


    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT BIODIESEL TỪ VI TẢO

    1. Biodiesel

    2. Sản xuất Biodiesel từ vi tảo

    CHƯƠNG II: CÁC DẠNG HỆ THỐNG THIẾT BỊ NUÔI VI TẢO ĐÃ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT

    1. Hệ thống hở

    2. Hệ thống kín

    CHƯƠNG III: HỆ THỐNG NUÔI LIÊN TỤC VI TẢO NANNOCHLOROPSIS OCULATA THU SINH KHỐI GIÀU LIPID TẠO NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BIODIESEL

    1. Giới thiệu về hệ thống

    2. Lựa chọn điều kiện kỹ thuật nuôi vi tảo Nannochloropsis oculata thu sinh khối giàu lipid.

    3. Các thử nghiệm photobioreactors ở quy mô pilot

    4. Hệ thống cảm biến dòng chảy và thu hoạch

    5. Nâng cao quy mô hệ thống Photobioreactor trong hoạt động

    6. Kết luận

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    -----------------------------------------------------------------

    GVHD: KS. Huỳnh Nguyễn Anh Khoa - Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     
Đang tải...