Đồ Án Hệ thống quản lý toà nhà bms

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 10/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ TOÀ NHÀ BMS

    1.1. Sự cần thiết của hệ thống BMS cho các tòa nhà cao tầng.
    1.1.1. Thực trạng các tòa nhà ở Việt Nam
    Hầu hết các tòa nhà cao tầng ở Việt nam hiện nay đều không được trang bị hệ thống quản lý tòa nhà thông minh. Khi được trang bị hệ thống này, tất cả các hệ thống điều hòa, báo cháy, . được điều khiển tập trung, tương tác bởi hệ BMS. Các hệ thống được tích hợp đầy đủ hệ thống thông tin, truyền thông và tự động hóa văn phòng. Đây là loại nhà cao tầng thông minh. Còn gọi là các tòa nhà hiệu năng cao, tòa nhà xanh, tòa nhà công nghệ cao, tòa nhà có những chức năng đặc biệt như bệnh viện, cơ quan trung ương, nhà quốc hội, .
    1.1.2. Sự cần thiết của hệ thống BMS cho các tòa nhà cao tầng.
    Hiện nay các tòa nhà được xây dựng dần được trang bị các trang thiết bị hiện đại có các hệ thống dịch vụ phức tạp nhưng đang hoạt động độc lập, riêng lẽ. Vì vậy, đòi hỏi phải xây dựng một giải pháp tích hợp toàn diện nhằm tập trung hóa và đơn giản hóa việc giám sát, vận hành và quản lý tòa nhà. Giải pháp tích hợp cho phép nâng cao hiệu suất của tòa nhà bằng cách giảm chi phí nhân công, chi phí năng lượng, cung cấp môi trường làm việc tiện nghi và an toàn cho cán bộ và nhân viên làm việc trong nhà, người dân sinh sống và khách đến làm việc với các đơn vị tại toà nhà. Hệ thống quản lý tòa nhà sẽ tích hợp với các hệ thống dịch vụ sau:
    ­ Hệ thống cung cấp và phân phối điện (Máy cắt, Tủ hạ thế, tủ phân phối đầu tầng và máy phát điện dự phòng, UPS )
    ­ Điều hòa trung tâm Chiller và VRV, hệ thống thông gió
    ­ Chiếu sáng công cộng (Public Lighting)
    ­ Hệ thống cho các tầng lắp đặt thiết bị viễn thông
    ­ Hệ thống an ninh (Access control, Hệ thống Camera an ninh CCTV)
    ­ Hệ thống PCCC
    ­ Thang máy (lift, elevator. Escalator)
    ­ Hệ thống cấp nước
    ­ Hệ thống thông tin công cộng ( hệ thống âm thanh thông báo, hệ thống màn hình thông báo )
    ­ Hệ thống tổng đài PABX
    ­ Hệ thống chống sét-chống sét lan truyền
    Giải pháp đề xuất BMS được dựa trên các công nghệ, ý tưởng, kiến trúc đã được công nhận. Toàn bộ thiết kế được tập trung xung quanh một kiến trúc tích hợp liên kết tất cả các chương trình ứng dụng và dịch vụ với nhau để cung cấp khả năng điều hành tuyệt vời cho toà nhà. Giải pháp BMS cung cấp một hệ thống điều hành tích hợp cho việc quản lý các dịch vụ của toà nhà và các ứng dụng thông minh cho các cán bộ làm việc tại tào nhà, cũng như các công cụ, năng lực và khả năng mở rộng các dịch vụ và phương tiện cho những tầng của người sử dụng.
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ TOÀ NHÀ BMS 1
    1.1. Sự cần thiết của hệ thống BMS cho các tòa nhà cao tầng. 1
    1.1.1. Thực trạng các tòa nhà ở Việt Nam 1
    1.1.2. Sự cần thiết của hệ thống BMS cho các tòa nhà cao tầng. 1
    1.2. Tổng quan về BMS (Building Management System) 2
    1.2.1. Hệ thống BMS/BAS là gì? 2
    1.2.2. Cầu trúc hệ thống BMS. 2
    1.3.1. Lợi ích 4
    1.3.2. Xu hướng phát triển 4
    CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHẦN CỨNG DÙNG TRONG HỆ THỐNG BMS CỦA CUNG TRIỂN LÃM QHXD HÀ NỘI 6
    2.1. Tổng quan về dự án: Cung triển lãm quy hoạch xây dựng Hà Nội 6
    2.1.1. Đặc điểm công trình 6
    2.1.2. Cơ sở hạ tầng các hệ thống kỹ thuật 7
    2.2. Hệ thống quản lý toà nhà BMS cho dự án 7
    2.2.1. Tổng quan chung bms cho dự án. 7
    2.2.2. Yêu cầu chung hệ thống BMS 8
    2.2.3. Cấu trúc của hệ thống quản lý toà nhà BMS 9
    2.3. Một số thiết bị phần cứng được sử dụng trong tòa nhà 10
    2.3.1 Bộ điều khiển kỹ thuật số DDC chuẩn kết nối IP 10
    2.3.2. Mô đun điều khiển các khối FCU(Fan coil unit) 13
    2.3.3. Mô đun I/O phân bố 14
    2.3.4 Các bộ cảm biến nhiệt độ 14
    2.3.5. Các cảm biến chênh áp 15
    2.3.6 Các cảm biến báo mức. 16
    2.3.7. Các cảm biến khói đường ống gió 16
    2.3.8. Cảm biến đo lưu lượng nước 17
    2.3.9. Cảm biến đo áp suất tĩnh đường ống nước 17
    2.4. Các hệ thống thiết bị tích hợp với BMS 17
    2.4.1. Hệ thống điều khiển điều hoà không khí Chiller 17
    2.4.2. Hệ thống điều khiển chiếu sáng tự động EIB 22
    2.4.3. Giám sát hệ thống điện 23
    2.4.4 Giám sát hệ thống thang máy 25
    2.4.5 Tích hợp hệ thống an ninh Camera 25
    2.4.6. Tích hợp hệ thống PCCC 26
    2.4.7. Tích hợp hệ thống thông tin công cộng 28
    2.4.8 Tích hợp các phòng chức năng 28
    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM LẬP TRÌNH VÀ PHẦN MỀM THIẾT KẾ GIAO DIỆN GIÁM SÁT CHO HỆ THỐNG BMS 31
    3.1. Giới thiệu phần mềm lập trình CARE (Excel Computer Aided Regulation Engineering) 31
    3.1.1. Chức năng của Care 31
    3.1.2. Các bước lập trình Care 32
    3.2 Giới thiệu các bước lập trình cho AHU dùng phần mềm CARE 39
    3.3. Giới thiệu phần mềm thiết kế giao diện giám sát EBI (Enterprise Buildings Integrator) 48
    3.3.1. Tính đa năng của EBI 48
    CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TÍCH HỢP BMS49 VÀ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT AHU TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ CHILLER 49
    4.1. Những công việc, kỹ năng cần thiết của người kỹ sư khi đưa hệ thống BMS tích hợp vào trong toà nhà. 49
    4.1.1. Giai đoạn thiết kế 49
    4.1.2. Giai đoạn thi công, lắp đặt 49
    4.1.3. Giai đoạn chỉnh định, đưa hệ thống BMS vào hoạt động 50
    4.1.4. Giai đoạn đưa hệ thống BMS vào vận hành, và bảo dưỡng định kỳ 50
    4.2. Khả năng tích hợp với các hệ thống điều khiển trong toà nhà 51
    4.2.1. Tích hợp hệ thống điều hoà trung tâm 52
    4.2.2. Tích hợp với hệ thống thông gió. 53
    4.2.3. Tích hợp với hệ thống điều khiển chiếu sáng 53
    4.2.4. Tích hợp với hệ thống báo cháy và chống cháy 54
    4.2.5. Tích hợp với các hệ thống điện 54
    4.2.6. Tích hợp với máy phát điện 54
    4.2.7. Tích hợp vào hệ thống thang máy 54
    4.2.8. Tích hợp vào hệ thống cấp-thoát nước 54
    4.2.9. Tích hợp vào hệ thống an ninh (Card Access / Camera quan sát) 55
    4.2.10. Tích hợp âm thanh công cộng 55
    4.2.11. Tích hợp hệ thống tổng đài 56
    4.3 Các chức năng chính BMS 56
    4.3.1 Chức năng giám sát 56
    4.3.2 Chức năng điều khiển 56
    4.3.3 Chức năng báo cáo 57
    4.4 Tính hiệu quả khi có hệ thống BMS tích hợp qua một ứng dụng cụ thể: Thiết bị AHU trong hệ điều hoà Chiller. 57
    4.4.1 Khả năng quản lý chung khi sử dụng hệ thống BMS 58
    4.4.2 Lợi ích của việc ứng dụng BMS cho người vận hành trong toà nhà 59
    4.5. Xác định tham số cho bộ điều khiển PID 61
    KẾT LUẬN 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...