Luận Văn Hệ thống quản lý tài khoản vãng lai cho ngân hàng ( Ngân hàng trực tuyến )

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt nội dung
    Khóa luận được trình bày theo 3 chương:
    Chương 1- Mô tả bài toán ngân hàng trực tuyến e-banking sẽ đưa ra thực trạng của các ngân hàng, đặt ra bài toán xây dựng và phát triển ngân hàng trực tuyến e-banking. Đồng thời, trong chương này cũng chỉ ra mô hình tổng quan nhất về hệ thống được xây dựng.
    Chương 2 - Phân tích và thiết kế hệ thống sẽ phân tích các nghiệp vụ cần xây dựng, các chức năng cụ thể của cả hệ thống đồng thời thiết kế xây dựng từng bước cho các chức năng này.
    Chương 3 - Xây dựng chương trình sẽ đưa ra các vấn đề về các công nghệ được sử dụng để xây dựng chương trình và các hình ảnh giới thiệu về chương trình đã được xây dựng. Đồng thời, trong chương này cũng đưa ra các vấn đề về bảo mật chương trình và hướng phát triển chương trình trong tương lai.
    Do khóa luận và chương trình được xây dựng bởi 02 sinh viên nên công việc cụ thể được phân chia như sau:
    Sinh viên Vũ Đức Minh Hiếu: Tìm hiểu nghiệp vụ, phân tích và thiết kế hệ thống, viết chương 1 và chương 2 khóa luận.
    Sinh viên Võ Chí Nhân: Tìm hiểu nghiệp vụ, xây dựng chương trìng, viết chương 3 khóa luận.


    Các chữ viết tắt
    NH: Ngân hàng
    NHNT: Ngân hàng Ngoại thương
    VCB: Vietcombank, tên tiếng Anh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
    XK: Xuất khẩu
    NK: Nhập khẩu
    CSDL: Cơ sở dữ liệu


    Lời cảm ơn i
    Tóm tắt nội dung ii
    Các chữ viết tắt iii
    Lời mở đầu 1
    Chương 1. Mô tả bài toán ngân hàng trực tuyến e-banking 2
    1.1. Nhiệm vụ của ngân hàng trực tuyến 3
    1.2. Một số nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng trực tuyến 4
    1.2.1. Thanh toán [1] 4
    1.2.2. Thống kê 5
    1.3. Khảo sát thực trạng của Ngân hàng Ngoại Thương 5
    1.3.1. Cơ cấu tổ chức 5
    1.3.2. Chương trình VCB-Money 7
    1.3.3. Yêu cầu của bài toán đặt ra 10
    1.4. Mô hình hệ thống thực hiện 10
    1.5. Mô hình bài toán 12
    1.5.1. Mô hình bài toán cho khách hàng sử dụng 12
    1.5.2. Mô hình cho nhân viên ngân hàng sử dụng 13
    1.5.3. Các khái niệm cơ bản về thanh toán ngân hàng 14
    1.6. Phạm vi thực hiện của bài toán 21
    1.6.1. Phân hệ nghiệp vụ kế toán thanh toán khác hàng 21
    1.6.2. Phân hệ nghiệp vụ kiểm toán cho khách hàng 22
    1.6.3. Phân hệ nghiệp vụ kế toán ngân hàng 22
    1.6.4. Phân hệ kiểm toán ngân hàng 22
    1.6.5. Phân hệ cấp phát và quản lý quyền truy cập 23
    1.6.6. Phân hệ lập biên bản và quản lý truy cập 23
    Chương 2. Phân tích và thiết kế hệ thống 24
    2.1. Các chức năng hệ thống 25
    2.2. Các tác nhân và các ca sử dụng 27
    2.2.1. Các tác nhân 27
    2.2.2. Các ca sử dụng 30
    2.2.3.Biểu đồ ca sử dụng theo gói 33
    2.3. Mô tả các ca sử dụng 39
    2.4. Biểu đồ tuần tự hệ thống 75
    2.4.1. Gói quản lý thông điệp 75
    2.4.2. Gói quản lý chủ tài khoản 76
    2.4.3. Gói quản lý kế toán viên 77
    2.4.4. Gói quản lý kế toán trưởng 78
    2.4.5. Gói thống kê 79
    2.4.6. Gói quản lý nhân viên thanh toán ngân hàng 79
    2.4.7. Gói quản lý kế toán trưởng ngân hàng 80
    2.5. Hợp đồng các thao tác hệ thống 80
    2.6. Mô hình phân tích 93
    2.6.1. Gói quản lý thông điệp 93
    2.6.2. Gói quản lý chủ tài khoản 94
    2.6.3. Gói quản lý kế toán viên 95
    2.6.4. Gói quản lý kế toán trưởng 96
    2.6.5. Gói quản lý nhân viên thanh toán ngân hàng 97
    2.6.6. Gói quản lý kế toán trưởng ngân hàng 98
    2.7. Thiết kế 99
    2.7.1. Biểu đồ tuần tự đối tượng 99
    2.7.2. Biểu đồ cộng tác 124
    2.7.3. Cơ sở dữ liệu 147
    Chương 3. Xây dựng chương trình 148
    3.1. Công nghệ sử dụng 149
    3.1.1. Lập trình trên nền WWW 149
    3.1.2. XHTML, CSS, PHP và MySQL 152
    3.2. Chương trình triển khai 156
    3.2.1. Giao diện 156
    3.2.2. Chương trình nguồn 160
    3.2.3. Vấn đề bảo mật 165
    3.3. Hướng phát triển của chương trình 166
    Kết luận 167
    Tài liệu tham khảo 168





    Lời mở đầu
    Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công nghệ thông tin càng ngày càng chứng tỏ một vị thế quan trọng của mình. Việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ vào công việc mà còn vào mọi mặt của cuộc sống đã tạo nên cho mỗi người chúng ta những nhu cầu khác nhau về sự phát triển của ngành công nghệ này. Hơn ai hết các chuyên gia công nghệ thông tin sẽ là những người tiên phong trong việc giải quyết những nhu cầu cấp thiết này và hơn thế nữa sẽ đóng góp một phần lớn trong sự phát triển của nước nhà.
    Việc phát triển công nghệ thông tin ở mỗi ngân hàng nói riêng và ở ngành ngân hàng nói chung đã trở thành một bài toán mà trong đó người giải luôn liên tục cập nhật để có được lời giải tối ưu nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp trong một môi trường mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
    Internet ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của công nghệ thông tin đồng thời cũng từ đó vấn đề về thương mại điện tử lại tiếp tục được đặt ra và cần có những lời giải cho vấn đề đó. Thương mại điện tử phát triển sẽ đồng nghĩa với việc các ngân hàng thi nhau triển khai các dịch vụ của mình trên internet nhằm cung cấp cho khách hàng của mình tiện ích để qua đó nâng cao hình ảnh cũng như thương hiệu của mỗi ngân hàng.
    Chương trình "e-banking – ngân hàng trực tuyến" ra đời sẽ đưa ra cho các ngân hàng giải pháp về vấn đề này. Chương trình sẽ cung cấp các tính năng cần thiết của một ngân hàng trực tuyến và đi kèm với đó là sự thuận tiện cho người sử dụng.
    Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, chúng em xin được trình bày các bước, cách thức xây dựng một hệ thống được áp dụng cho bài toán thực tế "e-banking – ngân hàng trực tuyến". Hy vọng qua khoá luận này sẽ giúp ích phần nào cho các ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...