Đồ Án Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI NÓI ĐẦU


    Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
    sản xuất công nghiệp đã làm cho thế giới biến đổi rõ rệt: các nhà máy, các khu công
    nghiệp, nông nghiệp, trại chăn nuôi tập trung được hình thành, các dạng giao thông
    khác nhau rầm rộ phát triển Tất cả sự phát triển này đều hướng đến việc tạo ra các
    sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, tạo điều kiện sống tốt hơn nhưng đồng
    thời cũng thải ra các loại chất bẩn đa dạng khác nhau, làm cho tình trạng môi trường
    trở nên xấu đi. Các chất thải độc hại có tác động xấu đối với con người, động vật,
    đất đai, cây cối và các công trình nhân tạo. Nếu tình trạng môi trường tiếp tục suy
    thoái thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho loài người. Vì vậy việc bảo vệ
    môi trường khỏi các chất ô nhiễm đã trở thành một trong các vấn đề cấp thiết đang
    được toàn cầu quan tâm nhất. Như chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25 tháng 6 năm 1998
    của Bộ Chính trị – Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ
    “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có
    tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với
    cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới”.
    Với xu thế hội nhập thế giới hiện nay, các tổ chức thuộc mọi loại hình ngày càng
    quan tâm đến việc đạt được và chứng minh kết quả hoạt động môi trường hợp lý
    thông qua kiểm soát các tác động đến môi trường của các sản phẩm, dịch vụ và hoạt
    động của mình, phù hợp với chính sách và mục tiêu môi trường của tổ chức. Các tổ
    chức phải hành động như vậy trong một xu thế pháp luật ngày càng chặt chẽ, sự
    triển khai của các chính sách kinh tế và các biện pháp khác đều thúc đẩy việc bảo
    vệ môi trường, các bên hữu quan cũng ngày càng bày tỏ mối quan tâm của mình đến
    các vấn đề môi trường và phát triển bền vững.
    Dựa trên những kiến thức được truyền đạt từ các thầy, cô trường Đại học Bách
    Khoa TP. HCM và các tài liệu tham khảo được ở trong và ngoài nước, luận văn này
    đề cập đến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và áp dụng thực
    tế để kiểm tra quản lý môi trường của nhà máy sản xuất ván ép thuộc Công ty Cổ
    phần Mía đường La Ngà nhằm cụ thể hơn cho phần lý thuyết.
    Do hạn chế về nhiều mặt nên luận văn này không thể tránh khỏi các sai sót. Vì
    vậy, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn này thêm
    phần hoàn thiện.




    I/ MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG:
    Tài liệu này qui định mức, yêu cầu của các chỉ tiêu chất lượng, ngoại quan của
    nguyên vật liệu dùng để sản xuất ván dăm.
    II/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    Tiêu chuẩn ngành 04TCN2 – 1999
    III/ NỘI DUNG
    3.1/ NGUYÊN LIỆU GỖ:

    - Đường kính từ : 5cm ư 15cm
    - Chiều dài từ : 0,5m ư 2m
    - Gỗ không mục nát, mối mọt
    - Không sử dụng gỗ thông
    3.2/ NGUYÊN LIỆU BÃ MÍA:
    - Bã mía phải được khử tủy
    - Độ ẩm: < 30%
    - Hàm lượng đường: < 0,5%
    - Bã không mục nát, mốc đen
    3.3/ DUNG DỊCH FORMALDEHYDE:
    - Hàm lượng formalin: 36,5 ư 37,4%
    - Độ axit: < 0.02
    - Tỷ trọng: 1,1 ư 1,15
    - Ngoại quan: dung dịch trong suốt, không màu hoặc vàng nhạt
    3.4/ NGUYÊN LIỆU UREA:
    - Hàm lượng Nitơ: 46 ư 47%
    - Độ ẩm: ≤ 1%
    - BiuRet: < 1,5%
    - Ngoại quan: hạt màu trắng đục
    - Khối lượng: 50 Kg/bao
    3.5/ NaOH:
    - Dạng tinh thể, màu trắng
    - Hàm lượng rắn: ≥ 98%
    - Khối lượng: 25 Kg
    3.6/ NH4Cl:
    - Hàm lượng rắn: ≥ 98%
    - Dạng tinh thể, màu ngà
    - Khối lượng: 25 Kg
    3.7/ THAN ĐÁ:
    - Ngoại quan: sáng, đều
    - Nhiệt trị: 6500 ư 7000 Kcal
    - Độ tro: 18 ư 25%
    - Độ ẩm: ≤ 9%
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...