Chuyên Đề Hệ thống quản lý hồ sơ sinh viên tại trường đại học dân lập duy tân

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 4/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu​



    Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất Nước như hiện nay, nhiều nhà máy, công ty, cơ quan, trường học mọc lên dưới mọi hình thức hoạt động thì công nghệ thông tin là một trong những nhân tố không thể thiếu được trong các hoạt động quản lý của các tổ chức.
    Trước đây, ngành công nghệ thông tin ở nước ta chưa được phát triển mạnh nhưng hiện nay ngành này là 1 trong những ngành được ưa chuộng và được sử dụng nhiều nhất.


    Kết quả của 1 công việc đưa ra 1 cách chính xác, có khoa học và kịp thời là 1 điều mà các nhà quản lý đều rất mong muốn. Thay vì công việc quản lý phải thực hiện bằng thủ công như trước đây, thì nay mọi thông tin đều có thể lưu trữ trên các loại đĩa từ được xử lý bằng các phần mềm ứng dụng rất đa dạng, phong phú. Nhờ có máy tính, các công việc này sẽ xử lý nhanh chóng, chính xác. Mặc dầu hiện nay có khá nhiều ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng như các phần mềm chuyên dụng cho quản lý, song đối với 1 hệ thống quản lý lớn việc vận dụng ngay các phần mềm đó là 1 vấn đề gặp không ít khó khăn.


    Việc áp dụng các hệ thống thông tin tin học hóa chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý, do nhiều nguyên nhân song nguyên nhân vô cùng quan trọng đó là các nhà xây dựng hệ thống thông tin không được trang bị kiến thức cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.
    Trước những năm 60 của thế kỷ 20, chưa định hình những phương pháp rõ rệt cho phân tích và thiết kế hệ thống. Từ những năm 70 tới nay, nhiều phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống lần lượt ra đời. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, có thể được ưa chuộng ở nơi này, nhưng lại được ít ưa chuộng ở nơi khác. Trong số này phải kể đến các phương pháp được gọi là các phương pháp có cấu trúc ( hay phương pháp trên xuống ). Cũng không thể không kể đến 1 trào lưu mới, mãnh liệt : đó là sự ra đời khá ồ ạt, từ năm 1990, của các phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng, để rồi quy vào một cái chuẩn, xuất hiện năm 1997. Đó là UML (Unified Modeling Language _ Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất).


    Trong quá trình hoàn thành đề tài, em đã có đến trường Đại học Dân lập Duy Tân để khảo sát và tìm hiểu việc quản lý tại trường để lấy thông tin. Nội dung của đề tài là phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu (quan hệ) cho hệ thống Quản lý hồ sơ sinh viên tại trường đại học, nên em chọn phương pháp cho đề tài này là phân tích và thiết kế có cấu trúc.

    Mục lục​


    LỜI NÓI ĐẦU


    PHẦN 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP DUY TÂN
    1.1> Khảo sát hệ thống Quản Lý Hồ Sơ Sinh Viên tại trường Đại học Dân Lập Duy Tân
    1.1.1> Bộ máy tổ chức của trường Đại học Dân Lập Duy Tân
    1.1.1.1> Qúa trình hình thành và phát triển
    1.1.1.2> Cơ cấu tổ chức của trường
    - Sơ đồ tổ chức hoạt động tại trường Đại học Dân Lập Duy Tân
    1.2> Tìm hiểu bài toán Quản Lý Hồ Sơ Sinh Viên
    1.2.1> Tìm hiểu bài toán Quản Lý Hồ Sơ Sinh Viên.
    1.2.2> Qúa trình Quản Lý Hồ Sơ Sinh Viên tại trường Đại học Dân Lập Duy Tân.
    1.2.3> Mục tiêu của bài toán.
    1.3> Khảo sát hiện trạng
    PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỒ SƠ SINH VIÊN
    2.1> Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống Quản Lý Hồ Sơ Sinh Viên.
    2.2> Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
    2.3> Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
    2.3.1> Biểu đồ phân rã chức năng: Cập nhật
    2.3.2> Biểu đồ phân rã chức năng: Tìm kiếm
    2.3.3> Biểu đồ phân rã chức năng: Báo cáo và In ấn
    2.4> Đặc tả các chức năng
    2.5> Mô hình thực thể liên kết (ER/EAM)
    2.6> Mô hình quan hệ
    PHẦN 3: CÀI ĐẶT
    3.1> Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Microsoft Access.
    3.1.1> Chức năng của Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Microsoft Access
    3.1.2> Ưu điểm và nhược điểm của Microsoft Access.
    3.2> Thiết kế cơ sở dữ liệu
    PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...