Luận Văn Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề lao động trẻ em ở VN



    MỤC LỤC

    Trang
    LỜI GIỚI THIỆU 2
    CHƯƠNG I. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN
    VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM 3
    1.1 Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
    công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 3
    1.2 Hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 3
    1.3 Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề lao động trẻ em
    ở Việt Nam 5
    CHƯƠNG II. SO SÁNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỚI CÁC CÔNG ƯỚC CỦA ILO LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM 10
    CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM 14
    KẾT LUẬN 15
    PHỤ LỤC 16












    LỜI GIỚI THIỆU

    Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Đó là tư tưởng luôn luôn được quán triệt trong mọi chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Những qui định đầu tiên mang tính nguyên tắc trong Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và học tập. Cho đến nay trải qua rất nhiều thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, các qui định về quyền của trẻ em ngày càng được mở rộng, cụ thể hoá và làm sâu sắc hơn về mặt nội dung trong các văn bản pháp luật ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt đối với vấn đề lao động trẻ em. Mối quan tâm này càng thể hiện rõ hơn khi Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành các luật quan trọng: Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học năm 1991 và Bộ luật Lao động năm 1994. Các Luật này đã góp phần hạn chế được tình trạng trẻ em phải lao động sớm và tạo ra bước chuyển biến trong ý thức cũng như trong hành động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cũng như của các đối tượng.

    Trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn ở mức phát triển thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nhưng không thể lấy lý do đói nghèo để chậm hành động cho việc chống lại sự tuyển dụng trẻ em vào làm những công việc có điều kiện nguy hiểm và độc hại cho sức khoẻ của các em. Do đó chỉ có những chính sách kinh tế thúc đẩy sự phát triển của người nghèo trong dân cư mới có khả năng có nhiều tác dụng đối với việc giải quyết vấn đề lao động trẻ em.

    Bài viết này nhằm đưa ra một đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam về vấn đề lao động trẻ em cũng như những khuyến nghị đối với việc sửa đổi và bổ sung cần thiết để tạo ra một hàng rào pháp luật có hiệu quả để bảo vệ các quyền của trẻ em.
     
Đang tải...