Tiểu Luận Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (tis) trong vi nhân giống

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Nguyên nhân & Lịch sử ra đời:

    a. Nguyên nhân:

    Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ nhân giống cây in vitro với nhiều

    đối tượng cây trồng đã giúp thu được một lượng lớn cây giống với độ ổn định

    cao, chất lượng cây giống tốt, đồng điều. Có rất nhiều nghiên cứu về việc áp

    dụng kỹ thuật vi nhân giống trên nhiều đối tượng cây trồng đã được tiến

    hành và thu được các kết quả rất khả quan.

    Ngay từ khi công nghệ nhân giống cây in vitro ra đời người ta tiến

    hành nuôi cấy mẫu trên môi trường thạch. Nhưng khi ứng dụng của hệ thống

    vi nhân giống thông thường trên môi trường thạch vào quy mô công nghiệp

    thì gặp phải những khó khăn lớn về tỉ lệ nhiễm bệnh, tồn nhiều chi phí nhân

    công, hiệu quả sử dụng môi trường không cao, hệ số nhân giống còn thấp

    dẫn đến giá thành còn cao. Để khắc phục các nhược điểm trên người ta đã

    tiến hành vi nhân giống cây trên môi trường lỏng trong các thiết bị

    bioreactor. Phương pháp nhân giống trên môi trường lỏng tuy khắc phục

    được các nhược điểm khi nhân giống trên môi trường thạch, cho hê số nhân

    giống cao và có thể tiến hành nhân giống với một số lượng lớn nhưng các

    mẫu cấy khi nuôi trong môi trường lỏng ngập chìm trong nước quá lâu dẫn

    đến bị trương nước và bị hiện tượng thủy tinh thể, mẫu còn bị những tổn

    thương do quá trình lắc, và trong quá trình nuôi phải sụt khí vào môi trường

    lỏng để tránh hiện tượng mẫu bị thiếu oxi do ngập liên tục trong môi trường

    lỏng.

    Để khắc phục nhược điểm của cả hai phương pháp trên người ta đã

    cho ra đời hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời - Temporary Immersion

    System (TIS). Giống như tên của hệ thống, hệ thống này là bước cải tiến từ

    việc nuôi cấy mẫu trên môi trường lỏng nhưng ở hệ thống này mẫu chỉ được

    ngập trong môi trường lỏng một thời gian nhất định rồi cứ theo một chu kỳ

    chúng lại tiếp tục được cho ngập một khoảng thời gian.

    ---------------------------------------------------

    ---------------------------------------------------

    ---------------------------------------------------


    Mục lục

    1. Nguyên nhân & lịch sử ra đời

    2. Các hệ thống nuôi cấy chính

    3. Ưu điểm và hạn chế

    4. Giới thiệu nghiên cứu ứng dụng TIS ở Việt Nam

    5. Tài liệu tham khảo



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...