Thạc Sĩ Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề . 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    5. Phương pháp nghiên cứu . 4
    5.1 Phương pháp loại hình 4
    5.2 Phương pháp thống kê, phân loại 4
    5.3 Phương pháp so sánh . 5
    5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề 5
    6. Đóng góp của luận văn 5
    7. Kết cấu của luận văn . 6
    Chương 1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TÌNH HÌNH
    NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ Ở VIỆT NAM 7
    1.1. Khái quát về truyện cổ tích 7
    1.1.1. Khái niệm về truyện cổ tích 7
    1.1.2. Bản chất và cảm xúc cội nguồn của truyện cổ tích . 10
    1.1.3. Vấn đề phân loại truyện cổ tích 12
    1.2. Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ . 13
    1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích thần kỳ 13
    1.2.2. Lịch sử ra đời và quá trình hình thành truyện cổ tích thần kỳ 15
    1.2.3. Nội dung trong truyện cổ tích thần kỳ 17
    1.2.4. Nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ 19
    1.3. Loại hình nhân vật 26
    1.3.1. Khái niệm loại hình nhân vật 26
    1.3.2. Loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ . 27
    1.4. Vài nét về tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ . 29
    1.4.1. Tình hình nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ trên thế giới . 29
    Tiểu kết: . 32
    2.1. Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người con riêng 36
    2.1.1 Nguồn gốc xuất hiện người con riêng 36
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2.1.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người con riêng 39
    2.2. Nghiên cứu về hình tượng người em út . 49
    2.2.1 Nguồn gốc xuất hiện người em út 49
    2.2.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người em út . 50
    2.3 Nghiên cứu về hình tượng nhân vật người mồ côi . 59
    2.3.1 Nguồn gốc xuất hiện người mồ côi 59
    2.3.2 Những công trình nghiên cứu về hình tượng người mồ côi . 59
    Tiểu kết 62
    Chương 3:NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN VẬT
    KHÁC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ CỦA NGƯỜI VIỆT – ĐỀ
    XUẤT NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI . 63
    3.1 Những nghiên cứu về các nhân vật khác trong cổ tích thần kỳ của người
    Việt 63
    3.1.1 Nhân vật người dũng sĩ 63
    3.1.2. Nhân vật người đội lốt 66
    3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 69
    3.2.1. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo góc nhìn của xã hội học . 69
    3.2.2. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ dưới góc nhìn văn hóa . 72
    3.2.3. Nghiên cứu hệ thống các hình tượng nhân vật bé nhỏ trong truyện cổ
    tích thần kỳ 75
    3.2.4. Nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ theo lý thuyết so sánh 75
    3.2.5 Tiếp cận truyện cổ tích theo hướng tâm lý học 80
    KẾT LUẬN . 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    Truyện cổ tích là một bộ phận quan trọng trong loại hình tự sự dân gian,
    đáng chú ý là truyện cổ tích thần kỳ. Trong kho tàng văn học dân gian, truyện
    cổ tích thần kỳ có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều người trong giới nghiên
    cứu. Sức hấp dẫn ấy không chỉ bởi truyện cổ tích thần kỳ có nội dung phong
    phú mà do nó còn có một hệ thống các hình tượng nhân vật được dân gian
    sáng tạo ra nhằm phản ánh nhiều vấn đề của xã hội và những ước mơ cao đẹp
    của nhân dân. Chính vì thế mà truyện cổ tích thần kỳ luôn được gìn giữ từ đời
    này sang đời khác.
    Thực tế cho đến nay vấn đề nghiên cứu truyện cổ tích, đặc biệt là nghiên
    cứu về loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ đã đạt được những
    thành tựu có giá trị. Tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu mảng đề tài này để có
    thêm những tư liệu giải đáp về một thể loại luôn được xếp vào bậc nhất trong
    hệ thống các thể loại văn học dân gian.
    “Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ
    tích thần kỳ của người Việt” ngoài ý nghĩa tái hiện lại một giai đoạn nghiên
    cứu tổng kết những điều mà người đi trước đã làm được trong việc tìm hiểu
    các vấn đề liên quan đã đặt ra và giải quyết, qua đó chúng ta còn có thể tìm
    thấy những vấn đề mới cho việc nghiên cứu truyện cổ tích nói chung và
    truyện cổ tích thần kỳ nói riêng.
    Về mặt khách quan, tổng thuật những công trình nghiên cứu loại hình
    nhân vật truyện cổ tích thần kỳ để tìm ra những hướng nghiên cứu mới về thể
    loại này là việc hết sức cần thiết. Hơn nữa về mặt chủ quan người viết rất
    hứng thú với mảng đề tài về truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ.
    Chọn đề tài “Hệ thống những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    truyện cổ tích thần kỳ của người Việt” để nghiên cứu chúng tôi hi vọng đóng
    góp được phần nào trong công việc tổng thuật ấy.
    2. Lịch sử vấn đề
    Như đã nói ở trên, việc nghiên cứu tìm hiểu về loại hình các nhân vật
    trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt đã được rất nhiều các nhà nghiên
    cứu quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên để tổng thuật lại các công trình nghiên cứu
    này một cách hệ thống khoa học và đưa ra những hướng nghiên cứu mới thì
    chưa có một công trình nào được công bố. Trong lịch sử nghiên cứu văn học
    dân gian đã có một vài công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu theo cách
    hệ thống hóa. Có thể kể đến luận văn Tìm hiểu những công trình nghiên cứu
    về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay của Phan Thị Phương Thảo trường đại
    học Sư phạm Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là công trình giới thiệu, miêu tả
    hệ thống, chi tiết về vấn đề tục ngữ mới trong thời đại ngày nay. Qua khảo sát
    13 công trình nghiên cứu sự vận dụng tục ngữ trong văn học viết, bài viết cho
    thấy các công trình không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, đã lý giải
    được hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa những văn bản thuộc các phong cách
    khác nhau mà nó có khả năng tham gia. Bên cạnh đó, các tác giả cũng tìm
    hiểu, so sánh hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa các nhà văn, nhà thơ, thấy được
    dấu ấn cá nhân đậm nét trong phong cách sáng tác của từng người. Các công
    trình nghiên cứu về sự vận dụng tục ngữ qua báo chí đã phản ánh một thực tế
    hiện nay là trên báo chí tục ngữ được sử dụng khá thường xuyên, linh hoạt,
    dưới nhiều dạng thức, trong mọi thành tố của tác phẩm và đã tạo nên hiệu quả
    cho những bài báo.
    Trong lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích cũng có rất nhiều công trình
    nghiên cứu theo cách hệ thống hóa. Trước tiên phải kể đến chuyên luận
    Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, giáo sư Chu Xuân Diên đã tập
    hợp, phân tích những bài nghiên cứu của nhiều tác giả về truyện cổ tích.
    Chuyên luận chỉ ra cơ sở khoa học và sự thành công của các công trình
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    nghiên cứu chính là việc dựa vào dân tộc học để bóc tách các lớp lịch sử văn
    hóa và để lý giải những truyện cổ tích cụ thể. Ở mục “Tinh thần phê phán xã
    hội và lý tưởng dân chủ nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài khác ở giai
    đoạn đầu của chế độ phong kiến” [21] của Cao Huy Đỉnh, tác giả đã phỏng
    đoán khoa học về các mốc lịch sử xã hội làm cơ sở cho sự hình thành cốt
    truyện. Theo đó, truyện “Trầu cau” phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm
    và hình thái hôn nhân: chế độ quần hôn thời mẫu hệ và chế độ hôn nhân, gia
    đình, lứa đôi thời phụ hệ. Còn “Tấm Cám” phản ánh nền kinh tế phụ quyền và
    cơ sở xung đột bước đầu có tính chất giai cấp. Truyện “Cây khế” đề cập đến
    mối quan hệ anh chị em trong gia đình phụ quyền.
    Mục “Truyện cổ tích” trong Từ điển văn học, tác giả Chu Xuân Diên nêu
    lên những đặc điểm cơ bản về phương pháp sáng tác truyện cổ tích thần kỳ.
    Ông cho yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu. Quá trình dẫn
    dắt câu chuyện biểu hiện ở chỗ yếu tố thần kỳ can thiệp vào cốt truyện dẫn
    đến kết thúc có tính chất ước mơ là sự đổi đời của nhân vật chính. Nhân vật
    được cấu tạo theo hai tuyến thiện - ác, nhân vật xây dựng theo khuynh hướng
    lý tưởng hóa tượng trưng cho cái tốt còn nhân vật ác thể hiện theo khuyng
    hướng phê phán xã hội, thể hiện cho cái xấu thế lực tàn bạo. Tuy nhiên công
    trình chưa thể hiện được tính hệ thống các mô hình thưởng phạt.
    Trong công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề truyện cổ tích qua truyện
    Tấm Cám của Đinh Gia Khánh xuất bản năm 1968 là nghiên cứu có tính chất
    toàn diện, đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trong truyện Tấm Cám ở Việt
    Nam. Theo ông, truyện Tấm Cám của Việt Nam phải để Tấm trừng phạt Cám
    như vậy mới chân thực. Cô Tấm buộc phải lựa chọn cách giết chúng (mẹ con
    mụ dì ghẻ) để được sống yên lành. Đáng chú ý trong công trình này ông đã
    phân tích sự kết hợp hai chủ đề trong truyện cổ tích: chủ đề đấu tranh xã hội
    và chủ đề phong tục. Trong những bài viết khác, Đinh Gia Khánh cũng đề cập
    đến yếu tố siêu nhiên, yếu tố thần kỳ và cho rằng phần hư cấu rất quan trọng.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    Nó là phương tiện tiếp sức cho nhân vật chính hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy,
    những công trình được đề cập trên ít nhiều đã gợi ý cho chúng tôi đi sâu hơn
    vào vấn đề nghiên cứu đề tài luận văn.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của luận văn là hệ thống được những công trình nghiên cứu về
    loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kỳ của người Việt một cách lôgic nhằm
    đóng góp một phần cho công việc nghiên cứu khoa học về loại hình nghệ
    thuật truyện cổ tích thần kỳ. Để làm được công việc đó, chúng tôi đã khảo sát
    toàn bộ các công trình đã nghiên cứu, đề cập đến truyện cổ tích, đặc biệt là cổ
    tích thần kỳ để thấy được những đóng góp, hạn chế, từ đó đề xuất ra một vài
    hướng nghiên cứu mới trong công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công trình nghiên cứu đã in
    thành sách hoặc đăng trên các báo, tạp chí trong nước, các luận án luận văn
    nghiên cứu về loại hình nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt.
    Phạm vi luận văn khảo sát là các công trình nghiên cứu loại hình nhân vật
    truyện cổ tích thần kỳ của người Việt là chủ yếu. Ngoài ra chúng tôi còn so
    sánh với các nghiên cứu về loại hình nhân vật trong cổ tích thần kỳ của các
    dân tộc thiếu số khác.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1 Phương pháp loại hình
    Đây là phương pháp đầu tiên chúng tôi sử dụng nhằm phân loại loại hình
    nhân vật, đi vào phân tích tìm hiểu từng loại hình khác nhau để thấy được nét
    đặc trưng của từng nhân vật.
    5.2 Phương pháp thống kê, phân loại
    Đây là phương pháp thống kê, phân loại những công trình nghiên cứu về
    loại hình các nhân vật truyện cổ tích thần kỳ một cách hệ thống.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5.3 Phương pháp so sánh
    So sánh để thấy được những điểm tương đồng cũng như những khác
    biệt, những điểm đặc sắc, mới mẻ của các công trình nghiên cứu theo từng
    vấn đề hoặc thời gian. Trên cơ sở đó, người viết có thể miêu tả lịch sử nghiên
    cứu về vấn đề này.
    5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề
    Phân tích các công trình nghiên cứu về loại hình các nhân vật truyện cổ
    tích thần kỳ, từ đó có thể tổng hợp, khái quát những đóng góp cũng như
    những hạn chế của các công trình, tìm ra những khoảng trống, các khía cạnh
    chưa được nghiên cứu hoặc đã nghiên cứu nhưng còn nhiều bàn cãi, qua đó
    đề xuất, kiến nghị các hướng nghiên cứu cho truyện cổ tích nói chung và
    truyện cổ tích thần kỳ nói riêng sau này.
    Thực tế, bức tranh nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần
    kỳ cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có
    rất nhiều hướng nghiên cứu về loại hình các nhân vật này như nghiên cứu
    theo típ và môtip; theo chức năng hành động của từng nhân vật . Những
    hướng nghiên cứu này đều đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong luận
    văn này, chúng tôi chọn cách tổng thuật theo từng kiểu nhân vật, sắp xếp để
    giới thiệu các công trình theo môtip vì cách làm này có thể giúp mọi người dễ
    dàng nhận ra sự đối chiếu giữa các mô hình nhân vật, thuận lợi đối với người
    đọc khi tìm ra vấn đề trong từng công trình, qua đó tiếp tục khám phá những
    vấn đề chưa được quan tâm. Với cách tổng thuật như trên, trong quá trình tìm
    hiểu, có thể một công trình được nhắc lại nhiều lần với các vấn đề khác nhau.
    6. Đóng góp của luận văn
    Qua việc tổng thuật tình hình nghiên cứu loại hình nhân vật truyện cổ
    tích thần kỳ, luận văn giúp người đọc khái quát được các công trình nghiên
    cứu về truyện cổ tích - một loại hình nghệ thuật dân gian được đánh giá bậc
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    nhất trong hệ thống thể loại; thống kê được những thành tựu quan trọng trong
    nghiên cứu về thể loại truyện cổ tích này. Từ đó mọi người có thể nhận thức
    được đúng đắn hơn về bản chất, đặc điểm của các loại hình nhân vật trong cổ
    tích thần kỳ của người Việt cũng như hiểu được sự nỗ lực của các nhà khoa
    học trong việc chiếm lĩnh khám phá kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
    Giúp mọi người thêm yêu quý di sản tinh hoa trí tuệ của cha ông, trong
    đó có truyện cổ tích thần kỳ, nâng cao ý thức giữ gìn và quý trọng của mỗi
    người đối với kho tàng quý giá của dân tộc.
    7. Kết cấu của luận văn
    Chương 1: Giới thiệu chung về truyện cổ tích và tình hình nghiên cứu
    truyện cổ tích thần kỳ ở Việt Nam.
    Chương 2: Những công trình nghiên cứu về hình tượng con người bé
    nhỏ trong truyện cổ tích thần kỳ của người Việt.
    Chương 3: Những công trình nghiên cứu về các nhân vật khác trong
    truyện cổ tích thần kỳ người Việt - Đề xuất những hướng nghiên cứu mới.
     
Đang tải...