Luận Văn Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích Tày – Nùng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1 : mở đầu

    1.Lý do chọn đề tài

    1.1. Văn học dân gian là sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy, trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp và tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày nay. Đi sâu vào văn học dân gian chúng ta sẽ hiểu thêm về đời sống tâm hồn mộc mạc nhưng đầy sức sống và giàu tình người của ông cha tổ tiên.
    Nếu ví văn học dân gian Việt Nam như một vườn hoa đẹp thì truyện cổ tích có thể coi là một trong những bông hoa đậm hương sắc nhất. Đến với truyện cổ tích là ta đến với vẻ đẹp của những triết lý, những bài học đạo đức, những chiêm nghiệm và quan niệm thẩm mỹ của nhân dân lao động môt thời. Tìm hiểu truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số vừa giúp ta khám phá, phát hiện vẻ đẹp trong sáng, giản dị của đời sống tâm hồn của ông cha, vừa góp phần duy trì bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần quý báu.
    1.2. Là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian, truyện cổ tích mang đặc trưng điển hình của loại hình này. Đó là: trong những câu chuyện đậm chất dân gian ấy, nhân dân lao động xưa đã xây dựng nên một hệ thống nhân vật phong phú sinh động để chuyển tải mọi giá trị về nội dung và hình thức của tác phẩm đến với người tiếp nhận. Nhân vật dẫn dắt chúng ta vào thế giới đời sống, là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của tác giả về con người và về thế giới. Bởi vậy, nghiên cứu về hệ thống nhân vật chính là một cách để chúng ta tiếp cận tác phẩm được sâu sắc và trọn vẹn hơn.
    1.3. Tày- Nùng là hai dân tộc thiểu số khá đông dân so với các dân tộc thiểu số khác ở nước ta. Đồng thời trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình, đồng bào Tày - Nùng còn lưu giữ một nền nền văn học nghệ thuật cổ truyền rất phong phú, đủ các thể loại : thơ, ca, múa, nhạc Đặc biệt, chúng ta không thể bỏ qua kho tàng truyện cổ dân gian của họ. Truyện cổ tích Tày – Nùng là viên ngọc quý còn đầy ắp những điều bí mật. Nghiên cứu về nó chính là một cách chúng ta khám phá những vẻ đẹp mới lạ và mài giũa nó trở lên trong sáng, lung linh hơn.
    Từ trước đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về cổ tích của các dân tộc thiểu số, nhưng chưa có chuyên luận nào tìm hiểu về truyện cổ Tày – Nùng, đặc biệt là về hệ thống nhân vật trong truyện cổ Tày – Nùng. Vì vậy, đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói, một tư liệu phục vụ học tập, tham khảo khi tìm hiểu về thế giới nhân vật trong cổ tích dân tộc thiểu số nói chung và trong cổ tích Tày – Nùng nói riêng.
    1.4. Bản thân là một sinh viên chuyên ngành Ngữ Văn rất yêu thích truyện cổ tích, tôi hy vọng đề tài sẽ là cơ hội để tôi thử sức, qua đó tích lũy kiến thức và phát huy năng lực của bản thân; đồng thời chuẩn bị những hành trang cho công việc giảng dạy sau này.
    Xuất phát từ những lý do khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi mạnh dạn chọn “Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích Tày – Nùng ” làm đề tài nghiên cứu.




    Mục lục

    Phần 1: Mở đầu.

    1. Lý do chọn đề tài .
    2. Lịch sử vấn đề .
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Bố cục của đề tài .
    Phần 2: Nội dung .
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
    .
    1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên-xã hội- văn hóa của dân tộc Tày – Nùng
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội
    1.1.2. Đời sống văn hóa
    1.2. Khái niệm truyện cổ tích .
    1.3. Nhân vật và hệ thống nhân vật
    1.4. Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích .
    1.4.1. Nhân vật chính diện
    1.4.2. Nhân vật phản diện .
    1.4.3. Lực lượng thần kì
    Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích Tày – Nùng
    2.1. Nhân vật chính diện
    2.1.1. Nhân vật chính diện là nhân vật trung tâm
    2.1.2. Nhân vật chính diện là nhân vật phụ
    2.2. Nhân vật phản diện
    2.2.1. Nhân vật phản diện gây hại trực tiếp
    2.2.2. Nhân vật phản diện gây hại gián tiếp .
    2.3. Lực lượng thần kì .
    2.3.1. Lực lượng thần kì tuyến chính diện
    2.3.2. Lực lượng thần kì tuyến phản diện .
    Phần 3: Kết luận .
    Phụ lục:

    Các truyện cổ tích Tày – Nùng đã khảo sát trong đề tài .
    Thư mục tham khảo
    Trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...