Hệ thống luật Dân sự và nguồn của luật Dân sự Số trang: 27 Dung lượng 27.47 KB Loại file Zip Tóm tắt nội dung Để quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng nâng cao tính thực thi của các văn bản pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh với đầy đủ các ngành luật phản ánh tốt hơn đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Với mục tiêu, động ực chính của sự phát triển là vì con người, do con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọitiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc; động viên và tạo mọi điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Trong đó, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Hệ thống pháp luật của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Trong đó, mỗi ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhất định. Những nhóm quan hệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh được gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước sử dụng các biện pháp tác động khác nhau hướng cho các quan hệ xã hội đó phát sinh, thay đổi chấm dứt phù hợp với ý chí của Nhà nước. Phương pháp tác động của Nhà nước lên các quan hệ xã hội có những đặc thù khác nhau phụ thuộc vào các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật. Luật dân sự là một ngành luật được hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển của Nhà nước và pháp luật. Các nhà nước luôn luôn chú trọng hoàn thiện luật dân sự vì tính phổ biến và vai trò quan trọng của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, luật dân sự có đối tượng điều chỉnh là những nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Tạo cơ sở và hành lang pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, bảo đảm dân chủ và công bằng xã hội. Bộ luật dân sự quy định các chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể trong giao lưu dân sự nhằm bảo đảm sự ổn định, lành mạnh các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển phát triển kinh tế hàng hóa. Với tư cách là một đạo luật lớn nhất, kết luận của Bộ Chính trị khẳng định: “ Việc ban hành Bộ luật Dân sự là một bước đổi mới chính trị quan trọng. Sau Hiến pháp, Bộ luật Dân sự là đạo luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước ta, có liên quan mật thiết đến mọi mặt của đời sống thường ngày của của người dân” thì giá trị pháp lý cần được xác định như thế nào. Theo thông lệ và tập quán quốc tế thì Bộ luật Dân sự phải được ưu tiên áp dụng để giải quyết tranh chấp, dù trong hệ thống pháp thực định còn có những quy định tương tự nhưng hiệu lực pháp lý thấp hơn. Đây cũng là yêu cầu quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa.