Thạc Sĩ Hệ thống kênh thải nước tuần hoàn nằm trên địa phận xã Tam Hưng và Phục Lễ thuộc huyệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN
    NĂM 2014
    File: Word


    MỤC LỤC



    CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1
    1.1. VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH 1
    1.2. NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH 1
    1.3. QUY MÔ, KẾT CẤU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 1
    1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 3
    1.4.1. Điều kiện địa hình. 3
    1.4.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn. 3
    1.4.3. Điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn. 6
    1.4.4. Điều kiện dân sinh, kinh tế khu vực. 7
    1.5. ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG 7
    1.6. NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU, ĐIỆN, NƯỚC 8
    1.6.1. Nguồn vật liệu xây dựng dự kiến được cung cấp. 8
    1.6.2. Nguồn cung cấp điện nước. 8
    1.7. THỜI GIAN THI CÔNG ĐƯỢC PHÊ DUYỆT 9
    1.8. KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG 9
    1.8.1 Thuận lợi: 9
    1.8.2. Khó khăn : 9
    CHƯƠNG 2: TIÊU NƯỚC HỐ MÓNG VÀ XỬ LÝ NỀN 10
    2.1. KHÁI NIỆM CHUNG 10
    2.2. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC HỐ MÓNG, KHỐI LƯỢNG MỞ MÓNG 10
    2.3. TIÊU NƯỚC HỐ MÓNG 14
    2.3.1. Xác định lượng nước mặt cần tiêu. 15
    2.3.2. Chọn loại máy bơm 18
    2.3.3. Xác định số lượng máy bơm 19
    2.4. XỬ LÝ NỀN 19
    CHƯƠNG 3 : THI CÔNG BÊ TÔNG 20
    3.1. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ DỰ TRÙ VẬT LIỆU 20
    3.1.1. Tính toán khối lượng kênh. 20
    3.1.2. Tính khối lượng cống số 1. 21
    3.2 PHÂN ĐỢT ĐỔ, PHÂN KHOẢNH ĐỔ BÊ TÔNG 23
    3.2.1 Phân đợt đổ, phân khoảnh đổ bê tông cống. 23
    3.2.2 Phân đợt đổ, phân khoảnh đổ bê tông kênh. 25
    3.3 TÍNH TOÁN CẤP PHỐI BÊ TÔNG 27
    3.4 ĐỔ, SAN, ĐẦM VÀ DƯỠNG HỘ BÊ TÔNG 30
    3.4.1 Đổ bê tông. 30
    3.4.2 San bê tông. 32
    3.4.3 Đầm bê tông. 32
    3.4.4 Dưỡng hộ bê tông. 33
    3.5 THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT VÁN KHUÔN ĐỨNG 34
    3.5.1 Vai trò và nhiệm vụ của ván khuôn. 34
    3.5.2 Những yêu cầu cơ bản khi thiêt kế ván khuôn: 34
    3.5.3 Lựa chọn ván khuôn: 34
    3.5.4 Tính lực tác dụng lên ván khuôn. 35
    3.5.5 Tính toán kết cấu ván khuôn đứng. 37
    3.6 THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT VÁN KHUÔN PHẦN NẮP CỐNG 42
    3.6.1. Tính áp lực tác dụng lên ván khuôn nằm: 42
    3.6.2. Tính toán kiểm tra ván khuôn nằm: 43
    3.7 THỐNG KÊ LƯỢNG CỐT THÉP. 48
    CHƯƠNG 4 : TIẾN ĐỘ THI CÔNG KÊNH 51
    4.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG 51
    4.1.1. Mục đích. 51
    4.1.2. Ý nghĩa của việc lập tiến độ. 51
    4.1.3. Các nguyên tắc của việc lập tiến độ. 51
    4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG 52
    4.2.1. Phương pháp sơ đồ đường thẳng. 52
    4.2.2. Phương pháp sơ đồ mạng lưới. 53
    4.2.3. Lựa chọn phương pháp lập tiến độ tổ chức thi công. 53
    4.3. KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG KÊNH THẢI NƯỚC TUẦN HOÀN 53
    4.2.1. Tài liệu phục vụ cho lập tiến độ. 53
    4.2.2. Nội dung và tính toán. 53
    4.2.3. Kiểm tra biểu đồ nhân lực. 54
    CHƯƠNG 5 : BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG 56
    5.1. CƠ SỞ LẬP MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG 56
    5.2. TÍNH TOÁN BỐ TRÍ QUY HOẠCH KHO BÃI 57
    5.2.1. Xác định lượng vật liệu cất giữ trong kho. 57
    5.2.2. Xác định diện tích kho bãi 58
    5.3. TỔ CHỨC CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC Ở CÔNG TRƯỜNG 59
    5.3.1. Tổ chức cung cấp nước ở công trường. 59
    5.3.2. Tổ chức cung cấp điện ở công trường. 61
    5.4. ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG 63
    CHƯƠNG 6. DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 64
    6.1. CÁC CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN 64
    6.2. DỰ TOÁN XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 64
    PHỤ LỤC 68
    CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

    1.1. VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH
    Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng nằm chủ yếu trong xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, nằm gọn giữa tuyến đê sông Giá chảy ra sông Bạch Đằng và đoạn quốc lộ 10 sát Phà Rừng. Cách trung tâm thành phố Hải Phòng 10km theo đường chim bay về phía Đông Bắc. Có toạ độ địa lý :
    20057’ Vĩ bắc
    106045’ Kinh đông
    Dự án bao gồm các khu vực NM NĐ Hải Phòng 1, NM NĐ Hải Phòng 2, khu vực cảng than cảng dầu, kênh thải nước tuần hoàn, bãi thải tro xỉ
    Hệ thống kênh thải nước tuần hoàn nằm trên địa phận xã Tam Hưng và Phục Lễ thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, nằm cạnh sông Bạch Đằng. Điểm đầu tuyến kênh tiếp nối với đường ống ngầm thải nước tuần hoàn từ trong nhà máy ra. Điểm cuối kênh cắt qua đê sông Bạch Đằng, đê cấp 3 do Cục đê điều quản lý.
    1.2. NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH
    Nhiệm vụ chính của kênh là thải nước làm mát cho cả hai nhà máy nhiệt điện HP1 và HP2 với tổng công suất là 1200 MW. Lưu lượng nước thải ra kênh là 55m3/s và phải được làm mát tự nhiên trước khi đổ ra sông.
    1.3. QUY MÔ, KẾT CẤU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
    + Cấp công trình: Theo TCXDVN 285:2002, các hạng mục kênh chính, cửa cống qua đê và kênh xả ra sông với lưu lượng thoát rất lớn 55m3/s đều là những công trình có cấp thiết kế là cấp I.
    + Tuyến công trình: Tuyến kênh thải nước tuần hoàn xuất phát từ nhà máy chính, chạy theo hướng chính Nam ra đến bãi xỉ, rồi chuyển hướng vuông góc theo hướng Đông đổ ra sông Bạch Đằng. Tuyến kênh đã chọn đi qua kênh mương tưới tiêu đồng ruộng vì vậy cần phải xử lý bằng các cống ngầm và cống xi phông đảm bảo cho việc thoát nước theo lưu lượng yêu cầu.
    + Các thông số chính của công trình:


    Bảng 1.1: Các thông số chính của công trình
    TT THÔNG SỐ CHÍNH Đơn vị TKKT BVTC
    1 Cấp công trình I I
    2 Mức đảm bảo tiêu nước 0/0 95 0/0 95 0/0
    3 Tần suất thiết kế 0/0 1 0,1
    4 Tần suất kiểm tra 0/0 0,01
    5 Mực nước đỉnh triều lớn nhất (P=1%) m +2,82 +2,82
    6 Mực nước chân triều nhỏ nhất (P=99%) m -1,98 -1,98
    7 Mực nước đỉnh triều lớn nhất (P=0,1%) m +2,99 +2,99
    8 Mực nước đỉnh triều lớn nhất (P=0,01%) m +3,14 +3,14
    9 Chiều dài kênh m 3.175 3.122
    10 Mặt cắt kênh ( B x h ) m
    Mặt cắt thượng lưu kênh m 15 x 3,5 15 x 3,5
    Mặt cắt hạ lưu kênh m 15 x 4,44 15 x 4,44
    11 Lưu lượng xả m3/s 55 55
    12 Độ dốc dọc 0/00 0,3 0,3
    13 Số lượng cầu giao thông H5 cái 03 03
    14 Số lượng cầu giao thông H10 cái 01 01
    15 Số lượng cầu giao thông xe thô sơ cái 01 01
    16 Số lượng cầu giao thông cho người đi bộ cái 01 01
    17 Số lượng cống luồn cái 07 07
    18 Chiều dài tuyến đường dân sinh m 3.150 3.150
    19 Bề rộng làn xe tuyến đường dân sinh m 3,5 3,5
    20 Chiều dài tuyến đường ra bãi xỉ m 3.220 3.220
    21 Bề rộng làn xe tuyến đường ra bãi xỉ m 5 5
    22 Khối lượng bê tông kênh m3 37.830 37.830
    23 Tổng diện tích chiếm đất m2 182.557 182.557
    24 Diện tích chiếm đất vĩnh cửu m2 139.070 139.070
    25 Diện tích chiếm đất tạm thời m2 43.488 43.488


    Chiều dài kênh so với thiết kế kỹ thuật giảm đi 53m, do bước thiết kế bản vẽ thi công 53m này được thiết kế điều chỉnh gắn liền với hạng mục cửa cống qua đê.
    1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
    1.4.1. Điều kiện địa hình
    Khu vực nhà máy chính hiện tại là các nhà vườn, ruộng lúa ao hồ nuôi trồng thuỷ sản. Khu vực này khá bằng phẳng chiếm 30ha. Hiện tại khu vực đang có dân cư sinh sống. Khu vực tuyến kênh thải nước tuần hoàn đi qua hiện tại là ruộng lúa, ao đầm thuỷ sản, hệ thống kênh mương tưới tiêu và mạng lưới đường giao thông nông thôn liên xã.
    1.4.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn
    1.4.2.1. Đặc điểm về khí tượng xây dựng công trình
    + Khí hậu: Khu vực kênh thải nước tuần hoàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết phân thành 4 mùa rõ rệt trong năm: mùa Hạ nắng nóng, mưa nhiều; mùa Đông lạnh và khô hanh; mùa Xuân và mùa Thu là giai đoạn chuyển tiếp của mùa nóng và mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
    + Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm tại Hải Phòng dao động từ 16,30C đến 28,50C ; trung bình nhiều năm là 230C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là thấp nhất 160C, nhưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối thường xảy ra tháng 12 (4,50C). Tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 280C, tuy nhiên nhiệt độ tối cao khu vực Hải Phòng là vào tháng 5-7. Nhiệt độ mùa đông thấp và không ổn định, nhiệt độ mùa hè cao và khá ổn định.
    + Chế độ mưa: Huyện Thuỷ Nguyên Hải Phòng có lượng mưa tương đối lớn. Lượng mưa trung bình năm trong khu vực này là 1697mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8 (355,2mm), tháng 12 có lượng mưa thấp nhất năm (21,3mm). Mưa tập trung vào mùa hè chiếm 85,1% lượng mưa cả năm, lượng mưa trung bình trong 40 năm qua của các tháng mùa mưa dao dộng từ 200-357mm, lượng mưa còn lại của các tháng mùa khô dao động từ 20-91mm. Trong các tháng chính của mùa mưa (tháng 6 đến tháng 9) chịu ảnh hưởng của các nhiễu động nhiệt đới như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới.



    Bảng 1.2: Bảng tổng lượng mưa tháng đo tại trạm Phù Liễn từ 1961-2001
    Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng năm
    Trung bình (m/m) 24,1 28,4 52,6 90,3 202,4 247,7 226,8 355,2 253,2 156,2 38,7 21,3 1697,3

    + Độ ẩm:
    Độ ẩm lớn nhất : 91%
    Độ ẩm trung bình nhiều năm : 85%
    Độ ẩm nhỏ nhất (trong năm) : 30%
    + Chế độ Gió và Bão:
    Bảng 1.3: Bảng tốc độ gió đo tại trạm Phù Liễn.
    Tháng
    Tốc độ gió (m/s) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
    Cực đại 19 24 27 31 28 33 51 44 40 25 24 20 51
    Trung bình 3,2 3,3 3,4 3,8 4,1 4,1 4,1 3,4 3,4 3,6 3,5 3,4 3,6


    Trung bình hàng năm tại Hải Phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 đến 2 cơn bão và còn chịu ảnh hưởng gián tiếp của 4 đến 5 cơn bão đổ bộ vào các vùng lân cận. Khi bão đổ bộ vào đất liền thường lại trùng với hiện tượng triều cường gây ra hiện tượng nước dâng cao, sóng lớn cùng gió mạnh, gây thiệt hại cho các công trình. Những ảnh hưởng gián tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới tuy không có gió mạnh nhưng gây ra mưa to và có thể kéo dài ngày. Thông thường bão đổ bộ vào khu vực Hải Phòng vào các tháng 7, 8, 9.
    Tốc độ gió trong một số cơn bão đặc trưng đổ bộ vào khu vực Hải Phòng như “Wendy” năm 1968 hướng Nam, Đông Nam có tốc độ gió > 50m/s hoặc cơn bão “Sarah” năm 1977 hướng Đông Nam có tốc độ gió 50m/s (trạm Phù Liễn).
    Bảng 1.4: Biên độ nước dâng do bão tại trạm Do Nghi
    STT Ngày tháng năm Mức nước đỉnh triều (m) Biên độ nước dâng (m)
    1 13/8/1968 1,62 2,53
    2 18/7/1971 2,32 3,42
    3 21/7/1977 2,16 3,13
    4 23/7/1980 2,16 3,65
    5 22/7/1986 2,51 3,97


    1.4.2.2. Đặc điểm về thuỷ văn khu vực xây dựng công trình
    Khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng nằm sát cửa sông Giá đổ ra sông Bạch Đằng và có chế độ thuỷ văn bị chi phối bởi các sông này. Trạm thuỷ văn Do Nghi có vị trí nằm bên phải sông Bạch Đằng thuộc xã Tam Hưng, huyện Thuỷ Nguyên có toạ độ (20056’, 106046’), như vậy là sát cạnh khu vực xây dựng nhà máy.
    a) Các số liệu quan trắc mực nước:
    - Mực nước lớn nhất (1986) + 2,51 m
    - Mực nước trung bình năm + 0,24 m
    - Mực nước đỉnh triều trung bình + 1,11 ư 1,40 m
    - Mực nước chân triều trung bình - 0,90 ư 0,62 m
    b) Xác định mô hình triều thiết kế:
    Từ kết quả tính toán xác định được các đặc trưng và luật phân phối xác suất của mực nước đỉnh triều lớn nhất trong tháng, trong năm, chân triều thấp nhất trong năm để đi dến xác định mực nước đỉnh triều và chân triều ứng với các tần suất thiết kế. Trên cơ sở phân tích chế độ thuỷ triều trên sông Giá - Bạch Đằng đo dạc ở trạm Do Nghi đã lựa chọn được hai mô hình triều thiết kế, đại biểu cho hai mùa đặc trưng. Kết quả tính toán như sau:
    - Mực nước lớn nhất (tần suất 0,1%) : + 2,99 m
    - Mực nước thấp nhất (tần suất 99%) : -1,98 m
    Vùng cửa sông Bạch Đằng có dạng phễu với độ rộng lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều từ biển xâm nhập vào. Chế độ thuỷ triều vùng cửa sông Bạch Đằng mang tính chất nhật triều thuần nhất vịnh Bắc Bộ. Dạng quá trình mực nước
     
Đang tải...