Báo Cáo Hệ thống hợp đồng” ở thế giới và việt nam hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hứa hẹn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “HỆ THỐNG HỢP ĐỒNG” Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỨA HẸN

    Đặng kim Sơn - 2001



    I. Giới thiệu
    Trong các chính sách tạo nên sự chuyển mình thần kỳ của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nổi bật lên việc xác định đúng vai trò quan trọng của kinh tế hộ. Bước vào giai đoạn sản xuất hành hóa phát triển, kinh tế hộ phải tiếp tục được phát huy thông qua những hình thức tổ chức sản xuất mới thích hợp. Hợp tác xã, trang trại, . và nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau đang được thử nghiệm, khuyến khích. Tuy nhiên, 3 đòi hỏi của các hộ tiểu nông là vốn, công nghệ và thị trường vẫn là thách thức lớn với các hình thức tổ chức khác nhau. Trên thế giới và Việt Nam có một hình thức tổ chức trong nhiều trường hợp đã đáp ứng được các yêu cầu trên, đó là: sản xuất nông sản theo hợp đồng (contract farming-CF) hay hệ thống hợp đồng (contract system). Đây là hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp đồng hai chiều qui định các điều kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hoá.
    Nhờ chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/ người thu gom/ Người chế biến/ người kinh doanh lớn xuất khẩu .) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng (sản xuất- chế biến- kinh doanh), hệ thống hợp đồng đem lại tác dụng to lớn sau:
    ã Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty kinh doanh sang cho nông dân sản xuất, trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
    ã Chia một phần rủi ro về tiếp thị và tiêu thụ trong quá trình sản xuất - chế biến nông nghiệp cho công ty chế biến tham gia gánh chịu, nông dân chỉ còn lo rủi ro về sản xuất nguyên liệu.
    ã Nối kết thông tin hai chiều giữa thị trường tiêu dùng với người sản xuất, nhờ đó sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh dịch tễ do thị trường đòi hỏi, tăng khả năng cạnh tranh và giá trị của sản phẩm.
    ã Tập trung nhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ thành các vùng sản xuất hàng hóa với chất lượng đồng đều và khối lượng tập trung.
    ã Gắn công nghiệp chế biến và hoạt động kinh doanh dịch vụ với địa bàn kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa, thúc đẩy liên kết nông nghiệp - công nghiệp.
    Trong lịch sử, các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hình thức hợp đồng thu mua nông sản ở Đài Loan từ những năm 1885 và một số công ty chuối của Mỹ áp dụng ở các nước Trung Mỹ từ những năm đầu của thập kỷ 20 (Watts, 1994). Trong thời gian qua, hợp đồng là hình thức đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh để cải thiện sản xuất nông nghiệp, là một biện pháp hiệu quả để phối hợp, thúc đẩy sản xuất và tiếp thị trong nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho nông dân và tăng lợi nhuận cho công ty chế biến.
    II. Những ưu điểm của CF
    1. Đối với người nông dân:
    ã Công ty chế biến đảm bảo thu mua hết nông sản nguyên liệu với những quy định cụ thể về chất lượng và số lượng,
    ã Cung cấp cho nông dân các dịch vụ về quản lý, kỹ thuật, khuyến nông mà thông thường nông dân vốn rất khó được tiếp cận.
    ã Nông dân có thể dùng hợp đồng sản xuất thế chấp vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, hay từ chính công ty chế biến để mua các vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu và trang trải các chi phí khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...