Tiến Sĩ Hệ thống hóa phương pháp quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước vùng ven biển

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRANG THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

    Tên đề tài: Hệ thống hóa phương pháp quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
    Tác giả: Phạm Thanh Vũ
    Chuyên ngành: Môi trường đất và nước;
    Mã số: 62440303
    Nhóm ngành: Môi trường
    Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hiếu Trung và
    GS. TS. Lê Quang Trí
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Cần Thơ
    1. TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN
    Đề tài: Hệ thống hóa phương pháp quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm:
    * Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về các phương pháp quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước đang được áp dụng ở ĐBSCL.
    * Đánh giá khả năng kết nối giữa các công cụ hỗ trợ đang được ứng dụng và phổ biến cho quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước.
    * Xây dựng khung quy hoạch chiến lược sử dụng đất đai cho ĐBSCL trên cơ sở hệ thống hóa và kết nối các công cụ cùng phương pháp để ứng dụng vào điều kiện cụ thể tỉnh Bạc Liêu.
    * Đánh giá kết quả ứng dụng khung quy hoạch chiến lược cho sử dụng đất đai ở Bạc Liêu và xác định được các điều kiện cần thiết để nhân rộng ứng dụng cho vùng ven biển ĐBSCL.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy:
    Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch sử dụng đất đai.
    Đã xây dựng được phương pháp quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất và nước cho vùng ven biển với 03 hợp phần tạo chuỗi liên hoàn trong tiến trình quy hoạch.
    Phương pháp cũng đã tổng hợp với nhiều mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các vùng và dựa trên nhiều yếu tố có tính chắc chắc thấp để xác định các tác động, nhu cầu, giải pháp cũng như kiểm định dữ liệu và thông tin khoa học.
    Sử dụng nhiều cách tiếp cận mới: sự tham gia của nhiều chủ thể, phân tích vấn đề phức tạp, đa tiêu chí, phân tích kịch bản theo từng điều kiện khác nhau.
    Hiện nay các phương pháp này đã và đang được áp dụng rộng rãi nhằm thay thế và bổ sung những hạn chế của các phương pháp truyền thống trước đây (Ticheler et al, 2000) và Feitsma et al (2002) đã phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến vấn đề thu thập thông tin, thiếu dữ liệu, quy mô vùng và hạn chế về thời gian. Như vậy, nghiên cứu đã sử dụng các công cụ để xác định các thông tin và vấn đề của vùng nghiên cứu được hiệu quả và đáp ứng với yêu cầu phân tích.
    Kết quả nghiên cứu của hợp phần này đưa ra kết quả đánh giá chung, chia sẽ những đặc thù và tính dễ bị tổn thương làm tiền đề cơ sở và nền tảng cho các hợp phần tiếp theo. Những yếu tố tác động đến hệ thống sử dụng đất đai cũng là nền tảng xác định các yêu cầu sử dụng đất đai cho đánh giá tiềm năng của đất đai.
    Trong phần đánh giá đất đai của FAO (1976) có đề cập đến vấn đề đánh giá chất lượng đất đai về mặt kinh tế để hổ trợ cho việc chọn lựa kiểu sử dụng đất đai trong từng thời kỳ trên cơ sở thích nghi đất đai về mặt tự nhiên. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này nên tất cả các kết quả đánh giá thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai thường chỉ tạm dừng ở phần đề xuất vùng thích nghi. Trong phần nghiên cứu này đã kết hợp quy trình FAO 1976 và 2007 kết hợp với kết quả tổng hợp điều tra PRA và người dân. Phương pháp nghiên cứu của đề tài thể hiện mối quan hệ nhận quả giữa các yếu tố dựa trên kiến thức chuyên gia, kinh nghiệm của nhà quản lý, nhà nông và nhà ra quyết định.
    Trong điều kiện trước đây kết quả chưa thể bố trí quy hoạch sử dụng đất đai và cũng như chưa đưa ra được các yếu tố tác động bên ngoài mang tính rủi ro như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Kết quả đã đánh giá được thích nghi hiện tại và thích nghi trong bối cảnh tương lai (các kịch bản xâm nhập mặn không có tác động của công trình và có tác động của công trình). Có sự thay đổi nhiều giữa các kịch bản về số lượng đơn vị đất đai và vùng thích nghi đất đai.
    Qua một số kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy mô hình này sẽ đưa ra những chọn lựa sử dụng đất đai cho mỗi kịch bản bởi sự tối ưu hoá các mục tiêu chức năng dưới các hàm mục tiêu ràng buộc, xác định và phân tích mâu thuẫn trong mục tiêu sử dụng đất đai và nguồn tài nguyên đất đai, xác định tính hiệu quả các chính sách của chính quyền địa phương, phân tích không gian và sự phân bố nguồn tài nguyên cho các loại sử dụng đất đai. Phương pháp quy hoạch tuyến tính trong phân tích hệ thống (LUPAS) cho thấy được sự thể hiện qua các kịch bản khác nhau (với sự gia tăng các điều kiện ràng buộc và các chỉ tiêu về sản lượng), kết hợp giữa các vấn đề quan tâm như: an ninh lương thực, phát triển kinh tế, mâu thuẫn về môi trường và xã hội. Qua khai thác các kịch bản cho thấy được tiềm năng khi các giới hạn được khắc phục. Từ đó, phương pháp cũng cho thấy khả năng đạt được hay không đạt được của chỉ tiêu phát triển của địa phương đề ra, và phương án sử dụng tài nguyên như thế nào cho tối ưu nhất. Đặc biệt là phương pháp phân tích và lường trước những yếu tố không chắc chắn như biến đổi khí hậu (xâm nhập mặn) hoặc rủi ro năng suất, giá biến động hay tác động về kỹ thuật, cơ giới hóa.
    Đã ứng dụng phương pháp vào điều kiện cụ thể của 01 tỉnh ven biển và khai thác các kịch bản theo nhiều hướng khác nhau.
    Phương pháp có thể giải quyết vấn đề trong trường hợp có những thay đổi nhanh về chính sách phát triển, thị trường giá, biến đổi về tự nhiên cả dẫn đến thay đổi sử dụng đất đai. Điều này thể hiện kết quả một cách trực quan hỗ trợ thông tin cho nhà ra quyết định.Phương pháp tổng hợp hỗ trợ toàn bộ quy trình quy hoạch, từ việc thu thập thông tin, xác định và phân tích vấn đề đến phân tích các kịch bản sử dụng đất đai và lên bản đồ quy hoạch. Sử dụng các công cụ tiếp cận trong phân tích, kết hợp phương pháp đánh giá đất đai và mô hình toán trong quy hoạch. Về đưa ra phương án quy hoạch, các phương pháp trước đây dựa trên cơ sở thích nghi đất đai hiện tại và phân tích tác động kinh tế xã hội và môi trường đề xuất phương án, kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.
    Bảng 1: So sánh phương pháp tổng hợp với các phương pháp khác
    Thông tin FAO, 1993 Việt Nam Tổng hợp hệ thống
    Các bước thực hiện 10 bước 7 bước 3 bước
    Loại hình Khung hướng dẫn quy hoạch Thông tư 29/2014-TT-BTNMT Phương pháp hỗ trợ quyết định quy hoạch
    Khả năng ứng dụng Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
    Công cụ áp dụng Phỏng vấn phiếu
    PRA Phỏng vấn phiếu PRA
    SWOT
    Phỏng vấn phiếu
    Chủ thể tham gia Đơn, đa Đơn Đa chủ thể
    Xu hướng Từ trên xuống Từ trên xuống Từ trên xuống và từ dưới lên.
    Xác định các yếu tố trong sử dụng đất đai Không Không Ứng dụng DPSIR trong xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất đai bền vững.
    Phương pháp đánh giá đất đai FAO, 1976 thích nghi đất đai định tính FAO, 1976. Thích nghi đất đai định tính FAO, 1976, 2007. Kết hợp giữa định tính và định lượng
    Xây dựng phương án bố trí sử dụng Phân tích kinh tế xã hội, môi trường từ kết quả thích nghi đất đai Các chỉ tiêu phát triển KTXH.
    - Mục tiêu
    - Ràng buộc: tài chính, nhân lực, tự nhiên và vấn đề thực tế của vùng.
    - Định hướng, chính sách và các vấn đề không chắc chắn.
    Công cụ áp dụng - - LUPAS trong môi trường GAMS.
    2. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN:
    So với các công trình nghiên cứu gần đây, nghiên cứu tập trung vào một số điểm mới cơ bản như sau:
    - Hoàn thiện hơn và bổ sung về mặt cơ sở lý luận đối với phương pháp quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và nước kết hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Mối liên kết của các công cụ trong việc thực hiện tiến trình quy hoạch.
    - Kết hợp với vấn đề an ninh lương thực, ổn định và thích ứng với điều kiện thay đổi của tự nhiên.
    - Sử dụng phương pháp tiếp cận giữa định tính và định lượng kết hợp với mô hình toán để giải quyết vấn đề.
    - Phân tích đánh giá các tác động tích cực/tiêu cực lên các hoạt động trong quy hoạch.



    3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
    - Luận án đã hoàn thiện và bổ sung về phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai. Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch sử dụng đất đai. Đã xây dựng được phương pháp quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất và nước cho vùng ven biển với 03 hợp phần tạo chuỗi liên hoàn trong tiến trình quy hoạch trên cơ sở quy trình quy hoạch theo FAO, 1993.
    - Phương pháp giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có thể đưa ra những định hướng sử dụng đất đai dài hạn, phù hợp với đặc thù của từng vùng. Đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu và các yếu tố rủi ro có thể xảy ra.
    - Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quy hoạch sử dụng đất đai khai thác các kịch bản đáp ứng với mục tiều đề ra trong tương lai một cách phù hợp đối với tỉnh Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung.
     
Đang tải...