Hệ thống giáo dục thường xuyên Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Tô Bá Trượng
    Thư kí đề tài: ThS. Đào Duy Thụ; Thành viên đề tài: ThS. Thái Xuân Đào; ThS. Nguyễn Bích Liên; ThS. Bế Hồng Hạnh; ThS. Nguyễn Công Hinh; GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú; GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải.
    Đơn vị công tác: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
    Tel : 04.37344221 E-mail: [email protected]
    Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2007 đến 6/2009

    Mục tiêu nghiên cứu

    Xác định cơ cấu hệ thống Giáo dục thường xuyên Việt Nam trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.

    Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu làm rõ một số khái niệm có liên quan đề tài.

    - Nghiên cứu bối cảnh thời đại với việc phát triển giáo dục nói chung và GDTX nói riêng.

    - Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương đường lối phát triển giáo dục nói chung và GDTX nói riêng của Đảng và Nhà nước trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.

    - Nghiên cứu các thành tố của cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung và GDTX nói riêng. - Nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với hệ thống GDTX với tư cách là một trong 2 bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân trong xu thế phát triển GDTX trong những năm tới.

    - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn phát triển GDTX trong và ngoài nước.

    - Nghiên cứu hệ thống GDTX của một số nước trong khu vực.

    - Nghiên cứu cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung và GDTX nói riêng của Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay.

    - Đánh giá thực trạng hệ thống GDTX ở Việt Nam hiện nay.

    - Đề xuất cơ cấu hệ thống GDTX trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.

    Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp lý thuyết;
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp chuyên gia;
    - Phương pháp sử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    - Đề tài nghiên cứu làm rõ hệ thống khái niệm có liên quan Giáo dục chính qui (GDCQ), giáo dục không chính qui, giáo dục phi chính qui; Giáo dục người lớn (GDNL Giáo dục ngoài nhà trường (GDNNT)), Giáo dục thường xuyên (Continuing Education), Giáo dục bổ túc, giáo dục cho moi người, hệ thống giáo dục.

    - Nghiên cứu bối cảnh thời đại với sự phát triển hệ thống GDTX; Mục tiêu phát triển hệ thống GDTX ở Việt Nam;

    - Vị trí vai trò của hệ thống GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD);

    - Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương đường lối phát triển giáo dục nói chung và GDTX nói riêng của Đảng và Nhà nước trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.

    2/ Về thực tiễn

    Đề tài đã nghiên cứu GDTX ở một số nước trong khu vực và trên thế giới với tư cách là hệ thống với các thành tố như mục tiêu, chính sách quốc gia trong việc phát triển GDTX, cấp bậc đào tạo, nội dung chương trình và quản lý chỉ đạo.

    Đề tài cũng đã nghiên cứu quá trình phát triển GDTX ở Việt Nam, xem xét nó trên phương diện là hệ thống giáo dục.

    Đề tài đã điều tra, khảo sát thực trạng hệ thống GDTX ở một số tỉnh đại diện cho một số vùng miền trong cả nước, đó là: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Hoà Bình, Kom Tum, Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Tháp và Long An. Từ kết quả điều tra khảo sát, trên cơ sở đã xem xét hệ thống đầy đủ, khách quan và khoa học đề tài đã báo cáo thực trạng và xu thế phát triển hệ thông GDTX trong thời gian hiện tại và tương lai về các thành tố của hệ thống:

    + Mục tiêu;
    + Đối tượng;
    + Cơ cấu đào tạo;
    + Mạng lưới và cơ sở đào tạo;
    + Quản lý chỉ đạo.

    Từ cơ sở lý luận, từ thực tiễn phát triển hệ thống GDTX ở trong nước và quốc tế, từ bối cảnh chung của thời đại về phát triển kinh tế và hội nhập, nhóm đề tài đã xác định hệ thống GDTX Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI:

    - GDTX là một trong hai hệ thống của hệ thống GDQD đó là hệ thống giáo dục chính quy và hệ thống giáo dục thường xuyên.

    - Cơ cấu của hệ thống GDTX gồm hai phân hệ: Phân hệ giáo dục để có bằng cấp chứng chỉ, giúp cho người học có thể tiếp tục học lên các cấp bậc học cao hơn hoặc học nghề đề tìm kiếm việc làm mới và phân hệ giáo dục không cần lấy bằng cấp chứng chỉ giúp cho người học có hiểu biết tốt hơn, rộng hơn, thực hiện kỹ năng sống tốt hơn.

    - Cơ cấu của phân hệ giáo dục có văn bằng chứng chỉ được xác định bằng mục tiêu đào tạo, trình độ đào tạo theo các cấp bậc học (như GDCQ), chương trình đào tạo tương đương với chương trình GDCQ cùng cấp, kiểm tra đánh giá theo chuẩn của chương trình.

    - Cơ cấu mạng lưới và cơ sở đào tạo đa dạng, huy động tất cả các cơ sở giáo dục của GDCQ, của GDTX, của các Ban, Ngành, Đoàn thể, các Nhà văn hóa, Viện bảo tàng, Thư viện, tủ sách chung và gia đình các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng và đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng.

    - Tổ chức quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, quản lý theo ngành (hàng dọc) và theo lãnh thổ (hàng ngang). Phân cấp triệt để về các mặt hành chính, nhân sự, tài chính, chuyên môn đảm bảo chất lượng trong đào tạo.

    3/ Một số khuyến nghị

    Đề xuất cơ cấu hệ thống GDTX trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI: Xác định cơ cấu khung hệ thống GDTX; Xác định cơ cấu các thành tố của hệ thống với quan điểm đầy đủ và tầm nhìn có tính chất chiến lược đối với hệ thống GDTX trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI bằng những biện pháp cụ thể như sau:

    i. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến những chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ về vị trí, vai trò của hệ thống GDTX trong GD&ĐT để thực hiện giáo dục cho mọi người, đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời tiến tới xây dựng XHHT ở Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

    ii. Căn cứ vào Luật Giáo dục năm 2005, xác định hệ thống GDQD bao gồm GDCQ và GDTX. Nhà nước, Bộ GD&ĐT cần có các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với hệ thống GDTX ít nhất cũng như cơ chế chính sách đối với hệ thống GDCQ về nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính), chưa nói là cần được ưu tiên hơn vì nó đáp ứng nhu cầu học tập cho hơn 50 triệu người, tạo được sự chuyển hướng mạnh mẽ trong GD&ĐT, hướng tới sự công bằng trong giáo dục.

    iii. Đảm bảo cho người học trong hệ thống GDCQ hay GDTX đều được bình đẳng trong việc tiếp tục được đào tạo ở các cấp bậc học cao hơn, được bố trí, sắp xếp hay tuyển dụng việc làm khi đạt được bằng cấp như nhau hoặc có được những trình độ học lực bằng nhau.

    iv. Thành lập Ban chỉ đạo phối hợp GDTX từ Trung ương đến địa phương cùng thực hiện những nhiệm vụ chung nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.

    TỪ KHÓA: 1/ Giáo dục thường xuyên; 2/ Giáo dục từ xa ; 3/ Hệ thống giáo dục

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...